5. Kết cấu của luận văn
1.5.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng
1.5.1.1. Chính sách tín dụng
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của NHTM. Chính vì tầm quan trọng đó, hoạt động này cần phải được thực hiện theo một chính sách rõ ràng, đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn tín dụng, kỳ hạ của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các phương thức cho vay, tài sản bảo đảm, hướng giải quyết phần tín dụng vượt giới hạn, các khoản vay có vấn đề…
Chính sách tín dụng cần được xây dựng một cách hợp lý và linh hoạt. Vì nếu chính sách được thực hiện một cách quá cứng nhắc thì ngân hàng sẽ rất khó có thể thực hiện được hoạt động cho vay, giảm tính cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng. Với mức lãi suất đa dạng cho từng loại hình vay và kỳ hạn phù hợp với phương án SXKD của Doanh nghiệp sẽ làm tăng tính hiệu quả của khoản vay. Mặt khác, mỗi NHTM cũng sẽ có một chính sách tín dụng riêng, phù hợp với cơ cấu, mục tiêu của mình trong từng giai đoạn kinh doanh.
1.5.1.2. Quy trình cho vay
Quy trình cho vay quy định các bước cần thiết phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ, bảo đảm an toàn vốn vay. Quy trình này bắt đầu từ việc phân tích nhu cầu cho vay đến khi thu hồi đủ nợ vay gồm cả gốc và lãi vay.
Quy trình cho vay thường gồm các bước: phân tích các yếu tố tín dụng, ký kết hợp đồng bảo đảm, ký hợp đồng tín dụng, giải ngân và kiểm soát trong khi cho vay, thu nợ và giải quyết NQH. Những khâu trên cần được kết hợp thống nhất, thuận tiện và gọn nhẹ nhằm đảm bảo hoạt động cho vay đạt hiệu quả cho cao, từ đó xây dựng được uy tín đối với khách hàng.
Trong quy trình cho vay, công tác thẩm định có thể coi là khâu quan trọng nhất ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho vay. Công việc này đòi hỏi tính chính xác, chặt chẽ nhưng cũng phải rất linh hoạt, nhạy cảm nghề nghiệp để tránh phần nào những quyết định sai lầm. Đặc biệt đối với những khách hàng DNVVN tại Việt Nam càng phải chú trọng hơn tới công tác thẩm định. Do việc hầu hết các DNVVN vẫn thường không minh bạch các thông tin về pháp lý cũng như tài chính nên việc thẩm định khách hàng là tương đối khó khăn, dẫn đến ảnh hưởng về hiệu quả hoạt động cho vay. Vì vậy, việc thẩm định chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay cũng cần được chú trọng. Quá trình này giúp ngân hàng có thể nắm bắt được tình hình của khách hàng, theo dõi xem họ có sử dụng vốn đúng mục đích hay không và hiệu quả sử dụng của khoản vay đó. Quá đó, ngân hàng có thể phát hiện được những dấu hiệu sai trái, bất hợp pháp để từ đó có biện pháp ngăn ngừa và xử lý. Có như vậy, hiệu quả cho vay DNVVN mới được nâng cao.
1.5.1.3. Chất lượng cán bộ tín dụng
Chất lượng cán bộ tín dụng thể hiện ở trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, kiến thức tổng hợp, trách nhiệm với công việc và cả vấn đề đạo đức của CBTD. Trong mắt rất nhiều khách hàng, cán bộ tín dụng chính là bộ mặt của ngân hàng. Vì vây, khả năng giao tiếp tốt của họ sẽ tạo niềm tin và sự hài lòng đối với khách hàng,
giúp họ nhận thức sâu sắc hơn về hình ảnh của ngân hàng. Trình độ nghiệp vụ là yếu tố quan trọng nhất vì nó đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ nhanh chóng, chính xác và linh hoạt trong mọi tình huống khi cho vay. Thêm vào đó, những hiểu biết mang tính tổng hợp sẽ tạo điều kiện cho CBTD thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt trong khâu thẩm định.
Hoạt động cho vay là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất của ngân hàng. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng chính là sự thiếu trách nhiệm và đạo đức kém của CBTD. Vì thế, có thể nói con người là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả cho vay DNVVN của các NHTM.
1.5.1.4. Tình hình huy động vốn
Đặc trưng nhất của ngành ngân hàng là “đi vay để cho vay”. Bởi vậy, nếu không đi vay được, ngân hàng sẽ không có vốn để cho vay. Nguồn vốn huy động được càng lớn và đa dạng thì càng tạo điều kiện cho hoạt động cho vay DNVVN phát triển. Tuy nhiên, nếu ngân hàng huy động được nhiều vốn mà sau khi đảm bảo về dự trữ bắt buộc và dự trữ cho vay không cho vay hết được số vốn còn lại sẽ dẫn tới tình trạng “ứ đọng vốn” trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả phí cho nguồn vốn đó. Điều này sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng. Mặt khác, hiệu quả biểu hiện mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được. Vì thế, hiệu quả cho vay DNVVN liên quan tới mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và doanh số cho vay DNVVN.
1.5.1.5. Thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng là một nhân tố vô cùng quan trọng nhằm góp phần đảm bảo an toàn đối với hoạt động cho vay của ngân hàng trước những rủi ro có thể phát sinh từ phía khách hàng hoặc biến động thị trường. việc duy trì nghiệp vụ thông tin tín dụng giúp tạo lập cơ sở dữ liệu tập trung về khách hàng để phục vụ cho quá trình cấp tín dụng, phân tích và quản lý tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống thông tin tín dụng giúp tìm kiếm và phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề và đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ, đồng thời tiên liệu trước khả năng một
khoản tín dụng có thể chuyển sang nợ xấu. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin tín dụng còn là căn cứ để xây dựng chiến lược, chính sách tín dụng và chiến lược quản lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ đối với từng nhóm khách hàng DNVVN. Thông tin tín dụng phải đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan, phải nhất quán và bảo mật. Chất lượng thông tin càng cao thì khả năng phòng ngừa rủi ro càng lớn, hiệu quả cho vay DNVVN càng cao.
1.5.1.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ ngân hàng
Cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ của mỗi ngân hàng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay, đặc biệt là cho vay DNVVN. Đó là công cụ, dụng cụ, phương tiện phục vụ cho việc quản lý, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tạo điều kiện thuận lợi và thoải mái trong quá trình thực hiện giao dịch với khách hàng. Từ đó giúp ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn. Măt khác, một ngân hàng với cơ sở vật chất bề thế, hiện đại cũng tạo được lòng tin và ấn tượng tốt trong lòng khách hàng đến với mình.