4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.1. Thực trạng lao động và trình độ tại huyện Gia Bình và các xã nghiên cứu
Bảng 3. 1 . Thực trạng lao động và trình độ tại huyện Gia Bình và các xã nghiên cứu Chưa đào tạo Đào tạo không CC Đào tạo có CC Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng
nghề Cao đẳng Đại học đại học Sau Khác Tổng
Huyện Gia Bình 16,380 26,311 417 1,205 1,711 459 1,086 1,921 84 5 49,579
Xã Giang Sơn 1,279 1,811 6 62 140 35 62 115 2 1 3,513
Xã Song Giang 1,329 1,876 21 39 94 21 80 103 7 0 3,570
Xã Lãng Ngâm 1,100 3,086 37 36 135 30 54 129 3 1 4,611
Xã Đông Cứu 785 2,502 35 76 116 24 79 139 9 0 3,765
Theo khảo sát năm 2017, phần lớn lao động trên địa bàn huyện và các xã nghiên cứu là chưa qua đào tạo hoặc có qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ. Cụ thể, trên toàn địa bàn huyện, số lao động đã qua các lớp đào tạo nhưng không có chứng chỉ chiếm tỷ lệ cao nhất, đến 53.07%, tiếp đến là nhóm lao động chưa qua đào tạo, chiếm 33.04%.
Nhóm lao động đã qua đào tạo trung cấp nghề và đại học đều dưới 4%, cụ thể, các con số lần lượt là 3.45% và 3.87%. Nhóm lao động đã qua đào tạo sơ cấp nghề và cao đẳng đều chiếm dưới 3%, cụ thể các con số lần lượt là 2.43% và 2.19%.
Nhóm lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ, cao đẳng nghề, sau đại học và “khác” đều chiếm chưa đến 1%, cụ thể các con số lần lượt là 0.84%, 0.93%, 0.17% và 0.01%.
Nếu so sánh giữa các xã nghiên cứu và huyện, có hai xã có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao hơn mức chung của huyện (33.04%) là Song Giang (37.23%) và Giang Sơn (36.41%). Trong khi đó, có hai xã lại có tỷ lệ này thấp hơn mức chung của toàn huyện là Lãng Ngâm (23.86%) và Đông Cứu (20.85%). Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ của Song Giang và Giang Sơn lại thấp hơn so với mức chung của toàn huyện. Các con số này lần lượt là 51.55% và 52.55%. Trong khi đó, hai xã còn lại tỷ lệ này cao hơn mức chung của toàn huyện và hai xã trên rất nhiều. Các con số lần lượt là 66.93% và 66.45%.