Giải pháp về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2018​ (Trang 87 - 97)

- Tăng cường quản lý việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp, điểm công nghiệp; xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm, tạm đình chỉ hoặc cấm hoạt động đối với doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng; công khai thông tin các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Việc xây dựng các nhà máy, dự án trong khu, cụm công nghiệp chỉ được tiến hành sau khi khu, cụm công nghiệp đã hoàn thành Nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định nhằm đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ các nhà máy.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn Huyện; nâng cao chất lượng các dịch vụ đô thị như: vận chuyển rác thải, cấp nước sạch, cấp điện, chăm sóc bảo trì cây xanh, đèn đường. Quan tâm xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm nguồn nước, không khí tại các Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, ...

- Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng các hoạt động đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là ở khâu thẩm định đối với các dự án. Tăng cường kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bảo đảm các dự án trước khi đi vào hoạt động phải được xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, học viên rút ra một số kết luận sau:

1. Huyện Nhà Bè là huyện có tốc độ đô thị hóa khá nhanh trong giai đoạn 2010 – 2018. Lĩnh vực Thương mại – dịch vụ đã tăng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế từ 82,12% năm 2010 lên 92,94% năm 2015 và tăng dần trong các năm từ 2016 đến 2018. Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch khá rõ và hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển hạ tầng xã hội dẫn đến nhu cầu chuyển đổi một diện tích khá lớn đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp. Trong giai đoạn 2010 - 2018 trên địa bàn huyện Nhà Bè đã và đang thực hiện trên 120 dự án chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

2. Chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đáp ứng cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu xã hội trên địa bàn huyện. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy giai đoạn 2010 - 2018 trên địa bàn huyện Nhà Bè đã có 440,05 ha đất nông nghiệp đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sang các mục đích phi nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đạt thấp so với kế hoạch đặt ra, cụ thể giai đoạn 2010 – 2015 chuyển đổi xong 153,51 ha, đạt 11% so với kế hoạch đặt ra, giai đoạn 2016 – 2018 chuyển đổi xong 286,54 ha, chỉ đạt 7,5% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng lập kế hoạch sử dụng đất còn chưa cao, chưa sát với khả năng thực tế, khó khăn trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, nguồn vốn thực hiện các công trình dự án còn hạn chế.

3. Kết quả điều tra xã hội học tại hai dự án nghiện cứu trên địa bàn huyện (dự án xây dựng KCN Hiệp Phước giai đoạn 2 và dự án tạo mặt bằng xây dựng khu đô thị tại xã Phước Kiển – Nhơn Đức) cho thấy bên cạnh những tác động tích cực trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng còn những tác động tiêu cực đến điều kiện sống của người dân như một bộ phận người dân không có việc làm, vấn đề ô

nhiễm môi trường. Việc sở hữu tiền bồi thường, hỗ trợ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các nhu cầu vật chất, văn hoá tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, một số hộ sử dụng phần lớn số tiền bồi thường cho mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng cho gia đình… ít đầu tư cho sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề. Việc sử dụng tiền bồi thường như vậy sẽ tiềm ẩn những điều bất ổn về thu nhập, điều kiện sống khi những vấn đề xã hội nảy sinh, khi nếp sống hiện tại không phù hợp với khả năng tài chính của họ. Điều này dẫn đến đời sống và việc làm của người dân chưa được đảm bảo ổn định và phát triển bền vững.

4. Từ thực trạng công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp gồm: nâng cao chất lượng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất; giải pháp về vốn đầu tư; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, GPMB, làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp; chú trọng việc đào tạo, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất; tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường.

2. KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong những năm tới, học viên đề xuất một số kiến nghị sau:

- UBND thành phố Hồ Chí Minh cần có giải pháp đảm bảo nguồn vốn và giao vốn hàng năm cho các công trình dự án thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đúng theo kế hoạch để giải quyết cơ bản tình trạng chậm tiến độ cấp kinh phí thực hiện các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

- UBND thành phố Hồ Chí Minh cần đồng hành với UBND huyện Nhà Bè để có những chỉ đạo và quản lý chặt chẽ, nghiệm ngặt đánh giá đúng thực trạng của địa phương tránh tình trạng đề xuất kế hoạch sử dụng đất tràn lan thiếu khả thi, giảm bớt tình trạng tồn đọng các công trình dự án luân chuyển qua các năm. Kiên quyết xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích.

- Các cơ quan chức năng cần có điều tra, thăm dò tâm lý, nguyện vọng của người nông dân trước khi tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Cần có

những nghiên cứu sâu hơn về những biến đổi trong tâm lý xã hội về vấn đề lao động, việc làm, sự thích ứng của người dân khi chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp.

- Chính quyền địa phương cần có định hướng cho người dân sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ trong các dự án chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp một cách hiệu quả đồng thời cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong vận động, hướng dẫn người dân tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, Hà Nội.

2. Chính phủ (1993), Nghị định số 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

3. Chính phủ (1994), Nghị định số 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị.

4. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ: Về thi hành luật đất đai.

5. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ: Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

6. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.

7. Đặng Kim Sơn, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2011). Chính sách đất đai cho phát triển tại Việt Nam: cơ hội hay thách thức?. Viện chính sách và chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam.

8. .FAO (1993). Guidelines for land use planning (bản dịch tiếng Việt). 9. Quốc hội (2003), Luật đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, chủ biên, Hà Nội. 10. Quốc hội (2013), Luật đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, chủ biên, Hà Nội. 11. Tôn Gia Huyên (2008). Chính sách pháp luật đất đai với sử dụng đất bền vững, hiệu quả. Kỷ yếu Hội thảo khoa học sử dụng đất nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Hội Khoa học đất Việt Nam. Hà Nội.

12. UBND huyện Nhà Bè (2011), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Nhà Bè 2010 - 2020, huyện Nhà Bè.

13. UBND huyện Nhà Bè (2017), Báo cáo thuyết minh điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Nhà Bè đến 2020, huyện Nhà Bè.

14. UBND huyện Nhà Bè, Các cáo cáo về tình hình thực hiện và Kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội các năm 2010, 2015, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

15. UBND huyện Nhà Bè (2018). Báo cáo công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện

16. UBND huyện Nhà Bè (2016). Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất huyện Nhà Bè năm 2016

17. UBND huyện Nhà Bè (2017). Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất huyện Nhà Bè năm 2017

18. UBND huyện Nhà Bè (2018). Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất huyện Nhà Bè năm 2018

19. UBND huyện Nhà Bè (2018). Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất huyện Nhà Bè năm 2019

20. UBND huyện Nhà Bè – Ban Bồi thường GPMB (2016), Báo cáo kết quả thực hiện công tác BT, GPMB dự án tạo quỹ đất xây dựng khu đô thị mới xã Phước Kiển - Nhơn Đức, huyện Nhà Bè.

21. UBND huyện Nhà Bè – Ban Bồi thường GPMB (2018), Báo cáo kết quả thực hiện công tác BT, GPMB dự án xây dựng Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 2)

22. UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) thành phố Hồ Chí Minh.

Internet:

23. Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến, đô thị hóa ở Việt Nam, http://www.vjol.info.

24. Bách khoa toàn thư, đô thị hóa, http://vi.wikipdia.org 25.TS Vương Cường (2008), đô thị hóa, một số quan niệm, http://cuongdlna.vnweblogs.com/post/3146/85471.

26.Tổng quan phát triển đô thị Việt Nam,

http://cem.gov.vn/Portals/0/quynh/2017/BC_SOE_2016/2.%20Chuong%201.pdf?ver= 2019-07-25-160147-573

PHIẾU ĐIỀU TRA

(hộ gia đình, cá nhân bị thu hôi đất tại

dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp)

Họ tên chủ hộ: ... Địa chỉ: ...

NỘI DUNG ĐIỀU TRA I. Loại đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi:

- Gia đình ông (bà) bị thu hồi loại đất nào với diện tích là bao nhiêu?

STT Loại đất Diện tích bị thu hồi (m2) Diện tích còn lại (m2) Hiện trạng sử dụng diện tích còn lại

1 Đất sản xuất nông nghiệp 2 Đất khác (nuôi trồng thủy sản,

nông nghiệp khác)

II. Mức giá bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất: 1- Bồi thường về đất:

- Gia đình ông (bà) được bồi thường đất nông nghiệp với mức giá:... đồng/m2.

- Theo ông (bà) giá bồi thường về đất nông nghiệp đã hợp lý chưa?

Hợp lý Chưa hợp lý

2- Bồi thường, hỗ trợ về tài sản, cây cối hoa màu trên đất:

Theo ông (bà) giá bồi thường, hỗ trợ đã hợp lý chưa?

Hợp lý Chưa hợp lý

III. Các chính sách hỗ trợ:

- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:

Có: Không:

+ Tổng số tiền gia đình ông (bà) được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất (nếu có) là:………đồng

+ Mức hỗ trợ đó đã hợp lý chưa?

Hợp lý: Chưa hợp lý:

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm:

Có: Không:

+ Tổng số tiền gia đình ông (bà) được hỗ trợ chuyển đồi nghề nghiệp và tạo việc làm (nếu có) là:………đồng

+ Mức hỗ trợ đó đã hợp lý chưa?

Hợp lý: Chưa hợp lý:

+ Gia đình ông (bà) có tham gia học nghề tại các cơ sở đào tạo không?

Có: Không:

+ Sau khi tham gia học nghề tại các cơ sở đào tạo gia đình ông (bà) đã tìm được việc làm phù hợp không?

Có phù hợp: Không phù hợp: Chưa tìm được việc:

IV. Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ?

- Gia đình ông (bà) sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ vào các mục đích như thế nào?

Tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ từ thu hồi đất nông nghiệp: ... đồng

STT Mục đích sử dụng Số tiền (đồng)

1 Đầu tư cho sản xuất, kinh doanh 2 Cho lao động học nghề

3 Cho con cái học hành 4 Mua sắm tài sản

5 Gửi tiết kiệm tại ngân hàng 6 Xây, sửa nhà

7 Chia cho con cái 8 Đầu tư khác

V. Tình hình việc làm của hộ dân trước và sau thu hồi đất

STT Chỉ tiêu điều tra Trước khi thu hồi (người) Sau khi thu hồi (người)

Tổng số khẩu của hộ

1 - Số người trong độ tuổi từ 18 – 60 2 - Lao động nông nghiệp

3 - Tiểu thương, buôn bán 4 - Nhân viên công ty, xí nghiệp 5 -Cán bộ công chức, viên chức 6 - Lao động phổ thông và tự do 7 - Không đi làm và thất nghiệp

V. Tình hình thu nhập của hộ dân trước và sau thu hồi đất tại dự án

STT Chỉ tiêu Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất

1 Tổng số nhân khẩu

2 Tổng thu nhập của hộ/năm

VI. Một số đánh giá tác động khác của dự án chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp

Chỉ tiêu Tốt hơn Như cũ Kém

hơn

a. Về thu nhập của hộ trước và sau khi thu hồi đất b.Điều kiện cơ sở hạ tầng, cảnh quan trước và sau khi thu hồi đất

c. Điều kiện sinh hoạt văn hóa, cộng đồng trước và sau khi thu hồi đất

d. Quan hệ trong nội bộ gia trước và sau khi thu hồi đất e. Tình hình trật tự an ninh xã hội trước và sau khi thu hồi đất trên địa bàn

g. Chất lượng môi trường trước và sau khi thu hồi đất

VII. Một số đánh giá khác về dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

- Thông tin quy hoạch của dự án có được công khai không?

Có Không

- Theo ông (bà) Hội đồng bồi thường GPMB của dự án đã thực hiện công tác BT, GPMB có công bằng, dân chủ và công khai không?

Có Không

- Ông bà có hài lòng với việc thực hiện dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông

nghiệp này tại địa phương hay không?

Có Không

Nếu không hài lòng nói rõ lý do...

* Ông (bà) có ý kiến hay tâm tư, nguyện vọng gì về thực tế chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn?

... ...

Người điều tra

Nhà Bè, ngày .... tháng .... năm 2019

Chủ hộ/Người trả lời phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2018​ (Trang 87 - 97)