Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2018​ (Trang 84)

mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng lập kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện

- Xác định rõ và chính xác hơn nhu cầu sử dụng đất theo từng năm kế hoạch trên cơ sở thu thập đầy đủ thông tin và thực tế khả năng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong từng dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Từ đó xây dựng được các chỉ tiêu sử dụng đất và danh mục các công trình, dự án sẽ thực hiện trong năm kế hoạch có tính khả thi.

- Thực hiện nghiêm quy định của Luật đất đai 2013 tại Khoản 3, Điều 49: “Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích ghi trong kế hoạch sử dụng đất”. Thực tế trong thời gian qua vì một số nguyên nhân (được coi là khách quan, bất khả kháng do khó khăn của các doanh nghiệp) nên năm 2019 UBND Thành phố vẫn đồng ý cho huyện Nhà Bè tiếp tục triển khai các dự án từ năm 2015, 2016 “ Đối với 37 dự án đang thực hiện chuyển đổi

mục đích theo kế hoạch từ 2016, Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận gia hạn thời gian thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm và báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố nghị quyết gia hạn thời gian thu hồi đất đến ngày 30 tháng 9 năm 2019” (nguồn: Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất huyện Nhà Bè năm 2019). Thực tế việc nới lỏng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều dự án chuyển đổi đất nông nghiệp của năm trước chuyển tiếp sang năm sau và tồn đọng kéo dài.

- Thực hiện tốt việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về kế hoạch sử dụng đất của huyện được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.

3.2.2 Giải pháp về vốn đầu tư, tiếp tục cải cách hành chính trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, các cấp, các ngành ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các công trình dự án, khắc phục tình trạng “quy hoạch, kế hoạch treo”. Thành phố và UBND huyện Nhà Bè cần có kế hoạch sắp xếp ưu tiên đầu tư thực hiện những dự án, công trình trọng điểm, các công trình về cơ sở hạ tầng, nhà ở tái định cư phải được đầu tư trước một bước, kế hoạch phát triển giao thông phải đầu tư tập trung và gắn với phát triển đô thị hoá.

- Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để huy động vốn; ngoài nguồn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, Thành phố và UBND huyện Nhà Bè cần có các giải pháp cụ thể để huy động có hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển như: Tăng cường các giải pháp huy động vốn đầu tư từ nguồn vốn ODA, nguồn vốn từ các doanh nghiệp, nguồn tín dụng, liên doanh, liên kết với bên ngoài, nguồn vốn trong dân cư, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ; lựa chọn nhà đầu tư có kinh nghiệm và đủ năng lực tài chính.

- Sử dụng nguồn lực từ quỹ phát triển đất như thực hiện công tác đấu giá đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với các khu vực đất có lợi thế nhằm tăng nguồn thu ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội.

- Rà soát và tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, doanh nghiệp theo hướng loại bỏ một số thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian, nâng cao trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước cũng như ý thức phục vụ của các công chức, cải thiện quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Tăng cường áp dụng thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước và Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ về việc quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước.

3.2.3 Giải pháp về đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, GPMB, hỗ trợ chuyển đổi nghề tại các dự án chuyển đổi đất nông nghiệp nghề tại các dự án chuyển đổi đất nông nghiệp

- Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác GPMB, tập trung chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại trong công tác GPMB đối với các dự án Huyện đang triển khai, thực hiện trên địa bàn; đồng thời tập trung chỉ đạo công tác GPMB đối với các dự án mới đảm bảo cho các dự án triển khai đúng kế hoạch, đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ và đúng pháp luật. Tăng cường tuyên truyền hướng dẫn pháp luật, phổ biến chính sách có liên quan đến công tác GPMB cho nhân dân. Thực hiện công khai, dân chủ, công bằng đồng thời phải kiên quyết thực hiện biện pháp hành chính, cưỡng chế thu hồi đất đối với các trường hợp cố tình dây dưa, chống đối không bàn giao mặt bằng theo quy định.

- Huyện Nhà Bè cần phải nghiên cứu tình hình sử dụng đất trên địa bàn, tham mưu xây dựng cho UBND Thành phố chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp sao cho đúng quy định, giá bồi thường phù hợp thực tế thị trường và phù hợp

với đặc thù, hướng phát triển của địa phương trong thời gian tới. Đối với những hộ mất toàn bộ đất nông nghiệp nên xem xét phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm bằng đất sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại khu vực thuận lợi về vị trí để tạo điều kiện cho người dân có việc làm, thu thập ổn định sau chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp. Ưu tiên cho những hộ dân trong vùng dự án là những người lao động nông nghiệp thuần túy, nay đã hết tuổi lao động do thực hiện dự án Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển nơi ở mới và mất hết tư liệu sản xuất.

Để hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp:

+ Phát triển các trung tâm thương mại – dịch vụ gắn với phát triển các khu đô thị mới trong những năm tới; Mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho dân cư để tạo nhiều việc làm trong lĩnh vực này.

+ Có chính sách cho vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế với người lao động lớn tuổi, lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, du lịch, thương mại…

+ Có chính sách hỗ trợ khuyến khích, đào tạo người lao động tích cực tham gia vào các lớp ứng dụng công nghệ mới.

+ Chính quyền địa phương kết hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí hoặc chi phí thấp cho lao động tuổi 35 trở lên để giúp họ tạo việc làm trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

- Chính quyền huyện, xã cần chủ động định hướng cho người dân sử dụng tiền bồi thường một cách có hiệu quả theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

3.2.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường

- Tăng cường quản lý việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp, điểm công nghiệp; xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm, tạm đình chỉ hoặc cấm hoạt động đối với doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng; công khai thông tin các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Việc xây dựng các nhà máy, dự án trong khu, cụm công nghiệp chỉ được tiến hành sau khi khu, cụm công nghiệp đã hoàn thành Nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định nhằm đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ các nhà máy.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn Huyện; nâng cao chất lượng các dịch vụ đô thị như: vận chuyển rác thải, cấp nước sạch, cấp điện, chăm sóc bảo trì cây xanh, đèn đường. Quan tâm xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm nguồn nước, không khí tại các Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, ...

- Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng các hoạt động đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là ở khâu thẩm định đối với các dự án. Tăng cường kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bảo đảm các dự án trước khi đi vào hoạt động phải được xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, học viên rút ra một số kết luận sau:

1. Huyện Nhà Bè là huyện có tốc độ đô thị hóa khá nhanh trong giai đoạn 2010 – 2018. Lĩnh vực Thương mại – dịch vụ đã tăng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế từ 82,12% năm 2010 lên 92,94% năm 2015 và tăng dần trong các năm từ 2016 đến 2018. Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch khá rõ và hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển hạ tầng xã hội dẫn đến nhu cầu chuyển đổi một diện tích khá lớn đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp. Trong giai đoạn 2010 - 2018 trên địa bàn huyện Nhà Bè đã và đang thực hiện trên 120 dự án chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

2. Chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đáp ứng cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu xã hội trên địa bàn huyện. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy giai đoạn 2010 - 2018 trên địa bàn huyện Nhà Bè đã có 440,05 ha đất nông nghiệp đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sang các mục đích phi nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đạt thấp so với kế hoạch đặt ra, cụ thể giai đoạn 2010 – 2015 chuyển đổi xong 153,51 ha, đạt 11% so với kế hoạch đặt ra, giai đoạn 2016 – 2018 chuyển đổi xong 286,54 ha, chỉ đạt 7,5% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng lập kế hoạch sử dụng đất còn chưa cao, chưa sát với khả năng thực tế, khó khăn trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, nguồn vốn thực hiện các công trình dự án còn hạn chế.

3. Kết quả điều tra xã hội học tại hai dự án nghiện cứu trên địa bàn huyện (dự án xây dựng KCN Hiệp Phước giai đoạn 2 và dự án tạo mặt bằng xây dựng khu đô thị tại xã Phước Kiển – Nhơn Đức) cho thấy bên cạnh những tác động tích cực trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng còn những tác động tiêu cực đến điều kiện sống của người dân như một bộ phận người dân không có việc làm, vấn đề ô

nhiễm môi trường. Việc sở hữu tiền bồi thường, hỗ trợ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các nhu cầu vật chất, văn hoá tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, một số hộ sử dụng phần lớn số tiền bồi thường cho mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng cho gia đình… ít đầu tư cho sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề. Việc sử dụng tiền bồi thường như vậy sẽ tiềm ẩn những điều bất ổn về thu nhập, điều kiện sống khi những vấn đề xã hội nảy sinh, khi nếp sống hiện tại không phù hợp với khả năng tài chính của họ. Điều này dẫn đến đời sống và việc làm của người dân chưa được đảm bảo ổn định và phát triển bền vững.

4. Từ thực trạng công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp gồm: nâng cao chất lượng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất; giải pháp về vốn đầu tư; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, GPMB, làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp; chú trọng việc đào tạo, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất; tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường.

2. KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong những năm tới, học viên đề xuất một số kiến nghị sau:

- UBND thành phố Hồ Chí Minh cần có giải pháp đảm bảo nguồn vốn và giao vốn hàng năm cho các công trình dự án thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đúng theo kế hoạch để giải quyết cơ bản tình trạng chậm tiến độ cấp kinh phí thực hiện các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

- UBND thành phố Hồ Chí Minh cần đồng hành với UBND huyện Nhà Bè để có những chỉ đạo và quản lý chặt chẽ, nghiệm ngặt đánh giá đúng thực trạng của địa phương tránh tình trạng đề xuất kế hoạch sử dụng đất tràn lan thiếu khả thi, giảm bớt tình trạng tồn đọng các công trình dự án luân chuyển qua các năm. Kiên quyết xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích.

- Các cơ quan chức năng cần có điều tra, thăm dò tâm lý, nguyện vọng của người nông dân trước khi tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Cần có

những nghiên cứu sâu hơn về những biến đổi trong tâm lý xã hội về vấn đề lao động, việc làm, sự thích ứng của người dân khi chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2018​ (Trang 84)