Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dệt may

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp thành phố đà nẵng trong thời gian tới (Trang 51 - 59)

c/ Mục tiêu phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng đến

2.3.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dệt may

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dệt may

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may của thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 là 180-200 triệu USD, chiếm 25% giá trị xuất khẩu công nghiệp thành phố. Đồng thời giành được thế chủ động trong cạnh tranh khi hội nhập quốc tế, dệt may Đà Nẵng cần phải nghiên cứu, đánh giá khả năng cạnh tranh và đưa ra các giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh đối với

hàng dệt may của mình. Cụ thể:

Kiểm tra chặc chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, tạo nguồn cung ứng nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, bảo quản tốt nguyên phụ liệu, tránh xuống cấp.

Thực hiện quản lý sản xuất kinh doanh theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000…

Doanh nghiệp phải đẩy mạnh tăng năng suất lao động thông qua đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, thực hiện việc phối hợp và chuyên môn hóa cao giữa các doanh nghiệp, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao tay nghề của người lao động, nghiên cứu và triển khai áp dụng mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả điều hành trong các doanh nghiệp.

Triệt để tiết kiệm chi phí trong sản xuất, lưu thông (tinh giảm bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, quản lý tốt chi phí hành chính, định mức tiêu hao vật tư nguyên vật liệu, phụ liệu, năng lượng…)

Xây dựng và tạo uy tín cho nhãn mác các sản phẩm, tổ chức lực lượng và điều hành tốt đảm bảo khả năng giao hàng nhanh, đúng hạn.

Chú trọng công tác thiết kế thời trang, nghiên cứu và sáng tạo những mẫu mã mới phù hợp với xu hướng và thị hiếu của thị trường trong nước và thế giới. Hình thành một trung tâm thiết kế thời trang của thành phố, trong đó cần thiết phải thuê cả chuyên gia thiết kế mẫu nước ngoài đào tạo nhân lực cho trung tâm nhằm tạo ra một bước đột phá trong lĩnh vực này.

Xây dựng chiến lược sản xuất sản phẩm theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, chủ động và tăng cường sử dụng nguyên liệu trong nước với giá cạnh tranh.

Tạo lập và phát triển thương hiệu

Việc tìm kiếm, tạo dựng và phát triển thương hiệu dệt may Việt Nam là một hoạt động rất quan trọng. Bởi vì mặt hàng này có tính thời trang cao, hơn

nữa việc tiêu dùng sản phẩm dệt may còn hướng tới việc khẳng định lối sống, cá tính và đẳng cấp của người tiêu dùng. Đặc biệt trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì thương hiệu là một trong những yếu tố thể hiện sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Thế nhưng hiện nay hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam nói chung và tại thành phố Đà Nẵng nói riêng chủ yếu gia công cho các nước khác hoặc xuất khẩu qua các trung gian ở nước ngoài, do vậy mà các doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển thương hiệu hàng dệt may cho riêng mình. Vì vậy, cấu thành giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam không cao do không có tên tuổi thương hiệu, giá trị gia tăng trên sản phẩm dệt may Việt Nam còn thấp. Trong khi đó một nghịch lý thường xảy ra đối với sản phẩm dệt may Việt Nam là chính những sản phẩm dệt may có nguồn gốc 100% của Việt Nam lại được gắn nhãn mác và thương hiệu của những nhà sản xuất nổi tiếng của nước ngoài và được tiêu thụ trên khắp các thị trường quốc tế với mức giá rất cao.

Xuất phát từ thực trạng nói trên, các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng cần hợp tác tham gia chương trình xây dựng thương hiệu cho dệt may Đà Nẵng. Trên thực tế, các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng có nguồn lực vừa và nhỏ, chính vì vậy một doanh nghiệp cá biệt sẽ gặp khó khăn trong việc tạo dựng và phát triển thương hiệu.

Để làm được việc này cần thực hiện các hoạt động sau:

- Xây dựng một chương trình “Thương hiệu dệt may Đà Nẵng” có sự tham gia của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong ngành và có sự hỗ trợ của Nhà nước, thành phố.

- Tổ chức nghiên cứu, phân tích thị trường, khách hàng, môi trường vĩ mô, thị hiếu khách hàng, phân tích cạnh tranh… tìm kiếm thông tin về các thị trường truyền thống và các thị trường mới thông qua các kênh thông tin.

- Tiến hành phân đoạn, lựa chọn thị trường phù hợp với mục tiêu, nguồn lực của ngành dệt may Đà Nẵng. Thông thường những thị trường ở những quốc gia phát triển có tốc độ tăng trưởng cao tuy nhiên cấp độ cạnh tranh ở những khu vực thị trường này rất khốc liệt, khách hàng có nhận thức cao nên họ đòi hỏi chất lượng sản phẩm và các giá trị gia tăng nhiều hơn. Do đó ngành dệt may Đà Nẵng cần khách quan trong việc phân tích và lựa chọn những khu vực thị trường có đòi hỏi phù hợp với nguồn lực của ngành.

- Thông qua việc phân tích những yêu cầu của thị trường xác định cho mình hình ảnh, một vị trí nhất quán và rõ nét trong tâm trí của thị trường mục tiêu.

- Thực hiện đăng ký tài sản nhãn hiệu, đồng thời thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu tại các thị trường mục tiêu như tổ chức các hội thảo chuyên ngành, xúc tiến thương mại, tổ chức sự kiện…

Giải pháp về thị trường

Đặc điểm về quy mô của các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực về tài chính và nhân sự có hạn. Vì vậy trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng cần phải nhìn nhận nội lực của mình mà xác định thị trường xuất khẩu cho phù hợp. Các doanh nghiệp vẫn duy trì thị trường truyền thống như: Mỹ, EU, Nhật Bản…, nhưng cần nổ lực mở rộng thêm các thị trường mới. Một vấn đề đáng chú ý trong điều kiện hội nhập quốc tế và WTO đó là tại các thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn như Mỹ, Nhật, EU sẽ diễn ra sự cạnh tranh rất khốc liệt và toàn diện. Do vậy hàng dệt may Đà Nẵng sẽ rất khó khăn để cạnh tranh. Trong tình thế đó, các doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp, nên mở rộng thị trường sang các nước khác, nơi mà sự cạnh tranh ít khốc liệt hơn. Đồng thời đây cũng là phương cách dệt may Đà Nẵng giảm bớt sự phụ thuộc quá mức vào các thị trường lớn Mỹ, Nhật, EU…

Để làm được điều này, các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng cần phải:

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng bằng nhiều biện pháp: Inernet, hội chợ, đại lý, Tham tán Thương mại, Việt kiều…

Các doanh nghiệp tăng cường tham gia các hội chợ tại các thị trường khu vực và thế giới, bằng nguồn kinh phí của mình kết hợp với sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và quỹ hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố.

Mở rộng mạng lưới đại lý và tiêu thụ ở các thị trường mục tiêu. Coi trọng phát triển ổn định ở những khu vực thị trường này.

Chú ý tiếp cận phát triển thị trường, tiếp thị bán hàng, quảng bá thương hiệu… bằng phương thức thương mại điện tử. Đây là một phương thức phổ biến và có hiệu quả cao ở các nước phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Tranh thủ các ý kiến tư vấn của các Tham tán thương mại và Việt kiều tại các nước nhằm định hướng, xác định được nhu cầu về những mặt hàng khi xâm nhập vào các thị trường mới. Hợp tác liên kết mở văn phòng đại diện thương mại tại các thị trường mục tiêu.

Nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại nhằm chuyển dần từ việc thụ động ký các hợp đồng gia công, hợp đồng bán FOB…sang việc lập các Văn phòng đại diện, chi nhánh, phòng trưng bày sản phẩm…tại các thị trường chủ lực: Mỹ, EU, Nhật Bản…để có thể trực tiếp hoặc hợp tác, liên kết, liên doanh hình thành mạng lưới phân phối kinh doanh sản phẩm mang thương hiệu, bản quyền của mình. Trước mắt với tiềm lực và vai trò chủ đạo của mình, tổng công ty Dệt may Việt Nam đã và đang triển khai xây dựng mạng xúc tiến thương mại toàn cầu. Các doanh nghiệp thành phố cần hợp tác, liên kết với nhau và với tổng công ty để tranh thủ được sức mạnh chung trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Coi trọng việc xây dựng và đăng ký nhãn mác cho các thương hiệu sản phẩm, khẳng định và phát triển thương hiệu sản phẩm của mình trên thị

trường trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu và áp dụng các phương thức tiếp thị, chính sách đặc thù để thu hút, quảng bá sản phẩm, trên cơ sở đó tạo mối quan hệ bạn hàng lâu dài và trở thành khách hàng truyền thống của mình cả trong và ngoài nước.

Thay đổi phương thức xuất khẩu

Trong thời gian qua, do các điều kiện khách quan và chủ quan, các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng cũng như ngành dệt may của cả nước nói chung chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức gia công hoặc xuất khẩu qua trung gian. Tuy đạt được một số kết quả song phương thức sản xuất này cũng đưa lại một số hạn chế như giá thành xuất khẩu không cao, bị động về nguyên vật liệu, chưa có sự kép kín trong quy trình sản xuất công nghiệp bao gồm từ sản xuất thượng nguồn đến mẫu mã thiết kế, sản xuất thành phẩm có quy mô công nghiệp, kênh phân phối cũng như xây dựng thương hiệu…đặc biệt là không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Mỹ - đối tác lớn nhất của dệt may Việt Nam (khách hàng Mỹ chỉ muốn doanh nghiệp xuất theo giá FOB)

Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải tăng dần tỷ trọng xuất khẩu FOB, tiến tới xuất khẩu CIF, giảm dần tỷ trọng gia công và xuất khẩu qua trung gian. Đây cũng là một trong những vấn đề trọng tâm trong chiến lược sản phẩm xuất khẩu mà các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng cần hướng đến. Để thực hiện được điều này, các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng cần có một quá trình chuẩn bị một số tiền đề cơ bản sau:

Chủ động nguồn nguyên phụ liệu sản xuất hàng dệt may: Đây là vấn đề quan trọng nhất để có thể thực hiện xuất khẩu theo điều kiện FOB. Hiện tại, các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng đang phải nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Do vậy, giai đoạn này là thời kỳ quá độ để tiến tới việc tự đảm bảo được nguồn nguyên phụ liệu bằng cách lựa chọn những

nhà cung ứng nguyên phụ liệu có uy tín, chất lượng và ổn định đồng thời thành phố phải có kế hoạch đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may của thành phố.

Xây dựng qui trình dệt may khép kín và chủ động trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu: Đảm bảo qui trình từ sản xuất thượng nguồn đến mẫu mã thiết kế, sản xuất thành phẩm có quy mô công nghiệp, kênh phân phối, xây dựng thương hiệu…

Tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế: Để xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm dệt may Việt Nam nói chung và dệt may Đà Nẵng nói riêng phải kinh doanh bằng nhãn mác của mình trên thị trường quốc tế. Muốn vậy cần phải tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu, tổ chức tốt công tác tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến thương mại và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường quốc tế.

KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm đổi mới, Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn và quan trọng, không chỉ trở thành thành phố trực thuộc trung ương mà còn là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của khu vực miền Trung Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực khi tế đã có sự khởi sắc, tình hình sản xuất kinh doanh liên tục được đổi mới và phát triển. Một trong những ngành kinh tế điển hình là ngành công nghiệp dệt may. Hiện nay, dệt may được xác định là một trong các ngành công nghiệp mũi nhọn giữ vị trí quan trọng trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, và là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của thành phố. Nhìn lại quá trình phát triển, ngành dệt may thành phố đã trải qua nhiều thăng trầm, tuy kết quả còn nhỏ bé so với toàn ngành nhưng công nghiệp dệt may thành phố cũng đã đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội thành phố nói chung.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, dệt may Việt Nam cũng như dệt may Đà Nẵng sẽ đối đầu với những khó khăn thách thức rất lớn. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược cụ thể và đúng đắn để định hướng cho ngành dệt may có thể đứng vững và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Xuất phát từ thực tế đó, chuyên đề “Xuất khẩu hàng

dệt may thành phố Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp” đã được chọn để nghiên cứu. Thông qua nội dung đã trình bày, chuyên đề đã đạt được một số kết quả sau:

1. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Từ đó, chỉ ra được những thành công hạn chế và nguyên nhân tồn tại cần khắc phục kịp thời.

2. Đề đạt và kiến nghị một số biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may tại thành phố Đà Nẵng trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO. Chuyên đề đã xác định những phương hướng chủ yếu và hệ thống các biện pháp cần được tiến hành đồng bộ từ cấp trung ương, thành phố đến các doanh nghiệp dệt may.

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp thành phố đà nẵng trong thời gian tới (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w