Nhóm giải pháp đối với thành phố Đà Nẵng Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp thành phố đà nẵng trong thời gian tới (Trang 40 - 51)

c/ Mục tiêu phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng đến

2.3.2.Nhóm giải pháp đối với thành phố Đà Nẵng Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp cần nhiều lao động. Tại thành phố Đà Nẵng mặc dù nguồn lao động tương đối dồi dào, tiền lương lao động thấp so với các thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương…, tuy nhiên lao động ngành dệt may Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập: Chất lượng công nhân dệt may không cao, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo trường lớp, thiếu lao động kỹ thuật giỏi và công nhân có tay nghề cao, vì thế năng suất lao động không cao, mới chỉ đạt khoảng 50-70% so với năng suất lao động toàn ngành dệt may, bên cạnh đó lao động tại các doanh nghiệp không ổn định, thường xảy ra tình trạng tranh giành lao động giữa các doanh nghiệp hoặc lao động di chuyển về thành phố Hồ Chí Minh làm cho sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Đà Nẵng. Vì vậy cần phải có các chính sách lao động phù hợp, bên cạnh việc thu hút thêm thì cần phải thường xuyên đào tạo đội ngũ lao động, nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong thời gian đến. Trên tình thần đó, cần đẩy mạnh các hoạt động sau:

Phát triển hệ thống đào tạo đa dạng trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa người sử dụng lao động và các trung tâm đào tạo, giữa nội dung chương trình

đào tạo với yêu cầu phát triển sản xuất. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác đào tạo tại chỗ thông qua hướng dẫn kèm cặp trong sản xuất. Chú trọng nâng cao chất lượng các trường đào tạo, dạy nghề cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, phương tiện thực hành, cán bộ giảng dạy, giáo trình dạy…, đảm bảo chất lượng dạy nghề cả về thực hành lẫn lý thuyết.

Cần có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa hệ thống các cơ sở đào tạo trên địa bàn và ngoài địa bàn như trường đại học Đà Nẵng, trường kinh tế - kỹ thuật, các trung tâm dạy nghề, các trường đào tạo của tổng công ty dệt may Việt Nam với các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp trên địa bàn trong công tác đào tạo nhân lực cho ngành dệt may, trong đó chú ý đào tạo các cán bộ kỹ thuật, quản lý hiện nay đang thiếu nhiều như kỹ sư cơ dệt, hóa nhuộm, thiết kế thời trang, tổ trưởng, chuyền trưởng may, công nhân có tay nghề cao.

Đối với công nhân ngành may, phải đổi mới mô hình, nội dung đào tạo, các cơ sở đào tạo phải được tiếp nhận những giáo trình mới nhất từ các nước phát triển.

Để làm được điều này một cách hệ thống, cần định kỳ điều tra nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu trên địa bàn và thông báo nhu cầu này để các cơ sở đào tạo chủ động có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo phù hợp về ngành nghề, số lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất. Công tác này nên tập trung vào một đầu mối là Sở Công nghiệp và có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp trên địa bàn với các Bộ ngành trung ương, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam chứ không nên để từng doanh nghiệp làm việc với các cơ sở đào tạo thì khó đảm bảo nhu cầu tổng thể, và dễ dẫn đến tình trạng hụt hẫng lao động cho các lĩnh vực sản xuất chuyên ngành mà hiện nay doanh nghiệp chưa có nhu cầu ngay.

Bên cạnh đó cần phải chú ý đào tạo toàn diện cho cán bộ quản lý ngành dệt may giỏi về lĩnh vực ngoại thương, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, ngoại ngữ,

vì thị trường xuất khẩu hiện nay là thị trường hết sức quan trọng của ngành dệt may thành phố; Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thiết kế thời trang và marketing. Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, đào tạo lại, bổ túc chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề để bắt kịp với trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, đáp ứng đủ và kịp thời quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH của thành phố Đà Nẵng.

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cần quan tâm tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, pháp luật cho giám đốc các doanh nghiệp miễn phí hoặc chi phí thấp để tạo điều kiện và động viên họ nâng cao trình độ, quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả.

Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, kiểm tra nâng bậc lương trong doanh nghiệp và trong ngành để kích thích người lao động nâng cao năng suất và tay nghề...

Hiện tại, thu nhập của công nhân ngành dệt may thành phố vẫn còn thấp, do vậy bên cạnh chính sách tiền lương thành phố cần chủ động xây dựng chính sách tiền thưởng cũng như các chế độ đãi ngộ phù hợp để giữ, thu hút nhân tài cũng như lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao, ổn định lao động thường xuyên của các doanh nghiệp dệt may thành phố, có cơ chế ràng buộc hiệu quả để tránh tình trạng di chuyển lao động một cách tiêu cực từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác.

Giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho ngành dệt may

Ngoài 3 doanh nghiệp dệt may lớn: dệt may 29/3, Vinatex Đà Nẵng và dệt may Hòa Thọ, còn lại đại bộ phận doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này vốn ít, lợi nhuận không cao, chủ yếu là gia công xuất khẩu. Do vậy để ngành dệt may Đà Nẵng ngày càng phát triển và đứng vững trong điều kiện hội nhập kinh tế

quốc tế như định hướng và mục tiêu đã đề ra thì Nhà nước, thành phố cũng như bản thân ngành dệt may cần phải có những giải pháp đầu tư và sử dụng vốn hiệu quả, bởi vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của ngành dệt may.

Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành dệt may thành phố:

Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng theo mục tiêu phát triển đề ra, nhu cầu đầu tư trực tiếp cho ngành dệt may thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010 dự kiến khoảng 1.900 tỷ đồng. Trong đó dự tính:

Từ ngân sách 3-5% cho việc hỗ trợ di dời, đào tạo lao động, xử lý môi trường, xúc tiến thương mại, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, bổ sung đủ 30% vốn lưu động cho doanh nghiệp nhà nước sau khi sắp xếp.

Từ nhân dân và doanh nghiệp: 10-15%

Tín dụng, đặc biệt là tín dụng ưu đãi của nhà nước cho các chương trình dự án lớn của ngành dệt may: 55-65%. Sớm hình thành và phát huy vai trò của Quỹ bảo lãnh tín dụng để thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn đầu tư.

Nguồn vốn thu hút từ nước ngoài: 22-35%

Đầu tư và sử dụng vốn:

Đầu tư và sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng cần được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Muốn vậy, trong công tác đầu tư cần chú ý các vấn đề sau:

Chú trọng công tác nghiên cứu chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ, mỗi doanh nghiệp phải hình thành bộ phận chuyên nghiên cứu sản phẩm mới, dự án đầu tư mới. Dành một khoản chi phí thích đáng cho công tác này để tạo ra tiền đề cho sự phát triển liên tục, bền vững của doanh nghiệp.

phẩm trong hội nhập khu vực và quốc tế, đảm bảo khả năng chuyên môn hóa, hợp tác hóa giữa các doanh nghiệp. Tập trung đầu tư dứt điểm và đưa vào hoạt động các dự án đã triển khai. Các sản phẩm mới phải đảm bảo chất lượng ngay từ đầu nhằm tạo được uy tín của doanh nghiệp.

Điều chỉnh, sửa đổi các văn bản pháp lý của Nhà Nước về quản lý đầu tư và xây dựng theo hướng nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc doanh nghiệp cũng như cơ quan thẩm định đảm bảo các dự án có tính khả thi cao, tạo thuận lợi về thủ tục, thời gian đầu tư để đảm bảo cơ hội, hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Nhà Nước.

Sử dụng vốn đúng mục đích, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng dùng vốn lưu động vào đầu tư xây dựng cơ bản nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp phải tập trung xây dựng được các dự án đầu tư huy động được nhiều nguồn vốn từ nhiều đối tác, chú trọng công tác kêu gọi đầu tư nước ngoài. Phát huy mọi tiềm lực trong nước và tranh thủ đầu tư nước ngoài cho sản xuất ngành sản xuất phụ liệu, dệt vải chất lượng cao, đầu tư phát triển, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị nhằm sử dụng đồng bộ năng lực sản xuất của các ngành liên quan, nâng cao hiệu quả sử dụng các dây chuyền thiết bị đầu tư của ngành.

Ngành dệt là ngành có tỷ suất đầu tư cao so với các ngành khác nhưng có tác dụng rất lớn đối với xã hội. Vì vậy, các dự án đang triển khai cần tranh thủ được kế hoạch phân bổ vốn ưu đãi của Nhà nước để có nguồn vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu đầu tư, tăng cường quản lý sử dụng vốn, sử sụng có hiệu quả đồng vốn đầu tư.

Hàng năm kịp thời tính toán nhu cầu vốn lưu động để trình cấp có thẩm quyền xét cấp bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp theo quy định.

chuyển giao công nghệ, nếu cần thiết phải thuê chuyên gia nước ngoài nhằm đảm bảo cho các dự án đầu tư được triển khai thực hiện có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liên kết giữa các thành phần kinh tế trong ngành dệt may để phát huy sức mạnh tổng thể

Sự lớn mạnh của ngành dệt may Đà Nẵng có đóng góp tích cực của tất cả các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên tình trạng phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp hoạt động độc lập, khép kín mà chưa có sự liên kết, phối hợp chặc chẽ. Doanh nghiệp Nhà nước chưa phát huy vai trò chủ đạo, định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, mối quan hệ giữa doanh nghiệp Trung ương với doanh nghiệp địa phương, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…nhìn chung chưa được khai thác và phát huy có hiệu quả, chưa tạo được sức mạnh tổng thế trong phát triển ngành. Do đó rất cần sự tác động từ phía Nhà nước, cơ quan quản lý cũng như sự chủ động của các thành phần kinh tế trong ngành dệt may để liên kết hợp tác với nhau nhằm tạo ra sức mạnh tổng thể cho ngành dệt may của thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu.

Hiện tại ngành dệt may Đà Nẵng đang tồn tại nhiều bất cập trong cơ cấu các thành phần kinh tế:

Xét về số lượng, thành phần kinh tế tư nhân đang chiếm tỷ trọng áp đảo so với số lượng rất ít các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng xét theo qui mô thì sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân còn rất nhỏ bé, thể hiện ở các chỉ tiêu lao động, vốn, giá trị sản xuất còn chiếm tỷ trọng không đáng kể so với giá trị toàn ngành.

Doanh nghiệp có vốn nước ngoài qui mô còn rất nhỏ, chủ yếu sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, cũng hoạt động hoàn toàn biệt lập với các doanh nghiệp trong nước, chưa thể hiện được lợi thế về kỹ thuật công nghệ, về mẫu mốt để hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong nước.

Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước chưa thực sự được phát huy, các doanh nghiệp Nhà nước mới chỉ hoạt động để tồn tại cho bản thân mình mà chưa thể hiện được chức năng chủ đạo định hướng cho các thành phần kinh tế khác về các mặt như sản xuất, kỹ thuật, sản phẩm, thời trang, tiêu thụ, nghiên cứu thị trường…

Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh chưa có sự gắn bó hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế để khai thác và phát huy thế mạnh của nhau, và để tạo động lực mạnh hơn trong quá trình phát triển. Nhìn chung các doanh nghiệp đều hoạt động theo hướng cạnh tranh, độc lập, khép kín cả trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.

Qua trên ta thấy sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may thuộc các thành phần kinh tế ở thành phố Đà Nẵng chưa thực sự bình đẳng, kinh tế tư nhân vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi, sản xuất mang tính tự phát, biệt lập nên qui mô còn rất nhỏ bé. Kinh tế Nhà nước chưa phát huy được vai trò chủ đạo. Sự liên kết gắn bó giữa các đơn vị còn yếu kém. Vì vậy để tạo sức mạnh tổng thể cho ngành dệt may thành phố Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thì cần phải tổ chức, sắp xếp lại hoạt động sản xuất của các đơn vị sao cho đảm bảo vai trò của từng thành phần kinh tế, đồng thời tăng cường sự liên kết hợp tác để khai thác tốt hơn năng lực thế mạnh của mỗi thành phần kinh tế đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ lợi thế quy mô.

Muốn vậy hoạt động sản xuất trong ngành cần điều chỉnh và hoàn thiện theo hướng:

Chọn từ 2-3 doanh nghiệp Nhà nước đủ mạnh làm nòng cốt ở các khâu: sợi, dệt, may. Đây sẽ là những doanh nghiệp đầu đàn giữ vai trò chủ đạo để thu hút các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác làm vệ tinh. Doanh nghiệp Nhà nước sẽ tác động, hướng dẫn về kỹ thuật, mẫu mã, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác về đào tạo nhân lực, về vốn, về thị trường…để cùng

phát triển hướng theo mục tiêu chung của toàn ngành.

Mỗi doanh nghiệp cần chuyên môn hóa, làm chủ một vài công nghệ để tạo ra những mặt hàng có chất lượng cao. Từ đó mở rộng liên kết hợp tác trong cung cấp nguyên liệu, trong khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị để khai thác tối đa công suất của các thiết bị hiện đại, thiết bị chuyên dùng.

Khu vực kinh tế quốc doanh tập trung sản xuất các sản phẩm đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hàm lượng chế biến và kỹ thuật cao cũng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ cho xuất khẩu.

Khu vực kinh tế dân doanh sản xuất những sản phẩm cần đến kỹ thuật thủ công và sự khéo léo, làm vệ tinh sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện khâu cuối nhằm hoàn thiện và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát huy ưu thế về kỹ thuật, về thời trang, tạo mốt cho sản phẩm. Đồng thời kêu gọi đầu tư hợp tác hoặc 100% vốn nước ngoài để sản xuất nguyên phụ liệu may xuất khẩu, thiết kế mẫu và hợp tác với doanh nghiệp trong nước về thiết kế mẫu thời trang.

Phát triển nguồn nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may Đà Nẵng

Khi Việt Nam gia nhập WTO, các rào cản giữa Việt Nam với các nước trong tổ chức sẽ được bãi bỏ, đặc biệt là việc xóa bỏ chế độ hạn ngạch sẽ tác động đến ngành may Việt Nam nói chung trong đó có ngành dệt may tại thành phố Đà Nẵng. Khi chế độ hạn ngạch được bãi bỏ, sẽ tạo sân chơi bình đẳng và đòi hỏi sự cạnh tranh sòng phẳng, các nhà nhập khẩu chắc chắn sẽ chọn nơi sản xuất nào mà họ có thể đặt hàng trọn gói, đáp ứng đơn hàng lớn, đúng thời hạn. Do vậy những nước nào chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất cũng như phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ sẽ có lợi thế hơn

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp thành phố đà nẵng trong thời gian tới (Trang 40 - 51)