trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xu hướng phát triển ngành dệt may thế giới
hướng phát triển trên thị trường dệt may thế giới trong điều kiện hội nhập chủ yếu theo những hướng sau:
Hàng may mặc theo phong cách phương tây sẽ tăng lên; Kiểu trang phục công sở sẽ được phổ biến; Thẩm mỹ của lứa tuổi trung niên và cao niên được cải thiện; Hàng may mặc cho trẻ em làm thay đổi khái niệm về tiêu dùng và thiết kế; Vải, sợi, phụ liệu, thiết kế, kiểu dáng và kỹ thuật sẽ có những bước đột phá, Đồ thể thao vẫn được ưu chuộng; Hàng may đo sẽ vẫn thông dụng.
Sự cạnh tranh trên thị trường dệt may thế giới trong điều kiện hội nhập quốc tế cũng sẽ rất khốc liệt và toàn diện. Trong đó sản phẩm dệt may của các nước đang phát triển ở Châu Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc đang cạnh tranh gay gắt với các nước châu Mỹ La tinh. Trong đó, Trung Quốc đang là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới và cũng đang có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Việc xóa bỏ hạn ngạch dệt may vào năm 2005 sẽ tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho hoạt động xuất khẩu dệt may thế giới. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ và EU đang tìm cách đưa ra những biện pháp tự vệ mới đối với hàng dệt may của nhiều nước đang phát triển. Những biện pháp này đang làm tổn hại tới dệt may của các nước này vì đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng chiếm trên 10% kim ngạch xuất khẩu của các nước đang phát triển.
Dự báo nhu cầu hàng dệt may của thế giới
Dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng dân số, dự tính giai đoạn 2000 đến 2020 nhu cầu hàng dệt may tăng trung bình là 5-7%/ năm. Dự báo mức tăng trưởng trung bình hàng năm về vải bông và len là 1,2-1,5%
Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu hàng dệt may của thế giới
Năm Khối lượng vải bông (triệu tấn) Mức tiêu thụ bình quân (kg/người)
2000 46,74 6,2
2010 58,74 7,9
2015 64,74 8,7
2020 70,74 9,2
(Nguồn: Báo cáo qui hoạch phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2001-2010)