c/ Mục tiêu phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng đến
2.3.1. Nhóm giải pháp đối với Chính phủ
Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo tính tương thích với những tiêu chuẩn trong quá trình hội nhập
Hiện nay, hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn quá nhiều bất cập: thường xuyên thay đổi, không đồng bộ, chồng chéo, nhiều luật vẫn chưa soạn thảo và đặc biệt là không phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như qui định của WTO. Điều này đã gây nhiều trở ngại cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Do vậy để trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã phải cam kết hoàn thiện khung luật pháp đáp ứng điều kiện của một nước thành viên đồng thời phải nghiêm túc thực hiện các cam kết đó. Trong thời gian tới để đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng và đúng luật trên thị trường thế giới, Việt Nam cần phải tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp. Để làm được điều này, cần thực hiện ngay các công việc sau đây:
Tiếp tục rà soát lại hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng của Việt Nam nhằm loại bỏ
những văn bản đã lỗi thời, bất cập, đồng thời hoàn thiện lại nhằm tạo sự tương thích với qui định của quốc tế và WTO.
Khẩn trương soạn thảo và ban hành các luật mà Việt Nam còn thiếu hoặc chưa hoàn chỉnh như luật cạnh tranh, luật chống độc quyền, luật sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs), pháp lệnh chống bán phá giá, pháp lệnh chống trợ cấp…nhằm tạo sự tương thích với luật pháp quốc tế.
Ban hành cơ chế giám sát việc tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống bảo vệ bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, nhãn mác hàng hóa…bên cạnh đó phải có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi sản xuất hàng giả hàng nhái, ăn cắp bản quyền, mẫu mã…
Như vậy với việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ tạo môi trường kinh doanh tốt và tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp hoạt động, qua đó góp phần giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Đẩy mạnh cải cách hành chính
Hiện nay hệ thống thuế xuất nhập khẩu không ổn định và không rõ ràng nên dễ gây tình trạng không nhất quán trong việc vận dụng và thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp dệt may. Do vậy cần phải tiếp tục cải cách hoàn thiện hệ thống thuế cho phù hợp, khắc phục những vướng mắc. Đồng thời cần phải đơn giản hóa hệ thống thuế suất, tránh việc áp mã tính thuế tùy tiện.
Trong thời gian qua thủ tục xuất nhập khẩu còn rườm rà, nhiều khâu, nhiều công đoạn gây mất thời gian, gây trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng tiến độ hợp đồng. Do vậy, cần phải đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu cũng như thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu, hàng mẫu, bản vẽ để thực hiện các hợp đồng gia công. Bên cạnh đó cải tiến thủ tục hoàn thuế nhập khẩu. Cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu nộp thuế giá trị gia tăng đối với
nguyên liệu đầu vào sau khi xuất khẩu thay vì phải nộp ngay sau khi nhập khẩu.
Hoàn thiện thủ tục hành chính trong khâu làm hải quan, triển khai và ứng dụng rộng rãi hình thức khai báo hải quan qua mạng nhằm giảm thiểu chi phí, thời gian cho các doanh nghiệp.
Đẩy mạnh công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại
Các hoạt động tìm kiếm thông tin, quảng cáo, hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm may mặc do đặc điểm của nhóm hàng này là yêu cầu cao về các tiêu chuẩn văn hóa, xã hội, xu hướng thời trang. Có rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này nhưng hoạt động tìm hiểu thị trường thường vượt quá khả năng tài chính của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ như các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng. Các bộ ngành, hiệp hội dệt may nên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến của chính phủ như cục xúc tiến thương mại hay phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, hợp tác với các cơ quan chính phủ, các đại diện thương mại của chính phủ các nước để thu thập các thông tin liên quan đến thị trường nước ngoài đặc biệt là các thông tin liên quan đến chính sách của nước nhập khẩu, hệ thống phân phối… từ đó cung cấp cho các doanh nghiệp thành viên cũng như xây dựng một chính sách hợp lý.
Phát huy sức mạnh và vai trò của hiệp hội dệt may
Với tư cách là một tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp trong toàn ngành, Hiệp hội phải tăng cường hoạt động góp phần từng bước khắc phục những yếu kém hiện nay của ngành dệt may Việt Nam nói chung và dệt may thành phố Đà Nẵng nói riêng. Nên cố gắng tạo lập thị trường nội bộ lành mạnh, tạo điều kiện để cùng nhau phát triển, cùng liên kết hợp tác đối phó với thị trường nước ngoài, hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh, phân công đầu tư để
tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ không cần thiết. Hiệp hội phải thể hiện được tiếng nói chung của các doanh nghiệp, phản ánh với Nhà nước tiến trình hoạt động, nguyện vọng, những kiến nghị và chính sách cần thiết để tăng cường khả năng xuất khẩu vào thị trường quốc tế. Mặt khác, hiệp hội cần tích cực cùng các tổ chức quốc tế và khu vực tham gia các hoạt động có liên quan đến ngành dệt may để trao đổi thông tin, tạo tiếng nói riêng và những ảnh hưởng của ngành trên trường quốc tế.