4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.2. Mô hình của trường phái cổ điển mới
Mô hình truyền thống về tự do cạnh tranh trên thị trường. Mô hình này do những người theo trường phái Cổ điển mới đưa ra. Họ giả định rằng: Giá
cả và tiền lương là hết sức linh hoạt trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong thị trường này, người sản xuất luôn nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận còn người tiêu dùng thì tối đa hoá độ thoả dụng. Như vậy, người sử dụng lao động chỉ thuê thêm lao động khi giá trị sản phẩm cận biên của người công nhân tạo ra cao hơn tiền lương mà anh ta nhận được. Theo quy luật năng suất cận biên giảm dần thì cứ tăng thêm một công nhân thì sản phẩm được tạo ra thêm lại giảm đi. Vì vậy, đường cầu về lao động cũng dốc xuống giống như đường cầu về các loại hàng hoá và dịch vụ khác. Trong khi đó, người lao động phân thời gian của mình ra làm thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Nếu tiền lương cao thì lợi ích của thời gian lao động cao, do đó người lao động sẵn sàng làm việc nhiều hơn. Như vậy, đường cung lao động cũng đi lên giống như đường cung của các hàng hoá và dịch vụ khác. Do đó điểm cắt nhau giữa đường cung và đường cầu lao động là điểm cân bằng của thị trường. Tại điểm đó không có thất nghiệp không tự nguyện. Nói cách khác, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả và tiền lương là hết sức linh hoạt thì không có thất nghiệp, thị trường luôn đạt mức toàn dụng nhân công.
Mô hình này cũng có những hạn chế:
- Một là, trong thực tế không có một nền kinh tế nào mà thị trường hoàn toàn là cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả và tiền lương cũng không thể có khả năng tự điều chỉnh một cách hết sức linh hoạt như giả định của mô hình. - Hai là, ảnh hưởng của chính sách tiền lương của nhà nước do vậy, tiền lương không thể hạ thấp để tuyển thêm công nhân.
Với những lý do trên nên mô hình này ít có ý nghĩa thực tiễn đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng.