Tổng quan tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam qua các thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu giày thể thao của công ty cổ phần đầu tư thái bình sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp​ (Trang 40 - 42)

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật

2.2.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam qua các thị trƣờng

trƣờng

Tổng cục hải quan vừa có số liệu thống kê về xuất khẩu của ngành giày dép giai đoạn 2011-2016. Theo đó, tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng giày dép các loại của doanh nghiệp Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, xuất khẩu giày dép năm 2011 là 6,5 tỷ USD, năm 2012 là 7,3 tỷ USD, năm 2013 là 8,4 tỷ USD, năm 2014 là 10,3 tỷ USD, năm 2015 là 12 tỷ USD và năm 2016 là 13 tỷ USD. Tổng cộng trong 6 năm qua, kim ngạch xuất khẩu giày dép đã mang về 57,5 tỷ USD. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan nhiều năm qua cho thấy, chu kỳ xuất khẩu của giày dép thƣờng bắt đầu tăng trƣởng vào quý 2 và đạt mức cao nhất vào quý 3. Trong năm 2016, xuất khẩu mặt hàng này đạt trung bình là 1,08 tỷ USD/tháng.

Số liệu của Hiệp hội Da-giày-Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho thấy, Việt Nam nằm trong top 4 nƣớc sản xuất giày dép lớn nhất thế giới về số lƣợng, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil và là nƣớc xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới về giá trị, sau Trung Quốc. Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 50 nƣớc và vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, giày dép của Việt Nam phần lớn vẫn là gia công cho nƣớc ngoài, bản thân ngành này trong nƣớc vẫn còn yếu kém do khả năng thiết kế, tự chủ nguyên liệu hạn chế. Hơn nữa, ngành da giày Việt Nam cũng nhận thức đƣợc những điểm yếu của mình, nhất là trong phấn đấu tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm đƣợc sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam phải đƣợc nâng lên mức 60% để đáp ứng đƣợc điều kiện về quy tắc xuất xứ trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia, giúp giảm các chi phí về logistics và nâng cao sự chủ động của doanh nghiệp Việt.

Trong các chuỗi cung ứng toàn cầu của các thƣơng hiệu sản xuất giày dép lớn trên thế giới nhƣ Nike, Adidas… doanh nghiệp Việt ở thế bị động do ở vị thế làm gia công, sản xuất phụ thuộc vào sự chỉ định của nhà nhập khẩu.

Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2016 với nhiều khó khăn trƣớc những biến động lớn của nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới, đặc biệt tại các nƣớc phát triển, ẩn chứa nhiều yếu tố bất định.

Thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt cần tăng cƣờng chủ động khắc phục tình trạng thiếu vốn, công nghệ, nhân sự cao cấp, năng lực quản trị và năng suất lao động thấp, coi trọng hoạt động bộ phận nghiên cứu, phân tích về môi trƣờng, tiêu chuẩn hóa chất lƣợng và tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực, hình thành nên chuỗi liên kết nội địa giữa các nhà sản xuất, cung ứng nguyên phụ liệu trong nƣớc, đáp ứng tốt các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, chất lƣợng hàng hóa, vệ sinh môi trƣờng, lao động và quy trình công nghệ, không ngừng cải thiện năng lực cạnh tranh cho ngành da giày và túi xách Việt Nam.

Dù góp hàng chục tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc mỗi năm nhƣng LEFASO cho rằng ngành nghề này vẫn chƣa đƣợc chú trọng, đầu tƣ xứng đáng với tiềm năng.

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2016

32% 40% 17% 6% 5% EU Bắc Mỹ Châu Á Mỹ Latinh Khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu giày thể thao của công ty cổ phần đầu tư thái bình sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)