Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2018​ (Trang 41 - 44)

Tình hình phát triển kinh tế, dân cư, lao động, việc làm

Huyện Nhà Bè được xác định là phát triển theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nhiên, trong tiến trình đô thị hoá với tốc độ phát triển kinh tế cao, hiện nay kinh tế huyện Nhà Bè đang chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành thương mại, công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn Huyện đã và đang hình thành một số khu đô thị mới và dân cư mới như Khu Làng Đại Học, khu dân cư Cotec, Khu dân cư Vạn Phát Hưng, Khu dân cư SADECO, Khu đô thị The Star Village, Khu đô thị GS Metrocity, Khu đô thị Dragon City, khu dân cư Anh Tuấn... Đồng thời theo quy hoạch nông thôn mới thì quy hoạch chung của xã Hiệp Phước là Khu công nghiệp và đô thị cảng, theo đó đã hình thành Khu công nghiệp và các cảng ở nơi đây.

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 kết quả đạt được như sau [14]: Các ngành đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tổng giá trị sản xuất năm 2018 ước đạt

12.286,71 tỷ đồng, đạt 100,01% so với kế hoạch năm (12.285,90 tỷ đồng) tăng 12,15% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó:

- Giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ: Tổng doanh số ước đạt 11.661,99 tỷ đồng, đạt 100,01% so với kế hoạch năm, tăng 12,51% so với cùng kỳ năm 2017.

- Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng: ước đạt 337,86 tỷ đồng, đạt 100,02% so với kế hoạch năm, tăng 10,56% so với cùng kỳ năm 2017.

- Giá trị sản xuất Nông nghiệp - Thủy sản: ước đạt 286,86 tỷ đồng, đạt 100,01% so với kế hoạch năm và tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2017.

- Dân số huyện Nhà Bè: Theo Niên giám thống kê của huyện năm 2018, dân số trên địa bàn Huyện là 175.3 60 người, mật độ 1.754 người/km2.

- Huyện Nhà Bè đã mở nhiều lớp đào tạo với nhiều ngành nghề ngắn hạn trong đó tập trung công tác đào tạo nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn; duy trì sỉ số đào tạo nghề dài hạn. Trong năm đã giải quyết việc làm cho 6.548 lượt lao động (2.908 lao động nữ), đạt 105,62% so với kế hoạch năm; trong đó có việc làm ổn định trong khu công nghiệp, dịch vụ là 3.437 lượt lao động (1.428 lao động nữ), đạt 114,57% so với kế hoạch năm.

Năm 2018, là năm thứ ba thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững với phương pháp đa chiều và cũng là năm kết thúc chuẩn thu nhập bình quân 21 triệu đồng/người/năm trở xuống đối với hộ nghèo, trên 21 đến 28 triệu đồng/người/năm đối với hộ cận nghèo. Công tác chăm lo, hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Huyện được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời; thực hiện giải ngân nguồn vốn quỹ hỗ trợ giảm nghèo ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội; thực hiện tốt chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và cận nghèo khám chữa bệnh. (nguồn: theo báo cáo số 332/BC-UBND ngày 14/11/2018 về tình hình thực hiện kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2018 và Kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè) [14]

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông

Nhà Bè là 105.729m (trên 17 tuyến – không kể các đường nhỏ và đường trong khu ở có lộ giới nhỏ hơn 12m). Trong đó có 8 tuyến chính hiện hữu vừa sử dụng chức năng đối ngoại, vừa sử dụng chức năng đối nội với tổng chiều dài là 40.969m.

+ Giao thông đường thủy: huyện Nhà Bè có nhiều sông rạch hiện hữu, trong đó một số tuyến sông rạch chính có chức năng giao thông thủy như: sông Nhà Bè, sông Soài Rạp, rạch Ông Lớn, kênh Cây Khô, rạch Đĩa – rạch Dơi – sông Phú Xuân, rạch Ông Lớn 2 – sông Phước Kiển – sông Mương Chuối, rạch Cây Khô, rạch Tôm, rạch Bà Chiêm – Bà Chùa – Lấp Dầu, rạch Dơi – sông Kinh, rạch Giồng – kinh lộ, rạch Đinh – rạch Mương Lớn, rạch vọp.

- Năng lượng

+ Trên địa bàn huyện Nhà Bè có 02 công ty cung cấp điện: Điện lực Tp. HCM và Điệc lực Hiệp Phước, trạm 110kV Hiệp Phước cung cấp điện cho khu công nghiệp Hiệp Phước, còn lại các phụ tải khác trên địa bàn huyện đều được cấp điện từ các trạm 110kV thuộc Công ty Điện lực Tp. HCM ở phía Bắc của huyện (trạm Nhà Bè) và ở Quận 7 (trạm Nam Sài Gòn 1). Lưới trung thế hiện có trên địa bàn huyện được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn 22kV vận hành 15kV.

+ Lưới hạ thế phần lớn đã được cải tạo nâng cấp, lưới hạ thế chủ yếu là đường dây trên không nên không đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.

+ Tỷ lệ hộ đân sử dụng điện trên toàn địa bàn huyện đạt 99,65%. - Giáo dục và đào tạo:

Những năm qua, sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện Nhà Bè đã được chú trọng đầu tư về mọi mặt, đã tạo được sự phát triển khá nhanh cả về số lượng, chất lượng. Toàn huyện có 35 trường, trong đó: 15 trường Mầm non, 12 trường Tiểu học, 06 trường Trung học cơ sở , 02 trường Trung học phổ thông; tổng số có 626 lớp học (trong đó: 134 lớp học Mầm non, 289 lớp học Tiểu học, 149 lớp học Trung học cơ sở, 54 lớp Trung học phổ thông), tổng số giáo viên 985 người (trong đó: giáo viên Mầm non 200 người, giáo viên Tiểu học 394 người, giáo viên Trung học cơ sở 261 người, giáo viên Trung học phổ thông 130 người), tổng số học sinh 22.498 em (trong đó: 4.429 học sinh Mầm non, 10.148 học sinh Tiểu học, 6.040 học sinh Trung học cơ sở, 1.881 học sinh Trung học phổ thông).

- Y tế:

Toàn huyện Nhà Bè có 10 cơ sở y tế, bao gồm: 01 Bệnh viện, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 07 trạm Y tế xã/phường/thị trấn và 01 trung tâm Y tế dự phòng.

- Văn hoá - thể dục thể thao

Diện tích đất văn hóa trên địa bàn huyện Nhà Bè có 25,11 ha, chiếm 0,52% diện tích đất phi nông nghiệp của toàn huyện. Hoạt động văn hóa văn nghệ và truyền thanh: tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, lồng ghép tuyên truyển nhiệm vụ chính trị tại địa phương bằng nhiều hình thức phong phú phục vụ nhân dân như: chiếu phim, ca nhạc, xiếc. Diện tích đất thể dục – thể thao trên địa bàn huyện có 2,33 ha, chiếm 0,05% diện tích đất phi nông nghiệp của toàn huyện. [13]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2018​ (Trang 41 - 44)