Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thái Bình:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu giày thể thao của công ty cổ phần đầu tư thái bình sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp​ (Trang 31)

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật

2.1.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thái Bình:

Hình 2.1: Tổng quan Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình

● Tên công ty:

* Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đầu Tƣ Thái Bình

* Tên giao dịch đối ngoại: THAI BINH GROUP (TBS’ GROUP)

* Logo của Công ty:

Hình 2.2: Sản phẩm giày thể thao của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình

● Trụ sở giao dịch

* Địa chỉ: 5A – Xa lộ Xuyên Á – An Bình – Dĩ An – Bình Dƣơng * Điện thoại: 84-8-7241241 * Fax: 84-8-8960223 * Email: info@thaibinhgroup.com.vn * Website: http://www.thaibinhgroup.com * Diện tích SXKD: 40.000 m2 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty Cổ Phần Đầu Tƣ Thái Bình là công ty chuyên về sản xuất, xuất khẩu giày dép các loại ra thị trƣờng thế giới và là công ty có 100% vốn đầu tƣ là của ngƣời Việt Nam.

Công ty CPĐT Thái Bình với tên viết tắt là TBS‟S Group đƣợc thành lập vào ngày 6/10/1992 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Thái Bình, do một số các cán bộ sĩ quan xuất ngũ, kết hợp với một số kĩ sƣ mới ra trƣờng thành lập. Công ty đƣợc thành lập theo quyết định số 141/GP-UB ngày 29/9/1992 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Sông Bé và hiện nay là tỉnh Bình Dƣơng. Trong xu hƣớng quốc tế hóa và mở rộng việc sản xuất, xét thấy việc chuyển đổi mô hình từ Công ty TNHH sang mô hình Công ty CP có những thuận lợi và những yếu tố giúp cho việc mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu ngày càng hiệu quả hơn theo hình thức công ty mẹ, công ty con. Do vậy, đến tháng 6/2005, HĐQT đã quyết định chuyển đổi hình thức kinh doanh từ TNHH sang mô hình

Bình, các thủ tục pháp lý và hành chính đã đƣợc hoàn tất vào ngày 31/7/2005. HĐQT đã thông báo: Công ty CPĐT Thái Bình đã chính thức đi vào hoạt động ngày 1/8/2005.

Các giai đoạn hình thành và phát triền: ► Giai đoạn 1989-1993

Tiền thân của Công ty CPĐT Thái Bình do một số nhóm cán bộ sĩ quan trung đoàn 165, sƣ đoàn 7, quân đoàn 4, kết hợp với một số kĩ sƣ mới ra trƣờng thành lập vào năm 1989. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong giai đoạn này là:

- Gieo trồng giống cây bạch đàn cao sản cung cấp cho các tỉnh miền Đông và miền Nam Trung Bộ.

- Thu mua xuất khẩu cây nguyên liệu giấy - Kinh doanh bán sỉ và lẻ xăng dầu

Trên đà phát triển đó ngày 6/10/1992 công ty đầu tiên đƣợc thành lập mang tên “Công Ty TNHH Thái Bình”.

► Giai đoạn 1993-1997

Sau 5 năm tìm tòi, thử nghiệm thị trƣờng đến cuối năm 1992 ban lãnh đạo công ty đã tìm ra hƣớng đi riêng cho doanh nghiệp mình, đó là tập trung vào hoạt động trong lĩnh vực gia công sản xuất giày da. Trong giai đoạn này, ngành gia công sản xuất giày da cho nƣớc ngoài của nƣớc ta chƣa đƣợc phát triển mạnh, nhƣng với tầm nhìn chiến lƣợc ban lãnh đạo công ty đã nhìn thấy tiềm năng phát triển của ngành và quyết định chọn đây là lĩnh vực mà công ty sẽ hoạt động chính. Thực tế, với sự phát triển mạnh mẽ của công ty hiện nay đã chứng tỏ phần nào đây là một quyết định đúng đắn và sáng suốt của ban lãnh đạo Công ty.

Đây là thời kỳ xây dựng và học hỏi kinh nghiệm với 2 nhiệm vụ chính là: - Tích cực học hỏi và hoàn thiện công nghệ sản xuất giày

- Hình thành tổ chức và đào tạo cán bộ công nhân viên

Cuối năm 1992, công ty tập trung vào xây dựng Nhà máy số 1, xây dựng hệ thống cán bộ tổ chức, tuyển dụng và đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật ngành giày để đến

đầu công ty đã thực hiện gia công cho công ty ORION Taiwan khoảng 6 triệu đôi/năm giày nữ các loại.

Tuy nhiên, HĐQT và ban lãnh đạo thấy rằng với hình thức gia công trên thì công ty sẽ không thể phát triển đƣợc. Vì vậy, cuối năm 1995 công ty đã tập trung xây dựng dây chuyền sản xuất giày thể thao mini, từng bƣớc chuyển từ hình thức gia công sang hình thức “mua nguyên liệu bán thành phẩm”.

Công ty tiếp tục đầu tƣ sang lĩnh vực sản xuất giày vải, đồng thời phát triển hơn nữa trong sản xuất giày thể thao. Những đôi giày vải đầu tiên đƣợc công ty sản xuất cho hãng Novi của Đức và từ cuối năm 1996 đầu năm 1997 công ty đã ký đƣợc hợp đồng sản xuất giày trực tiếp với tập đoàn phân phối khổng lồ tại Pháp là Decathlon và một số khách hàng khác nhƣ Stilman, DC…

► Giai đoạn 1997 đến nay

Giai đoạn này là giai đoạn của sự hoàn thiện và phát triển. Nhiệm vụ chính là tập trung vào xây dựng mở rộng và hoàn thiện bộ máy sản xuất nói chung và văn phòng nói riêng. Công ty đã hoàn tất mô hình sản xuất khép kín gồm khu trung tâm phát triển mẫu, văn phòng hành chính tiện nghi đúng tiêu chuẩn quốc tế và nhà máy sản xuất quy mô lớn có trang thiết bị đồng bộ, hiện đại ra đời. Cũng trong giai đoạn này, với khả năng nhạy bén sáng tạo, nhận biết đúng tình hình nên HĐQT đã quyết định chính thức thành lập thêm một số công ty tham gia hoạt động thị trƣờng với lĩnh vực hoàn toàn mới nhƣ lĩnh vực tài chính và bất động sản. Nhƣng lĩnh vực hoạt động chính vẫn là sản xuất giày xuất khẩu.

- Công ty cổ phần địa ốc ARECO, đƣợc thành lập vào ngày 24/04/2000. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và hoạt động hoàn toàn độc lập với công ty TNHH Thái Bình.

- Ngày 8/4/2000 tiếp tục thành lập công ty TNHH giày Thái Bình chuyên sản xuất đế phục vụ cho sản xuất giày xuất khẩu, với công suất 12 triệu đôi/năm.

chuyền gò với công suất 2,7 triệu đôi/năm, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của công ty TBS‟ Group.

- Tháng 9/2002 thành lập nhà máy thứ 4 mang tên công ty cổ phần 434 chuyên sản xuất khuôn mẫu kỹ thuật cao TBS với công suất chế tạo 1200 khuôn/năm để phục vụ khuôn cho hoạt động sản xuất của công ty.

và 1 xƣởng cán luyện ép đế và 1 xƣởng hoàn thiện đế.

- Tháng 03/2004 thành lập xƣởng may Đồng Xoài với 27 chuyền may

- Ngày 13/6/2005 công ty đã đăng ký thay thế tên lần đầu chuyển đổi từ Công ty TNHH Thái Bình thành Công ty CPĐT giày Thái Bình.

- Tháng 12/2005 thành lập xí nghiệp giày Hiệp Bình (mua lại nhà máy 02 Công ty giày Hiệp Hƣng)

- Đến ngày 27/6/2006 công ty thay đổi tên lần 2 và trở thành Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Sản xuất giày Thái Bình.

- Tháng 10/2010 công ty đổi tên lần 3 và trở thành Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thái Bình. Sự chuyển đổi hình thức pháp lý của công ty thể hiện sự thích ứng của công ty với điều kiện kinh doanh trên thị trƣờng hiện nay.

Hiện nay, công ty đã trở thành một công ty xuất khẩu giày lớn trong nƣớc và có uy tín với các đối tác nƣớc ngoài. Ban lãnh đạo và công nhân viên của công ty đang rất phấn khởi nhìn lại kết quả hoạt động trong những năm qua và chuẩn bị cho những kế hoạch mới, thắng lợi mới.

2.1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động:

Chức năng:

Công ty CPĐT Thái Bình là đơn vị sản xuất kinh doanh xuất khẩu giày dép. Từ ngày thành lập, Công ty luôn xây dựng chiến lƣợc kinh doanh để phù hợp với môi trƣờng kinh doanh và ngày càng phát triển lớn mạnh. Tận dụng các điều kiện thuận lợi của sự phát triển kinh tế đất nƣớc và các chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc đối với ngành giày da, tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại hiệu quả cho Công ty và cho ngành giày da Việt Nam nói chung.

Công ty liên doanh với các doanh nghiệp khác nhau, hỗ trợ xây dựng đƣợc quy trình sản xuất hiện đại, chuyên nghiệp để nâng cao uy tín đối với các tập đoàn kinh doanh giày nổi tiếng trên thế giới.

Để tránh rủi ro chiến lƣợc kinh doanh và tạo thêm nguồn vốn cho Công ty, Công ty tham gia đầu tƣ vốn và quản lý điều hành tại 5 Công ty Cổ phần trách nhiệm hữu hạn, liên doanh với nƣớc ngoài, với tổng số vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động.

Công ty luôn thực hiện tốt chính sách đối với ngƣời lao động, nghĩa vụ đối với nhà nƣớc và chính sách công tác xã hội, nhận thức sâu sắc trách nhiệm xã hội là điều kiện sống còn của toàn doanh nghiệp.

Lĩnh vực hoạt động:

Ngành, lĩnh vực kinh doanh: công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, gia công giày da (thuộc ngành sản xuất giày dép) để xuất khẩu. Sản phẩm gia công sản xuất là giày thể thao, giày vải, giày nữ, sandal và dép. Trong đó, sản phẩm giày thể thao ngày càng chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó, công ty còn hoạt động trong lĩnh vực đầu tƣ tài chính và lĩnh vực bất động sản.

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình:

(Nguồn: Phòng nhân sự)

Qua sơ đồ trên, ta thấy quy mô của Công ty khá lớn. Các bộ phận, các phòng ban trong Công ty đều thể hiện đƣợc các tính chất sau:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng kinh doanh và thiết bị Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Phòng XNK Phòng sản xuất Phòng mua Phòng tài

chính

Điều hành sản xuất

Khâu đầu vào sản xuất Khối thiêu may Khối sản xuất để, cắn ép Khối gò BAN KIỂM SOÁT

-Tính liên kết: với nhiều phòng ban thực hiện các chức năng riêng của mỗi phòng và có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Phối hợp với các bộ phận và các xƣởng sản xuất để hoàn thành sản phẩm tốt nhất.

- Tính hệ thống: mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng nhất định nên hình thành các cấp bậc quản lý trong bộ máy và liên hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể bộ máy.

2.2. Phân tích thực trạng về việc đẩy mạnh xuất khẩu giày thể thao sang thị trƣờng Mỹ của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thái Bình:

Bảng 2.1: Đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Đơn vị tính: VNĐ

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Chênh lệch 1 Doanh thu 2.289.065.461.895 3.080.785.100.463 134.59 791.719.683.568 2 Chi phí 2.028.798.718.878 2.707.438.334.541 133.45 678.639.615.663 3 Lợi nhuận 260.266.743.017 373.346.765.922 143.45 113.080.022.905

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu Tư Thái Bình:

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Nhận xét:

Thông qua bảng đánh giá chung kết quả kinh doanh năm 2016, dựa vào tình hình thực hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận ta có thể thấy đƣợc kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh nói chung của Công ty năm 2016 tốt hơn năm 2015 nhƣ sau:

- Doanh thu bán hàng năm 2016 là 3,080,785,100,463 đồng, đạt 134,59% so với năm 2015, tăng so với năm 2015 là 791.719.683.568 đồng.

- Chi phí năm 2016 là 2,707,438,334,541 đồng, đạt 133.45% so với năm 2015, doanh thu ngày càng tăng qua từng năm nhƣng bên cạnh đó, ta thấy chi phí cũng không ngừng tăng.

Chính vì thế, Công ty cần có những biện pháp để giảm thiểu chi phí một cách tối ƣu nhất để mang lại lợi nhuận lớn hơn cho Công ty.

Lợi nhuận của Công ty năm 2016 cũng có bƣớc tăng trƣởng 113.080.022.905 đồng so với năm 2015. Điều đó thể hiện rằng, Công ty có chiến lƣợc hoạt động hợp lý.

0 500,000,000,000 1,000,000,000,000 1,500,000,000,000 2,000,000,000,000 2,500,000,000,000 3,000,000,000,000 3,500,000,000,000

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Năm 2015 Năm 2016

2.2.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam qua các thị trƣờng trƣờng

Tổng cục hải quan vừa có số liệu thống kê về xuất khẩu của ngành giày dép giai đoạn 2011-2016. Theo đó, tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng giày dép các loại của doanh nghiệp Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, xuất khẩu giày dép năm 2011 là 6,5 tỷ USD, năm 2012 là 7,3 tỷ USD, năm 2013 là 8,4 tỷ USD, năm 2014 là 10,3 tỷ USD, năm 2015 là 12 tỷ USD và năm 2016 là 13 tỷ USD. Tổng cộng trong 6 năm qua, kim ngạch xuất khẩu giày dép đã mang về 57,5 tỷ USD. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan nhiều năm qua cho thấy, chu kỳ xuất khẩu của giày dép thƣờng bắt đầu tăng trƣởng vào quý 2 và đạt mức cao nhất vào quý 3. Trong năm 2016, xuất khẩu mặt hàng này đạt trung bình là 1,08 tỷ USD/tháng.

Số liệu của Hiệp hội Da-giày-Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho thấy, Việt Nam nằm trong top 4 nƣớc sản xuất giày dép lớn nhất thế giới về số lƣợng, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil và là nƣớc xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới về giá trị, sau Trung Quốc. Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 50 nƣớc và vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, giày dép của Việt Nam phần lớn vẫn là gia công cho nƣớc ngoài, bản thân ngành này trong nƣớc vẫn còn yếu kém do khả năng thiết kế, tự chủ nguyên liệu hạn chế. Hơn nữa, ngành da giày Việt Nam cũng nhận thức đƣợc những điểm yếu của mình, nhất là trong phấn đấu tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm đƣợc sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam phải đƣợc nâng lên mức 60% để đáp ứng đƣợc điều kiện về quy tắc xuất xứ trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia, giúp giảm các chi phí về logistics và nâng cao sự chủ động của doanh nghiệp Việt.

Trong các chuỗi cung ứng toàn cầu của các thƣơng hiệu sản xuất giày dép lớn trên thế giới nhƣ Nike, Adidas… doanh nghiệp Việt ở thế bị động do ở vị thế làm gia công, sản xuất phụ thuộc vào sự chỉ định của nhà nhập khẩu.

Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2016 với nhiều khó khăn trƣớc những biến động lớn của nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới, đặc biệt tại các nƣớc phát triển, ẩn chứa nhiều yếu tố bất định.

Thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt cần tăng cƣờng chủ động khắc phục tình trạng thiếu vốn, công nghệ, nhân sự cao cấp, năng lực quản trị và năng suất lao động thấp, coi trọng hoạt động bộ phận nghiên cứu, phân tích về môi trƣờng, tiêu chuẩn hóa chất lƣợng và tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực, hình thành nên chuỗi liên kết nội địa giữa các nhà sản xuất, cung ứng nguyên phụ liệu trong nƣớc, đáp ứng tốt các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, chất lƣợng hàng hóa, vệ sinh môi trƣờng, lao động và quy trình công nghệ, không ngừng cải thiện năng lực cạnh tranh cho ngành da giày và túi xách Việt Nam.

Dù góp hàng chục tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc mỗi năm nhƣng LEFASO cho rằng ngành nghề này vẫn chƣa đƣợc chú trọng, đầu tƣ xứng đáng với tiềm năng.

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2016

32% 40% 17% 6% 5% EU Bắc Mỹ Châu Á Mỹ Latinh Khác

2.2.2. Tình hình xuất khẩu giày thể thao sang thị trƣờng Mỹ của Công ty CPĐT Thái Bình Thái Bình

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường (2014-2016):

ĐVT: USD

STT Thị trƣờng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) 1 EU 36.576.832 59,93 43.032.349 39,15 64.834.724 32,12 2 Mỹ 15.957.555 26,25 53.243.843 48,44 105.277.715 52,16 3 Châu Mỹ 3.586.845 5,88 3.557.828 3,23 4.343.101 2,15 4 Châu Âu 4.517.330 7,40 9.091.533 8,27 27.196.840 13,47 5 Khác 389.703 0,64 977.723 0,88 163.506 0,1 Tổng 61.028.266 100 109.903.277 100 201.815.889 100

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 2014 và 2016:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu giày thể thao của công ty cổ phần đầu tư thái bình sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)