Khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trƣờng Mỹ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu giày thể thao của công ty cổ phần đầu tư thái bình sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp​ (Trang 53 - 56)

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật

2.2.6. Khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trƣờng Mỹ:

2.2.6.1. Cạnh tranh về giá:

Giá sản phẩm đƣợc chào bán trên cơ sở các chi phí đầu vào để tạo ra sản phẩm, kết hợp với những chi phí liên quan đến các hoạt động thƣơng mại của Công ty để phục vụ cho việc bán hàng: vận tải, quảng cáo, tiếp thị…

 Thuận lợi:

- Công ty có nguồn nhân lực sản xuất có kinh nghiệm, lành nghề nên việc tạo ra sản phẩm nhanh chóng, giảm chi phí tính cho một đơn vị, đồng thời mức lƣơng của công

nhân Việt Nam vẫn còn thấp so với một số nƣớc trong khu vực, nên đây là lợi thế cạnh tranh của Công ty về giá sản phẩm.

- Máy móc thiết bị đƣợc công ty chú trọng hơn cho công nghệ sản xuất giày, công ty đã đầu tƣ một số dây chuyền sản xuất giày hiện đại từ Ý, Đài Loan.

 Khó khăn:

- Về nguồn nguyên liệu đầu vào: từ những nguồn nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… nên công ty không chủ động cho việc sản xuất, phải mua nhiều để dự trữ, chi phí tồn kho tăng lên, và các chi phí khác cũng tăng lên nhiều làm tăng chi phí sản phẩm của công ty.

- Về máy móc thiết bị: mặc dù công ty có chiến lƣợc đầu tƣ cho công nghệ sản xuất giày nhƣng đến nay còn hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh, công nghệ còn lạc hậu. Dẫn đến chi phí tính cho sản phẩm cao hơn so với những công nghệ của những đối thủ cạnh tranh.

- Về nhân công: giữa các khâu trong quy trình sản xuất chƣa làm việc hiệu quả cao, phế phẩm nguyên phụ liệu hƣ hỏng nhiều làm cho giá thành sản phẩm tăng lên.

2.2.6.2. Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm:

 Thuận lợi:

- Chất lƣợng sản phẩm của Công ty ngày càng đƣợc nâng cao và đƣợc chú trọng nhiều, công ty đạt đƣợc chứng nhận chất lƣợng ISO 9001:2000, do vậy khách hàng đối tác của công ty an tâm khi thực hiện đơn hàng tại công ty.

- Sản phẩm của công ty làm ra đƣợc đảm bảo về an toàn cho ngƣời lao động, không vi phạm quyền lao động của con ngƣời. Đây là lợi thế rất lớn của công ty trên thị trƣờng Mỹ, bởi vì ngƣời tiêu dùng Mỹ rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền của con ngƣời.

 Khó khăn:

- Chất lƣợng sản phẩm của Công ty mặc dù tốt hơn hàng hóa của Trung Quốc, nhƣng sản phẩm Trung Quốc rất bắt mắt về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc và giá cả lại rất cạnh tranh.

- Do nguồn nguyên liệu của công ty nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau, nên chất lƣợng nguyên liệu không đồng đều, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng không cao.

- Công nhân làm việc tại công ty có tay nghề chƣa cao, ít qua đào tạo chuyên sâu, do vậy khó tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao đƣợc. Các khâu trong quá tình sản xuất hợp tác chƣa đạt mức hiệu quả cao, các khâu còn chƣa đồng nhất, dẫn đến chất lƣợng sản phẩm cạnh tranh không cao trên thị trƣờng Mỹ.

- Công nghệ để sản xuất cải tiến chƣa nhiều, làm cho chất lƣợng sản phẩm của công ty giảm sút, giảm khả năng cạnh tranh.

2.2.6.3. Cạnh tranh về mẫu mã sản phẩm:

 Thuận lợi:

- Công ty có bộ phận chuyên về thiết kế sản phẩm để thực hiện chào hàng cho đối tác

- Công ty có thiết bị máy móc phục vụ cho công việc thiết kế đƣợc nần cao - Những sản phẩm của công ty thực hiện đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá tốt  Khó khăn:

- Hàng tháng, công ty cho ra vài mẫu giày để thực hiện chào hàng cho đối tác. Tuy nhiên, số lƣợng mẫu mã sản phẩm của Công ty còn rất hạn chế để phục vụ ngƣời tiêu dùng.

- Những mẫu mã sản phẩm của công ty sản xuất thƣờng đƣợc các khách hàng lớn đƣa qua, và yêu cầu thực hiện đơn hàng. Từ đó, gây ra cảm giác chỉ có thực hiện đơn hàng, không đầu tƣ cho công nghệ phát triển mẫu mã giày dép.

- Công nghệ thiết kế cho sản phẩm còn rất hạn chế và đắt. Ngày nay, đối thủ cạnh tranh thƣờng sử dụng công nghệ 3D cho thiết kế, nhƣng hiện nay công ty đang dừng lại mức sử dụng công nghệ 2D, ảnh hƣởng rất nhiều đến mẫu mã sản phẩm thiết kế.

2.2.6.4. Yếu tố nhãn hiệu:

Tại Việt Nam, Thaibinhshoe là một trong những nhà xuất khẩu giày dép nổi tiếng. Tuy nhiên vì công ty chỉ sản xuất theo đơn hàng cho tất cả các đối tác nên thƣơng hiệu Thaibinhshoe của Công ty chƣa thể đến đƣợc ngƣời tiêu dùng vì khi xuất khẩu ra nƣớc

Nhƣ vậy lúc sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng thì họ hoàn toàn không biết đó là sản phẩm của Công ty. Nếu trong tƣơng lai Công ty không có giải pháp nào để mang đƣợc thƣơng hiệu của mình ra nƣớc ngoài mà chỉ làm theo đơn hàng thì khả năng gia tăng thị phần cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ sẽ càng khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu giày thể thao của công ty cổ phần đầu tư thái bình sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp​ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)