2.2.1.1. Biến động của tài sản, nguồn vốn
Hầu hết các khoản vốn được lấy từ các nguồn như lợi nhuận, khấu hao, vốn góp và nợ dài hạn, công ty chủ yếu sử dụng các nguồn vốn này vào việc
tăng các khoản phải thu. Việc xác định vốn lấy từ đâu và chi vào đâu là hữu ích bởi vì nó giúp các nhà quản lý tài chính tìm ra các cách thức tốt nhất để tạo ra và sử dụng các khoản vốn đó. Ta lập bảng phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn (cơ cấu vốn), cần kết hợp với việc phân tích tình hình đầu tư của doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty lập năm 2009, 2010, 2011 ta lập bảng phân tích.
Bảng 2.1 : Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch
2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Tài sản ngắn hạn 70.608 39,55 62.348 36,58 68.824 48,14 8.260 13,25 I. Tiền và các khoản
tương đương tiền 1.103 0,62 850 0,50 4.335 3,03 253 29,76
1. Tiền 1.103 0,62 850 0,50 4.335 3,03 253 29,76
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu
ngắn hạn 28.179 15,78 25.229 14,80 31.481 22,02 2.950 11,69 1. Phải thu của khách
hàng 12.461 6,98 9.260 5,43 12.701 8,88 3.201 34,57
2. Trả trước cho người
bán 14.511 8,13 14.762 8,66 16.011 11,20 (251) (1,70)
5. Các khoản phải thu
khác 1.206 0,68 1.206 0,71 2.769 1,94 0 -
IV. Hàng tồn kho 24.883 13,94 22.684 13,31 25.868 18,10 2.199 9,69 1. Hàng tồn kho 24.883 13,94 22.684 13,31 25.868 18,10 2.199 9,69 V. Tài sản ngắn hạn khác 16.444 9,21 13.584 7,97 7.141 5,00 2.860 21,05
1. Chi phi trả trước ngắn
hạn 11.055 67,23 10.402 6,10 3.832 2,68 653 6,28
2. Thuế GTGT được khấu
trừ 81 0,05 171 0,10 209 0,15 (90) (52,63)
4. Tài sản ngắn hạn khác 5.307 2,97 3.011 1,77 3.099 2,17 2.296 72,25 B. Tài sản dài hạn 107.917 60,45 108.093 63,42 74.128 51,86 (176) (0,16) I. Các khoản phải thu dài
hạn 0 - 0 - 0 - 0 -
II. Tài sản cố định 107.709 60,33 108.093 63,42 70.980 49,65 (384) (0,36) 1. TSCĐ hữu hình 50.555 28,32 56.385 33,08 2.006 1,40 (5.830) (10,34) 3. TSCĐ vô hình 1.489 0,83 1.916 1,12 132 0,09 (427) (22,29) 4. Chi phí XDCB dở dang 55.666 31,18 49.792 29,21 68.843 48,16 5.874 11,80 IV. Các khoản ĐTTC dài
hạn 0 - 0 - 0 - 0 -
V. Tài sản dài hạn khác 208 0,12 0 - 3.147 2,20 208 -
1. Chi phí trả trước dài
hạn 208 0,12 0 - 3.147 2,20 208 -
Tổng cộng tài sản 178.525 170.440 142.952 8.085 4,74
(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2009, 2010 và 2011 của công ty CEC)
Từ bảng phân tích cho thấy: Năm 2009 tổng tài sản của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng là 142.952 triệu VNĐ trong đó tài sản ngắn hạn là 68.824 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 48,14%, tài sản dài hạn là 74.128 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 51,86% trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Năm 2011 tổng tài sản của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng là 178.525 triệu VND, trong đó tài sản ngắn hạn là 70.608 triệu VND chiếm tỷ trọng 39,55% và tài sản dài hạn là 107.917 triệu VND chiếm tỷ trọng 60,45% trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. So với năm 2010, tổng tài sản tăng lên 8.085 triệu VND với tỷ lệ tăng là 4,74% (tài sản ngắn hạn tăng thêm 8.260 triệu VND và tài sản dài hạn giảm 176 triệu VND); chứng tỏ năm 2011 quy mô sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng không đáng kể. Năm 2011 doanh nghiệp có xu hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. Đây là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp thì sự biến động cơ cấu vốn như vậy xét tổng quan là chưa hợp lý.
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện sự biến động giữa TSDH và TSNH
(Nguồn :Số liệu từ bảng 2.1)
Tuy nhiên, ta cần đi vào xem xét sự biến động của từng loại tài sản cụ thể như sau:
Tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2009 là 70.980 triệu VNĐ và tăng vào năm 2010 và năm 2011 tương ứng với số tiền 108.093 triệu VNĐ và 107.709 triệu VNĐ. Tài sản cố định của doanh nghiệp cuối năm 2011 là 107.709 triệu VND, giảm 0.36% so với đầu năm; trong đó cả tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình đều giảm với các tỷ lệ tương ứng là 10.34% và 22.29%. Tuy nhiên, chi phí xây dựng cơ bản dở dang lại tăng lên 11.80%.
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì năm 2009 hàng tồn kho đạt mức cao nhất là 25.868 triệu VNĐ và giảm vào 2 năm tiếp theo. Năm 2011 hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn ở mức 13,94% so với tổng tài sản với số tiền là
24.882 triệu VND, tăng 2.199 triệu VND so với năm 2010 tương ứng tỷ lệ tăng 9,69%. Các khoản phải thu ngắn hạn tại năm 2009 là 31.481 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 22,02% và giảm dần vào năm 2010 và năm 2011 với tỷ trọng lần lượt là 14,80% và 15,78%. Năm 2011 các khoản phải thu ngắn hạn là 28.179 triệu VND với tỷ lệ tăng 11,69% so với năm 2010; đây là một tỷ lệ tăng không nhỏ tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 giảm đi 0.56% chứng tỏ khi quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mở rộng thì các khoản phải thu cũng tăng lên, nhưng tỷ trọng giảm đi có nghĩa là khả năng thu hồi các khoản phải thu trong năm 2011 của doanh nghiệp có hướng tốt hơn năm 2010.
Đánh giá cơ cấu vốn nhằm thấy được tình hình huy động, sử dụng các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời thấy được khả năng tự tài trợ về tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Ta lập bảng phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn qua các năm.
Bảng 2.2 : Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch 2011/2010
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 215.276 120,59 165.046 96,83 127.877 89,45 50.230 30,43 I. Nợ ngắn hạn 114.910 64,37 62.586 36,72 49.770 34,82 52.324 83,60 1. Vay và nợ ngắn hạn 64.465 36,11 37.839 22,20 24.784 17,34 26.626 70,37 2. Phải trả cho người bán 16.104 9,02 13.563 7,96 12.585 8,80 2.541 18,73
3. Người mua trả tiền trước 3.662 2,05 2.769 1,62 6.379 4,46 893 32,25 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 1.663 0,93 1.114 0,65 896 0,63 549 49,28 5. Phải trả người lao động 2.382 1,33 3.505 2,06 3.430 2,40 (1.123) (32,04) 6. Chi phí phải trả 3.117 1,75 1.336 0,78 367 0,26 1.781 133 7. Phải trả nội bộ 0 0 0 0 100 0,20 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 23.517 13,17 2.459 1,44 1.228 0,86 21.057 856 II. Nợ dài hạn 100.367 56,22 102.460 60,11 78.107 54,64 (2.093) (2,04) 4. Vay và nợ dài hạn 100.367 56,22 102.460 60,11 78.107 54,64 (2.093) (2,04) B. Vốn chủ sở hữu (36.752) (20,59) 5.396 3,17 15.075 10,55 (42.148) (781) I. Vốn chủ sở hữu (36.752) (20,59) 5.396 3,17 15.075 10,55 (42.148) (781) 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 15.000 8,4 15.000 8,80 15.000 10,49 0 - 10. Lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối
(51.752) (28,99) (9.604) (5,63) 75 0,05 (42.148) -
Nguồn vốn 178.525 100 170.441 100 142.952 100 8.084 4,74
(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2009, 2010 và 2011 của công ty CEC)
Từ bảng 2.2 ta có nhận xét: Quy mô về vốn của công ty tăng qua các năm. Trong cả ba năm 2009, 2010 và 2011 thì nguồn vốn chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là vốn đi vay và vốn
chiếm dụng, cụ thể tỷ trọng nợ phải trả các năm tương ứng lần lượt là 89,45%, 96,83% và 120,59%. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lần lượt là 34,82%, 36,72% và 64,37%; chủ yếu là các khoản phải trả người bán và trả các khoản vay ngắn hạn.
Năm 2011 nợ phải trả của công ty là 215.267 triệu VND và năm 2010 là 165.046 triệu VND, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 50.230 triệu VND tương ứng tỷ lệ tăng 30,43%. Đây là mức tăng lớn nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp rất khó khăn kèm theo lãi suất vay nợ cao cho nên lợi nhuận làm ra không đủ để chi trả lãi vay. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chỉ có 15.000 triệu VNĐ, tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu lên tới 14 lần, hệ số nợ như thế là quá cao đối với một doanh nghiệp.
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện sự biến động giữa nợ phải trả và VCSH
(Nguồn :Số liệu từ bảng 2.2)
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến hết ngày 31/12/2011 là âm (-51.752 triệu VNĐ). Như vậy nguồn vốn chủ đã thấp (chỉ có 15 tỷ) nhưng đã mất. Ngoài ra đã lỗ thêm 42.148 triệu VNĐ. Chính vì mất nguồn vốn chủ nên hoạt động sản xuất kinh doanh mất tính tự chủ, phải dựa hoàn toàn vào nguồn
vốn vay, và khi nguồn vốn vay bị ngưng trệ (không thể vay tiếp) thì hoạt động kinh doanh gần như cũng ngưng trệ theo, làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng doanh thu.
Đến nay các khoản nợ đều đã đến hạn và quá hạn. Trên thực tế, công ty đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong khi đó vẫn có công nợ phải thu tồn đọng và khó thu hồi. Hàng tồn kho lớn 24.883 triệu VNĐ nhưng tính thanh khoản thấp và chậm luân chuyển vì đây là các thiết bị vật tư đầu tư cho mạng truyền hình cáp, đầu tư tạo TSCĐ. Tổng số lỗ phần lớn là do trả lãi vay. Do vốn vay quá lớn dẫn đến lãi vay phải trả lớn, nguồn thu của công ty thậm chí không đủ bù đắp cho lãi vay, chưa nói đến các hoạt động khác.
1.2.1.2. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Phân tích doanh thu
Bảng 2.3 : Bảng tổng hợp doanh thu Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Năm 2010/2009 Chênh lệch Năm 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 28.707 35.934 25.722 7.227 25,17 -10.212 -28,42 Doanh thu hoạt tài
chính
29 18 74 -11 -37,93 56 311
Thu nhập khác 24 0.02 16 -23,99 -99,95 15,98 79.900 Tổng doanh thu 28.760 35.952 25.812 7.192 25 -10.140 -28,20
(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2009, 2010 và 2011 của công ty CEC)
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Năm 2011 doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 25.722 triệu chiếm tỷ trọng 99,65% tổng doanh thu (Tỷ trọng doanh thu bán hàng năm 2009 và 2010 lần lượt là 99,85% và 99,92%). Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể trong tổng doanh thu.
Qua bảng phân tích trên ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty biến động không ngừng qua 3 năm. Năm 2009 doanh thu của công ty là 28.707 triệu đồng. Năm 2010 doanh thu của công ty tăng lên 35.934 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 25,17%. Có được sự tăng trưởng này là do trong năm 2010 công ty đã ký được một số hợp đồng cung cấp thiết bị cho một số Đài Phát thanh truyền hình địa phương như cung cấp thiết bị cho xe truyền hình lưu động với Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Bắc Kạn, cung cấp thiết bị quay phim với Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên năm 2011 doanh thu của công ty lại giảm mạnh chỉ còn 25.722 triệu đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 28,42% so với năm 2010 guyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2011 công ty chỉ đơn thuần kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp, các mảng kinh doanh khác của công ty gần như không hoạt động được.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty liên tục biến động qua các năm. Từ 29 triệu năm 2009 giảm xuống còn 18 triệu năm 2010 và đạt 74 triệu năm 2011. Nguyên nhân chính là do sự tăng vọt của lãi suất Ngân hàng trong năm 2011 đã khiến cho doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng lên.
Phân tích chi phí :
Nhìn bào bảng 2.4 ta thấy tổng chi phí của công ty liên tục gia tăng qua các năm. Từ 28.722 triệu năm 2009 tăng lên 45.630 triệu năm 2010 và đạt tới 67.958 triệu năm 2011. Chi phí hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí của Công ty. Tỷ trọng của chi phí tài chính năm 2011 là 47,25%, tiếp đến là giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ (37,50%). Chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ. (Tỷ trọng của các khoản mục này trong tổng chi phí lần lượt là 8,1%; 7,13%)
Bảng 2.4 : Bảng tổng hợp chi phí kinh doanh
Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Năm 2010/2009 Chênh lệch Năm 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Giá vốn hàng
bán và CCDV 20.730 27.955 25.485 7.225 34,85 -2.470 -8,84 Chi phí tài
chính 974 7.281 32.113 6.307 647,54 24.832 341
Chi phí bán
hàng 4.213 6.934 5.505 2.721 64,59 -1.429 -20,61
Chi phí quản lý
doanh nghiệp 2.678 3.459 4.843 781 29,16 1.384 40,01
Chi phí khác 127 0.6 12 -126 -99,53 11,40 1.900
Tổng chi phí 28.722 45.630 67.958 16.908 58,87 22.328 48,93
(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2009, 2010 và 2011 của công ty CEC)
Đi sâu vào phân tích các khoản mục chi phí ta thấy: Mặc dù trong năm 2011, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm với tỷ lệ giảm tương ứng là 28,42% tuy nhiên giá vốn hàng bán của công ty chỉ giảm tương ứng 8,84% (Từ 27.955 triệu năm 2010 xuống còn 25.485 triệu năm 2011). Điều này cho thấy sự giảm sút của doanh thu không tương xứng với sự giảm sút của giá vốn đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó phải kể đến sự gia tăng đột biến của chi phí tài chính trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay. Năm 2010 chi phí lãi vay của công ty là 7.281 triệu đồng chiếm 16% tổng chi phí, sang năm 2011 chi phí lãi vay
của công ty tăng lên 32.113 triệu đồng chiếm 47,25% tổng chi phí với tỷ lệ tăng tương ứng là 341% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Công ty phải tiến hành đi vay để đảm bảo cho quá trình sản xuất. Tại thời điểm 31/12/2011 số dư của khoản mục vay và nợ ngắn hạn, dài hạn của công ty là 164.831 triệu đồng, tăng 17,49% so với thời điểm 31/12/2010 bên cạnh đó là sự gia tăng của lãi suất đi vay đã khiến cho chi phí tài chính của công ty tăng lên.
Ngoài ra chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2011 cũng tăng so với năm 2010. Năm 2010 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 3.459 triệu đồng. Năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 4.843 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 40,01% so với năm 2010.
Như vậy có thể nói trong năm 2011 hoạt động sản xuất của công ty thu hẹp hơn so với năm 2010 nhưng một số chi phí lại gia tăng đáng kể như chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp đã làm gia tăng tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cần có biện pháp tích cực hơn nữa để kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất kinh doanh.
Phân tích lợi nhuận :
Bảng 2.5 : Bảng tổng hợp lợi nhuận Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Năm 2010/2009 Chênh lệch Năm 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Lợi nhuận gộp 7.969 7.979 237 10 0,13 -7.742 -97 Lợi nhuận
thuần 132 (9.679) (42.151) -9.810 -7.432 -32.472 336 Lợi nhuận
Lợi nhuận
trước thuế 29 (9.679) (42.147) -9.708 -33.475 -32.468 335 Lợi nhuận sau
thuế 24 (9.679) (42.147) -9.703 -40.429 -32.468 335
(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2009, 2010 và 2011 của công ty CEC)
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giảm mạnh từ năm 2009 đến năm 2011. Cụ thể: lợi nhuận gộp của công ty giảm từ 7.979 triệu của năm 2010 xuống chỉ còn 237 triệu năm 2011 với tỷ lệ giảm tương ứng là 97%. Lợi