Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2018​ (Trang 67)

2.4.1 Dự án: Xây dựng khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 2) tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (dự án 1)

2.4.1.1 Khái quát chung về dự án:

Tên dự án: Xây dựng Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 2) tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần khu công nghiệp Hiệp Phước (Công ty con của Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận).

Quy mô và hiện trạng dự án:

- Vị trí khu đất thu hồi: Ấp 1 và Ấp 2 xã Hiệp Phước. - Diện tích đất thu hồi: 513,17ha. Trong đó:

+ Diện tích thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định: 140,7 ha.

+ Diện tích Công ty đã tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng xong từ các hộ dân tại dự án (theo Công văn số 6844/UBND-ĐT ngày 19 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh): 332,7 ha.

- Tổng số hộ bị ảnh hưởng: 370 hộ dân. - Về tái định cư:

+ Số hộ dân thuộc diện được bố trí tái định cư của dự án: 73 hộ dân với tổng diện tích khoảng 20.900 m2.

+ Khu đất phục vụ tái định cư: Khu dân cư Hiệp Phước 1, thuộc Khu đô thị Cảng Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hiện trạng sử dụng đất tại dự án:

+ Đất nông nghiệp: 1.360.157,8m2 (trong đó đất trồng cây hàng năm 307.713,9m2 ; đất trồng cây lâu năm 1.052.443,9m2)

+ Đất ở: 34858,1m2.

+ Đấtphi nông nghiệp khác: 3.806,1 m2.

+ Đối tượng sử dụng đất: hộ gia đình, cá nhân (trong đó, có 73 hộ sử dụng đất ở và đất phi nông nghiệp khác, 297 hộ sử dụng đất nông nghiệp).

*Căn cứ pháp lý để thực hiện dự án: Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 28/5/2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2, tại xã Hiệp Phước số 141/PABT-HĐBT ngày 25/10/2011 đã được Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè phê duyệt tại Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 08/12/2011.

* Công tác xác lập hồ sơ thu hồi đất, bồi thường và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ:

Đến nay, Ủy ban nhân dân Huyện Nhà Bè đã ban hành Quyết định thu hồi đất và Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 370/370 hồ sơ, đạt 100% với số tiền 466,40 tỷ đồng.

Qua tiếp xúc hiệp thương người dân chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ là 20 hộ, Ban Bồi thường đã lập thủ tục gửi tiền vào ngân hàng theo quy định. Nhìn chung số hộ dân chưa đồng ý nhận tiền bồi thường là các hộ có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng trong dự án nhưng không phải là người dân cư trú tại xã Hiệp Phước, hiện trạng có nhà ở nhưng không đủ điều kiện bồi thường đất ở, một số hộ sử dụng đất nông nghiệp không đủ điều kiện xét chuyển đổi nghề nghiệp và không hỗ trợ sản suất theo quy định ( nguồn: Ban bồi thường, GPMB huyện Nhà Bè [19]).

2.4.1.2 Ý kiến đánh giá của người dân bị thu hồi đất về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại dự án

Để nghiên cứu ý kiến đánh giá của người dân về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống việc làm của họ, học viên đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 50 hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp tại Dự án trên địa bàn xã Hiệp Phước, số phiếu thu về là 46 phiếu.

Kết quả điều tra cho thấy, các khoản bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân từ việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện dự án nghiên cứu đều được chi trả bằng tiền mặt. Do vậy, sau khi bị thu hồi đất thì các hộ gia đình, cá nhân không còn hoặc còn rất ít diện tích đất nông nghiệp để sản xuất. Mặc dù, họ được nhận một khoản tiền khá lớn nhưng để đảm bảo cho cuộc sống trong tương lai thì số tiền này phải được sử dụng một cách hợp lý như: đầu tư học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp; đầu tư máy móc hiện đại, giống cây trồng có năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất còn lại; đầu tư sản xuất kinh doanh... Nếu sử dụng khoản tiền này một cách lãng phí hoặc chỉ sống nhờ vào nó mà không có định hướng chuyển đổi ngành nghề thì trong tương lai họ sẽ lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn.

Kết quả điều tra phỏng vấn (bảng 2.11) cho thấy số tiền bồi thường, hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu được sử dụng vào xây dựng, sửa chữa lại nhà cửa (47,8%), chi tiền cho con cái học hành (34,7%), chia cho con cái (41,3%), gửi tiết kiệm (26,1%) và mua sắm trang, thiết bị sinh hoạt cho gia đình

(13%). Việc đầu tư cho sản xuất, kinh doanh có tỷ lệ không cao 15,2% và có rất ít hộ sử dụng tiền cho việc học nghề (6,5%).

Bảng 2.11: Tổng hợp tình hình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp của các hộ điều tra tại dự án 1

Các hình thức sử dụng tiền BT Tỷ lệ (%) 1. Đầu tư cho sản xuất, kinh doanh 15,2

2. Cho lao động học nghề 6,5

3. Cho con cái học hành 34,7

4. Mua sắm tài sản 13,0

5. Gửi tiết kiệm tại ngân hàng 26,1

6. Xây, sửa nhà 47,8

7. Chia cho con cái 41,3

8. Đầu tư khác (mua đất ở, đất NN) 10,8

Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra của đề tài năm 2019

Về việc làm của người lao động trước và sau khi thực hiện dự án có sự phân hóa rõ nét. Trước thu hồi đất có đến 36,7% số hộ là lao động NN, sau thu hồi đất con số này giảm xuống hơn một nữa, chỉ còn 16%. Đây là kết quả tất yếu của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp (bảng 2.12).

Bảng 2.12: So sánh tình hình lao động, việc làm của các hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất

STT Chỉ tiêu điều tra

Trước thu hồi Sau thu hồi Tổng số Tỷ lệ(%) Tổng số Tỷ lệ(%)

1 Lao động nông nghiệp 41 36,7 18 16 2 Tiểu thương, buôn bán 23 20,5 26 23,3 3 Nhân viên công ty, xí nghiệp 15 13,4 19 16,9 4 Cán bộ công chức, viên chức 9 8,0 7 6,3 5 Lao động phổ thông và tự do 18 16 27 24,1 6 Không đi làm và thất nghiệp 6 5,4 15 13,4

Tổng số 112 100 112 100

Tình hình việc làm sau thu hồi đất đã xuất hiện xu hướng chuyển đổi ngành nghề, đó là từ lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề khác. Tuy nhiên, vấn đề đáng báo động ở đây là một phần lao động nông nghiệp không thể chuyển đổi ngành nghề đã trở thành những người thất nghiệp và không đi làm, con số này tăng từ 5,4% trước thu hồi đất lên 13.4% sau thu hồi đất.

Về thu nhập của hộ trước và sau khi thực hiện dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp qua số liệu thống kê phiếu điều tra cho thấy 54% số hộ có tổng thu nhập sau khi thu hồi đất cao hơn so với trước khi thu hồi, 32% cho là hầu như không thay đổi, còn 14% có tổng thu nhập thấp hơn. Nguyên nhân chính gây giảm thu nhập là mất đất canh tác, không còn sức lao động và không có việc làm.

Về ý kiến đánh giá của người dân về điều kiện cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội, môi trường khi thực hiện dự án tại xã Hiệp Phước được tổng hợp tại bảng 2.13

Bảng 2.13. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về điều kiện cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội, môi trường khi thực hiện dự án tại xã Hiệp Phước

Đơn vị tính: số phiếu và %

Chỉ tiêu

Tốt hơn Như cũ Kém hơn

Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ

Điều kiện cơ sở hạ tầng, cảnh quan

trước và sau khi thu hồi đất 25 54,3 10 21,7 11 24 Điều kiện sinh hoạt văn hóa, cộng đồng

trước và sau khi thu hồi đất 26 56,5 14 30,4 6 13,1 Quan hệ trong nội bộ gia đình trước và

sau khi thu hồi đất 23 50 13 28,2 10 21,8 Tình hình trật tự an ninh xã hội trước

và sau khi thu hồi đất trên địa bàn 24 52,2 14 30,4 8 17,4 Chất lượng môi trường trước và sau khi

thu hồi đất 16 34,8 17 36,9 13 28,3

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2019

Kết quả điều tra phỏng vấn các hộ cho thấy mặc dù dự án xây dựng KCN Hiệp Phước tạo điều kiện thay đổi về cơ sở hạ tầng giao thông tốt hơn so với trước đây nhưng vẫn có 24% số hộ cho rằng điều kiện cơ sở hạ tầng kém hơn, do các hộ này cho

rằng hệ thống cấp nước và cấp điện còn kém chất lượng. Về điều kiện sinh hoạt văn hóa cộng đồng và quan hệ nội bộ gia đình cho thấy vẫn còn khoảng từ 13,1 -21,8% cho rằng kém hơn. Chiều hướng quan hệ nội bộ gia đình xấu đi thường xuất phát từ khoản tiền bồi thường, hỗ trợ như: phân chia không đều dẫn đến tranh cãi, xung đột giữa chính những người thân trong gia đình với nhau hoặc từ việc sử dụng khoản tiền đó không hợp lý dẫn đến cuộc sống lâu dài không ổn định, khó khăn, thiếu thốn dẫn đến xảy ra mâu thuẫn trong gia đình. Đối với tình hình an ninh trật tự thì 52,2% ý kiến đánh giá cho rằng tốt lên nhưng có 17,4% cho rằng kém hơn. Việc thu hồi đất nông nghiệp có tác động đến sinh hoạt hàng này của người nông dân và gây ra một số hiện tượng tiêu cực ở một số bộ phận dân cư của dân cư trên địa bàn xã. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy số người có những biểu hiện tiêu cực và các tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc tăng lên.

Đối với chất lượng môi trường, theo đánh giá của người dân (Bảng 2.13) thì 34,8% cho rằng môi trường sống tốt hơn trước. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh môi trường theo một số hộ cho là kém, tình hình rác thải vô ý tràn lan, tình trạng khói bụi ngày càng tăng không tương xứng với một khu vực đô thị hóa đang phát triển, có 28,3% đánh giá chất lượng môi trường còn kém. Nguyên nhân làm cho người dân cảm nhận môi trường sống sau thu hồi đất xấu hơn trước là các vấn đề rác, nước, khí thải gây ô nhiễm môi trường, ý thức của người dân về giữ vệ sinh chung môi trường xung quanh còn kém và việc quản lý về công tác môi trường chưa được tốt.

Về câu hỏi đánh giá chung: Ông bà có hài lòng với việc thực hiện dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp này tại địa phương hay không? Kết quả thống kê cho thấy trong tổng số 46 phiếu điều tra có 34 hộ đánh giá hài lòng, số hộ đánh giá chưa hài lòng là 12 hộ chiếm 26%. Các hộ hài lòng cho rằng dự án mang lại lợi ích cho sự phát triển công nghiệp, dịch vụ của địa phương và mức bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp họ chấp nhận được. Những hộ không hài lòng có ý kiến chủ yếu về giá đất bồi thường, mức bồi thường về cây trồng, vật nuôi còn thấp so với thực tế; Nhà nước và chính quyền địa phương chưa hỗ trợ nhiều trong giải quyết việc làm cho những hộ bị mất đất sản xuất nông nghiệp.

2.4.2 Dự án: Tạo mặt bằng để xây dựng khu đô thị mới xã Phước Kiển – Nhơn Đức (Dự án 2)

2.4.2.1 Khái quát chung về dự án:

Tên dự án: Dự án Tạo mặt bằng để xây dựng Khu đô thị mới xã Phước Kiển – Nhơn Đức

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV GS phát triển Nhà Bè

Dự án có: Tổng diện tích thu hồi là 325, 8520 ha, với tổng số 898 hộ gồm: Diện tích đất phải bồi thường: 255,43 ha, trong đó diện tích đất ở: 9,9079 ha với 349 hộ, diện tích đất nông nghiệp: 245,5221 ha; diện tích đất sông, rạch: 57,77 ha; diện tích đường: 12,61 ha.

*Căn cứ pháp lý để thực hiện dự án: Dự án tạo quỹ đất xây dựng Khu đô thị mới xã Phước Kiển - Nhơn Đức, huyện Nhà Bè được thực hiện theo Phương án bồi thường số 78/PABT ngày 12 tháng 12 năm 2007 về việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè phê duyệt tại Quyết định 764/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2007 và Phương án bổ sung số 92/PABT ngày 03 tháng 07 năm 2008 được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè phê duyệt tại Quyết định 574/QĐ-UBND ngày 11 tháng 07 năm 2008. Tuy nhiên do khó khăn về vốn nên công tác BTHT, TĐC của dự án tập trung thực hiện từ 2013 đến cuối năm 2015. Tổng kinh phí bồi thường dự án là: 4.533.751.529.000 đồng (Theo Quyết định số 1162/QĐ-STC-BVG ngày 31/01/2013 của Sở Tài chính).

* Tiến độ thu hồi đất, GPMB của Dự án

Xã Phước Kiển:

- Công tác kiểm kê:

+ Tổng số hộ đã kiểm kê đo vẽ 505/505 hộ đạt tỷ lệ 100%.

+ Tổng diện tích kiểm kê: 164,0041 ha/164, 0041 ha đạt tỷ lệ 100%. - Công tác chi trả bồi thường:

+ Tổng số chi trả: 471 hộ, số tiền: 1.306,597 tỷ đồng, diện tích: 160, 1976 ha + Gửi ngân hàng: 10 hộ, số tiền: 26,65 đồng

+ Số hộ còn lại: 24 hộ; diện tích 1,16 ha (trong đó có 20 hộ đã ban hành quyết định bồi thường nhưng chưa có kinh phí chi trả và 04 hộ chưa ban hành ban hành quyết định bồi thường).

Xã Nhơn Đức:

- Công tác kiểm kê:

+ Tổng số hộ đã kiểm kê: 325/325 hộ, tỷ lệ 100%

+ Tổng diện tích kiểm kê: 101,8583 ha (trong đó có 1,1 ha bị sạt lở, tỷ lệ 100%) - Công tác chi trả bồi thường:

+ Tổng số chi trả: 295hộ với số tiền: 882,384 tỷ đồng, diện tích: 90ha + Chi tạm ứng: 08 hộ, số tiền: 33,4 tỷ đồng.

+ Chi trả mồ mã số tiền: 4,3 tỷ đồng.

+ Gửi ngân hàng: 03hộ, số tiền: 1,52 tỷ đồng, diện tích: 0, 448 ha.

+ Số hộ còn lại: 27 hộ; diện tích 11, 41 ha (trong đó: có 19 hộ đã ban hành quyết định bồi thường nhưng chưa có kinh phí chi trả và 8 hộ chưa ban hành quyết định bồi thường)

Song song với việc triển khai công tác bồi thường, đến hết năm 2015 Ban bồi thường, GPMB đã bàn giao toàn bộ mặt bằng cho Chủ đầu tư 08 đợt, diện tích đã bàn giao là: 347,5734 ha/325, 8250 ha (diện tích bàn giao lớn hơn là do có 21,748 ha đất thuộc quỹ đất 75m dọc dường Nguyễn Hữu Thọ) ( nguồn: Ban bồi thường, GPMB huyện Nhà Bè [18]).

2.4.2.2 Ý kiến đánh giá của người dân bị thu hồi đất về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại dự án

Để nghiên cứu ý kiến đánh giá của người dân về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống việc làm, học viên đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 50 hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp tại Dự án, cụ thể tại xã Phước Kiển phát 25 phiếu, tại xã Nhơn Đức 25 phiếu, số phiếu thu về là 50 phiếu đạt 100%.

Kết quả điều tra cho thấy, các khoản bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân từ việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện dự án nghiên cứu đều được chi trả bằng tiền mặt. Tổng hợp tình hình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp của các hộ điều tra tại dự án trình bày tại bảng 2.14.

Bảng 2.14: Tổng hợp tình hình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp của các hộ điều tra tại dự án 2

Các hình thức sử dụng tiền BT Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2018​ (Trang 67)