Đánh giá chung về hoạt động XK két sắt của Thiện Chí sang thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu két sắt sang thị trường myanmar của công ty tnhh thương mại và dịch vụ thiện chí​ (Trang 62)

7. Kết cấu của ĐA/KLTN

2.3 Đánh giá chung về hoạt động XK két sắt của Thiện Chí sang thị trƣờng

Myanmar

Với tình hình thị trƣờng xuất khẩu đang ngày càng biến động trong những năm gần đây, sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng quốc tế.

Với điều kiện kinh tế kỹ thuật của nƣớc ta hiện nay chƣa phát triển hoàn thiện, những rủi ro luôn rình rập hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vốn rất phức tạp do có liên quan đến nhiều lĩnh vực nhiều ngành nghề. Tuy vậy, đối với công ty, trong những năm gần đây hiệu quả đạt đƣợc tƣơng đối tốt.

2.3.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu két sắt sang Myanmar

Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu:

Kể từ khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu công ty vẫn luôn không ngừng hoàn thiện chất lƣợng các sản phẩm chủ lực của công ty mà có sáng tạo đổi mới liên tục mẫu mã, bao bì nhằm đáp ứng nhu cầu cũng nhƣ thị hiếu của ngƣời tiêu dùng nhằm thu hút, quảng bá sản phẩm và tạo đƣợc ấn tƣợng về công ty trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh.

Đối với thị trƣờng chủ chốt Myanmar, nguồn doanh thu xuất khẩu chủ yếu của công ty thì qua bao nhiêu năm hợp tác với bạn hàng này, công ty vẫn luôn duy trì đƣợc thị phần dành cho các mặt hàng chủ lực là két sắt chống cháy, két sắt khóa số cơ, két sắt điện tử. Bên cạnh đó, công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh mở rộng cơ cấu sản phẩm dành cho các mặt hàng mới nhƣ két sắt văn phòng, két sắt gia đình... tuy vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nhƣng điều đó vẫn đáng khích lệ cho sự nỗ lực của toàn thể công ty.

Về kim ngạch xuất khẩu:

Trong những năm gần đây, mặc dù cũng còn nhiều khó khăn nhƣng công ty đã đạt đƣợc những thành tựu rất khích lệ trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vƣợt mức kế hoạch.

Đặc biệt là ở thị trƣờng Myanmar, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2012 đạt 119,936 USD, thì đến năm 2014 đã đạt là 197,297 USD cho thấy sự tiến bộ vƣợt bậc của công ty. Điều này một lần nữa khẳng định đƣợc tầm quan trọng của thị trƣờng này đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Chính vì vậy, Thiện Chí cần có những bƣớc đi và các chiến lƣợc xuất khẩu thích hợp để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào thị trƣờng này.

Về thị trường xuất khẩu:

Các kết quả phân tích từ bảng số liệu của Thiện Chí đã cho ta thấy đƣợc phần nào sự nỗ lực và cố gắng của công ty trong hoạt động xuất khẩu két sắt qua các năm. Công ty đã từng bƣớc tiếp cận đƣợc thị trƣờng khó tính là Mỹ và các thị trƣờng mới tiềm năng nhƣ thị trƣờng Trung Đông, Trung Quốc.

Ngoài ra, công ty vẫn luôn chú trọng đối với thị trƣờng chủ lực là Myanmar, nguồn ngoại tệ thu về từ thị trƣờng này hàng năm vẫn là doanh thu xuất khẩu chính cho công ty và chiếm khoảng trên 80% tổng kim ngạch. Tuy gần đây đã có dấu hiệu suy giảm do sự nổi lên của các thị trƣờng mới nhƣng không vì vậy mà đánh mất vị trí chủ chốt trong chiến lƣợc xuất khẩu của công ty.

2.3.2 Những nguyên nhân và tồn tại trong hoạt động xuất khẩu két sắt sang Myanmar Myanmar

Bên cạnh những thành tựu mà công ty nỗ lực đạt đƣợc trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu két sắt sang Myanmar thì vẫn còn tồn tại những hạn chế đi kèm theo đó là cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, cụ thể:

Tồn tại 1: Trình độ chuyên môn trong nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu của đội ngũ nhân viên còn yếu kém

Biểu hiện và nguyên nhân

Căn cứ vào những hợp đồng của Thiện Chí trong thời gian hoạt động xuất khẩu sang Myanmar đều thực hiện theo điều kiện FOB một phƣơng thức mà từ trƣớc tới nay đều đƣợc các doanh nghiệp Việt Nam xem là an toàn, ít rủi ro. Tuy nhiên thì hạn chế mà công ty mắc phải ở đây là áp dụng theo Incoterms 2000 trong

2010 khi dùng điều kiện FOB là địa điểm chuyển giao rủi ro của 2000 là qua lan can tàu, còn 2010 là khi hàng đã thực sự ở trên tàu.

Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là thuộc về đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu trong công ty đã chƣa cập nhật kịp thời các thay đổi trong kinh doanh quốc tế. Chính vì vậy, giải pháp cấp bách hiện giờ là công ty nên tiến hành cập nhật tìm hiểu các quy định mới nhất để đảm bảo kinh doanh thuận lợi, tránh đƣợc các rủi ro.

Vì đây là vấn đề liên quan đến chất lƣợng nguồn nhân lực nên công ty cần có những giải pháp lâu dài để hoàn thiện nâng cao năng lực cho tập thể cán bộ nhân viên trong công ty.

Ảnh hưởng

Điều quan trọng khi áp dụng Incoterms ngoài việc là cơ sở quan trọng để xác định giá cả hàng hóa thì địa điểm chuyển rủi ro cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng để quy định trách nhiệm của hai bên mua và bán. Việc công ty áp dụng FOB 2000 thay vì 2010 có nghĩa là khi hàng còn treo lơ lửng trên lan can tàu thì trách nhiệm của công ty là vẫn còn, trƣờng hợp rủi ro hàng bị rớt khi đang vận chuyển thì nếu qua lan can công ty hết trách nhiệm nhƣng ngƣợc lại thì công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho lô hàng đó nhƣ vậy sẽ gây thiệt hại cho lợi nhuận của công ty.

Điều này cũng có thể gây ra các tranh chấp thƣơng mại giữa công ty và đối tác làm cho mối quan hệ của hai bên gặp trở ngại.

Tồn tại 2: Chƣa xây dựng đƣợc hệ thống phân phối của công ty cho sản phẩm két sắt tại Myanmar

Biểu hiện và nguyên nhân

Hiện tại đối với các thị trƣờng xuất khẩu kể cả thị trƣờng truyền thống là Myanmar, công ty Thiện Chí đều chƣa thiết lập hay xây dựng một hệ thống phân phối chính thức, chuyên biệt cho chính công ty. Mọi hoạt động xuất khẩu sang nƣớc ngoài từ phía công ty đều chỉ mới thông qua hai hình thức là bán hàng cho một doanh nghiệp phân phối khác và triễn lãm tại hội chợ để tiếp cận với thị trƣờng nƣớc ngoài.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, đầu tiên phải nói đến quy mô của Thiện Chí chỉ đƣợc xếp vào loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều này cho thấy việc vốn kinh doanh của công ty không hề lớn đủ để dàn trải cho toàn bộ hoạt động kinh doanh trong và ngoài nƣớc. Chính vì vậy mà khi tiếp cận với thị trƣờng

Myanmar công ty không lựa chọn chiến lƣợc thâm nhập trực tiếp mà chỉ gián tiếp bán hàng qua một doanh nghiệp phân phối của Myanmar có công ty tại Singapore để phân phối sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng Myanmar.

Bên cạnh đó thì rào cản từ phía thị trƣờng Myanmar cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động phân phối của công ty. Mặc dù đƣợc đánh giá là thị trƣờng tiềm năng nhƣng Myanmar cũng chỉ mới đƣợc gỡ bỏ cấm vận và mở cửa trong thời gian trở lại đây nên vẫn còn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực về cả chính trị, kinh tế, xã hội, hạ tầng cơ sở. Ngoài ra, luật pháp của Myanmar hiện nay chƣa cho phép bất kỳ hoạt động bán hàng trực tiếp nào của đối tác nƣớc ngoài trên lãnh thổ Myanmar.

Do đó nếu các doanh nghiệp nƣớc ngoài muốn xuất hàng sang Myanmar phải tìm đối tác là công ty Myanmar đã có giấy phép xuất nhập khẩu để nhập và phân phối hàng hóa. Doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Myanmar sau khi đã đăng ký chỉ đƣợc phép xuất khẩu, không đƣợc phép nhập khẩu ngoài việc nhập nguyên - phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

Ảnh hưởng

Công ty không thể nào can thiệp vào hoạt động phân phối sản phẩm tại thị trƣờng Myanmar của đối tác. Điều này gây ảnh hƣởng đến khả năng mở rộng thị trƣờng tiêu thụ cũng nhƣ phân khúc khách hàng trong khu vực Myanmar.

Không tiếp cận đƣợc trực tiếp với khách hàng, với thị trƣờng, công ty sẽ không thể nào đánh giá đƣợc độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm cũng nhƣ không thể nắm bắt nhanh chóng, chính xác thông tin về dung lƣợng, sự biến đổi của thị trƣờng để có thể đƣa ra các giải pháp kịp thời hay các chiến lƣợc kinh doanh hợp lý.

Ngoài ra, công ty cũng sẽ bị cản trở trong việc tìm kiếm thêm đƣợc đối tác tiềm năng giúp cho doanh thu của công ty tại thị trƣờng này tăng lên.

Tồn tại 3: Vấn đề quảng bá, tiếp thị sản phẩm két sắt tại Myanmar chƣa đƣợc công ty chú trọng và đẩy mạnh

Biều hiện và nguyên nhân

Các hoạt động quảng bá, tiếp thị là một phần quan trọng trong chiến lƣợc marketing của mỗi doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng từ đó tìm kiếm đƣợc những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng cũng nhƣ mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.

Bản thân Thiện Chí vẫn chƣa có chiến lƣợc quảng bá cụ thể cho từng thị trƣờng, thêm vào đó là các hoạt động tiếp thị của công ty vẫn còn giới hạn ở mức căn bản. Chủ yếu vẫn phụ thuộc vào hình thức hội chợ, triễn lãm thƣơng mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, công ty vẫn chỉ dừng lại ở việc bán hàng theo đơn đặt hàng từ đối tác Myanmar chứ chƣa thực sự khai thác vấn đề làm thế nào để khách hàng nhận diện đƣợc sản phẩm, mở rộng phạm vi tiêu thụ hay thu hút thêm nhiều đối tác kinh doanh tại thị trƣờng Myanmar.

Thứ nhất, nhƣ đã đề cập trƣớc đó thì do quy mô của công ty nhỏ nên không đủ vốn để trang trải chi phí cho hoạt động marketing nội địa lẫn marketing xuất khẩu. Thứ hai nữa là hoạt động marketing của công ty vẫn chƣa thực sự đƣợc chú trọng dẫn đến kém hiệu quả, không mang lại nhiều lợi ích cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty chƣa có phòng marketing riêng biệt, nhân viên phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu, phát triển thƣơng hiệu ở thị trƣờng nƣớc ngoài còn quá ít.

Bên cạnh đó thì sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh cũng là một rào cản không nhỏ, doanh nhân Myanmar chƣa quen với hình thức thƣơng mại điện tử và cho đến nay thƣơng mại điện tử chƣa bao giờ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động cũng nhƣ quyết định kinh doanh của họ. Thói quen của doanh nhân Myanmar vẫn là cách làm việc gặp mặt và thảo luận công việc trực tiếp. Tại Myanmar, việc sử dụng Email và Internet đã có nhƣng do đƣờng truyền chậm thế nên mức độ tin cậy không cao. Chính phủ kiểm soát chặt chẽ hệ thống và đƣờng truyền thông tin.

Ảnh hưởng

Thất bại trong marketing đồng nghĩa với việc công ty thất bại trong việc đƣa hình ảnh sản phẩm và bản thân công ty đến với khách hàng. Điều này không chỉ trực tiếp làm giảm sút doanh thu bán hàng mà còn gây khó khăn cho công ty trong việc mở rộng thị trƣờng và phân khúc khách hàng tiêu thụ. Việc marketing không hiệu quả không chỉ gây ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty mà còn gây ra tình trạng lãng phí nguồn vốn kinh doanh.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU KÉT SẮT SANG THỊ TRƢỜNG

MYANMAR

3.1 Định hƣớng XK của công ty trong thời gian tới

Dựa trên tình hình hiện nay của công ty, nguồn vốn chƣa phải dồi dào, thị trƣờng tiêu thụ còn manh mún và không ổn định, công ty đã đƣa ra những dịnh hƣớng phát triển kinh doanh 5 năm tới 2015-2020 nhƣ sau:

-Đầu tƣ mạnh hơn cho xuất khẩu mặt hàng két sắt chủ lực của công ty, khai thác thêm thị trƣờng xuất khẩu cho những mặt hàng mới mà công ty có sẵn nguồn cung ứng.

-Tăng cƣờng buôn bán với các nƣớc trong khu vực và bạn hàng truyền thống, mở rộng thêm quan hệ hợp tác với các nƣớc ở khu vực Châu Âu và các nƣớc Trung Đông.

-Nghiên cứu đầu tƣ liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, tận dụng các lợi thế để tăng cƣờng khả năng xuất khẩu cho công ty.

-Đảm bảo kết quả kinh doanh tƣơng đƣơng hoặc vƣợt các năm trƣớc và chỉ tiêu đề ra.

-Đảm bảo hoàn thành các khoản nộp ngân sách theo quy định về số lƣợng và thời hạn.

-Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ xuất khẩu.

3.2 Mục tiêu của các giải pháp

Các giải pháp đặt ra giúp Công ty TNHH TM & DV Thiện Chí có thể nâng cao đƣợc doanh thu, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu để từ đó công ty phát triển mạnh mẽ hơn, đạt đƣợc những thành công trong những năm tiếp theo.

Không chỉ giúp công ty tăng doanh thu mà quảng bá đƣợc chất lƣợng cũng nhƣ mẫu mã của sản phẩm nhằm thu hút thêm đƣợc nhiều khách hàng và các đối tác mới trong kinh doanh.

Xây dựng đƣợc hình ảnh tốt đẹp của công ty trong và ngoài nƣớc, làm tăng thêm lòng tin cho các đối tác từ đó mở rộng quy mô của công ty đồng thời tạo ra đƣợc nguồn nhân lực vừa chất lƣợng, vừa năng động, luôn nhiệt tình và gắn bó lâu dài với công ty.

3.3 Giải pháp

3.3.1 Nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cho đội ngũ nhân viên nhân viên

Đội ngũ nhân viên là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Kết quả này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái độ của nhân viên, đó cũng là những vấn đề mà công ty mong muốn nhiều nhất. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tạo đƣợc hình ảnh công ty trong thì việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên chính là một giải pháp rất quan trọng, có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển.

Nội dung của giải pháp

Thực hiện giải pháp này công ty nên tập trung trên các phƣơng diện sau:

- Trƣớc hết để đảm bảo cho chất lƣợng đầu vào của nguồn nhân lực công ty cần xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên khoa học, chính xác và hợp lý nhằm tuyển dụng đƣợc những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công việc. Việc thực hiện tuyển chọn nhân lực luôn đƣợc giám sát và theo dõi nhằm lựa chọn đƣợc những con ngƣời tài năng, có trình độ và năng động.

- Công ty cần khuyến khích nhân viên trong bộ phận xuất nhập khẩu tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc tìm tài liệu trên báo, tạp chí, Internet nói về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên. Trong đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, ngoài giải pháp đào tạo mới cần có kế hoạch đào tạo lại và đào tạo nâng cao qua các hình thức dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Chất lƣợng đào tạo phải dựa trên các mặt: trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành, đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu về sự biến động của môi trƣờng.

- Đồng thời, lập kế hoạch cử các nhân viên có năng lực đi đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới nhằm xây dựng đƣợc đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, công ty nên cử nhân viên đi tham gia các khóa học để cập nhật kịp thời các thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu két sắt sang thị trường myanmar của công ty tnhh thương mại và dịch vụ thiện chí​ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)