nhập WTO.
Cơ hội
Thứ nhất, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cái được lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam là các rào cản xuất khẩu hàng dệt may vào các nước thành viên WTO sẽ được xóa bỏ.
Thứ hai, khi tham gia vào WTO, Việt Nam sẽ được hưởng các quy tắc đối xử MFN, NT, các ưu đãi thuế quan, phi thuế quan cũng như các ưu đãi khác giữa các nước thành viên trong WTO. Điều này có nghĩa Việt Nam sẽ được tiếp cận các thị trường thành viên WTO trên cơ sở bình đẳng. Do vậy mức độ phụ thuộc của hàng dệt may Việt Nam vào các thị trường chính như Mỹ, EU sẽ giảm đi, rủi ro thương mại cũng sẽ thấp dần.
Ba là, trên nguyên tắc thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ, khi Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ sẽ không áp dụng các biện pháp tự vệ như đã áp dụng khi đàm phán gia nhập WTO với Trung Quốc trước đây.
Bốn là, Việt Nam trở thành thành viên WTO sẽ đặt các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào thế không còn ỷ lại trông chờ như trước đây nữa mà phải nổ lực, tự thân vận động và do vậy sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may thay đổi cung cách sản xuất kinh doanh, tự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình biến động của quốc tế. Đây là một cơ hội để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vươn lên, trụ vững để tự khẳng định mình trong điều kiện mới.
Năm là, khi là thành viên WTO, Việt Nam sẽ được tham gia vào thương mại thế giới dựa trên hệ thống luật lệ chung của WTO với cơ chế giải quyết tranh chấp công minh và minh bạch. Việt Nam sẽ không bị thua thiệt trong tranh chấp thương mại hàng hóa như trước đây. Đồng thời với tư cách thành viên WTO sẽ góp phần nâng cao được chữ tín cho hàng hóa Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
Sáu là, khi tham gia vào WTO, dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng nhanh bằng việc phát huy “nội lực” dựa trên những lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên thiên nhiên, cũng như tận dụng được thành tựu khoa học công nghệ, vốn của các nước phát triển…để phát triển nhanh, nâng cao hiệu quả kinh tế và rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thách thức
Thứ nhất, khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp cũng sẽ bị chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài. Sự cạnh tranh trên sân nhà sẽ trở nên gây gắt hơn.
Thứ hai, khi Việt Nam gia nhập WTO, chế độ hạn ngạch dệt may sẽ được bãi bỏ đối với tất cả các nước thành viên của tổ chức. Lúc đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với những thành viên khổng lồ của WTO mà tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ ba, khi xóa bỏ hạn ngạch, sức ép về cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng, yêu cầu của khách hàng cũng khắc khe hơn. Hàng loạt các tiêu chuẩn sẽ được các nước nhập khẩu áp đặt như nhãn mác sinh thái, nhãn mác xã hội, phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường, luật hành vi và lao động trẻ em…Điều này sẽ gây nên nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Thứ tư, mặc dù Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO, nhưng do Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường nên Việt Nam rất có thể bị kiện bán phá giá và các nước có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng dệt may.
Thứ năm, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với các nước khác sẽ rất thấp, bởi vì khi gia nhập WTO ta phải chấp nhận một “sân
chơi” bình đẳng. Trong điều kiện này, yếu tố giá cả, tính thời trang, thương hiệu và phương thức bán hàng sẽ quyết định thành công của doanh nghiệp xuất khẩu dệt may. Các nhà nhập khẩu sẽ chọn nơi sản xuất nào họ có thể đặt hàng trọn gói từ vải, thiết kế mẫu, dây kéo đến nhãn mác…Do đó quốc gia nào có cơ cấu dệt - may - công nghiệp phụ trợ cân đối thì sẽ giành được đơn hàng. Trong khi đó, dệt may Việt Nam vẫn chưa đảm bảo được qui trình sản xuất như trên.