Những thách thức trong vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 104)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.4. Những thách thức trong vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương

Hình 3 15. Những thách thức trong vấn đề giải quyết việc làm tại các xã nghiên cứu (% ý kiến)

(Nguồn: Tính toán và thiết kế từ số liệu điều tra năm 2018)

Theo các ý kiến khảo sát thu được, những thách thức đối với vấn đề giải quyết lao động tại địa phương chủ yếu đến từ hai nguồn chính là lĩnh vực nông nghiệp có tính thời vụ cao. Khi vào thời vụ thì vấn đề việc làm là tạm đủ, thậm chí đối với một số gia đình còn phải thuê mướn bên ngoài. Tuy nhiên, lúc nông nhàn, việc làm thêm để ổn định thu nhập lại trở nên một vấn đề bức xúc. Ngoài ra, phần lớn lao động trẻ thường đi ra thành phố hoặc tìm đến các khu công nghiệp để tìm việc làm, ở lại địa phương

62.5 37.5

Thách thức trong giải quyết việc làm (% ý kiến)

Lao động chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp có tính thời vụ cao Lao động ở địa phương chủ yếu là người cao tuổi và phụ nữ

chủ yếu là các lao động cao tuổi và phụ nữ. Những lao động này không thuộc đối tượng tuyển dụng của các doanh nghiệp vì vấn đề tuổi tác và sức khoẻ.

Bảng 3 2. Ma trận SWOT giải quyết việc làm tại các xã nghiên cứu Điểm mạnh

- Lãnh đạo quan tâm tạo việc làm - Có Trung tâm học tập cộng đồng thường xuyên tổ chức các lớp dạy nghề

Điểm yếu

- Các cấp, ngành tại địa phương chưa làm tốt công tác giải quyết việc làm - Chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư

- Công tác đào tạo nghề yếu - Dạy nghề chưa chú trọng chất lượng

- Chưa làm tốt công tác hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm

- Hỗ trợ việc làm sau đào tạo yếu - Khảo sát nhu cầu để đào tạo nghề chưa tốt

- Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo nên tay nghề thấp

- Thiếu vốn

- Tư vấn việc làm yếu

Cơ hội

- Địa phương có nhiều làng nghề - Các xã thuần nông đang chuyển dịch cơ cấu sang nghề

- Đoàn thanh niên hoạt động mạnh - Giao thông thuận lợi

- Kinh tế phát triển

Giải pháp (phát huy điểm mạnh để nắm bắt cơ hội)

- Phát huy vai trò của đoàn thanh niên và tận dụng sự quan tâm của lãnh đạo địa phương để khuyến khích lao động tại địa phương phát triển các làng nghề hoặc khởi nghiệp theo hướng nông nghiệp hiện

Giải pháp (khắc phục các điểm yếu để nắm bắt cơ hội)

- Khảo sát nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp để có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp cho lao động. Từ đó có thể gắn kết việc giải quyết việc làm sau đào tạo với trách nhiệm của

- Nhiều doanh nghiệp

- Nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng hiện đại

đại hoặc hữu cơ doanh nghiệp

- Xây dựng các chuỗi sản phẩm gắn kết doanh nghiệp với người sản xuất nhằm tạo việc làm và giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm

- Phát huy vai trò của thanh niên và các doanh nghiệp để làm tốt công tác tư vấn đào tạo nghề cho lao động tại địa phương

Thách thức

- Lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, có tính thời vụ

- Lao động ở địa phương chủ yếu cao tuổi do trẻ đi làm việc xa

Giải pháp (phát huy điểm mạnh để tránh những thách thức)

Giải pháp (khắc phục các điểm yếu để tránh những thách thức)

- Các lĩnh vực ngành nghề đào tạo cần nghiên cứu kỹ đặc thù của nông nghiệp địa phương

- Việc thiết kế nội dung, phương pháp, thời gian và địa điểm của các lớp đào tạo nghề cần chú trọng vào đối tượng người cao tuổi

Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại địa bàn nghiên cứu

- Phát huy vai trò của đoàn thanh niên và tận dụng sự quan tâm của lãnh đạo địa phương để khuyến khích lao động tại địa phương phát triển các làng nghề hoặc khởi nghiệp theo hướng nông nghiệp hiện đại hoặc hữu cơ

- Khảo sát nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp để có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp cho lao động. Từ đó có thể gắn kết việc giải quyết việc làm sau đào tạo với trách nhiệm của doanh nghiệp

- Xây dựng các chuỗi sản phẩm gắn kết doanh nghiệp với người sản xuất nhằm tạo việc làm và giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm

- Phát huy vai trò của đoàn thanh niên cùng các tổ chức chính trị xã hội khác và các doanh nghiệp để làm tốt công tác tư vấn đào tạo nghề cho lao động tại địa phương

- Các lĩnh vực ngành nghề đào tạo cần nghiên cứu kỹ đặc thù của nông nghiệp địa phương tránh lãng phí các nguồn lực

- Việc thiết kế nội dung, phương pháp, thời gian và địa điểm của các lớp đào tạo nghề cần chú trọng thêm vào đối tượng người cao tuổi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Phần lớn lao động trên địa bàn huyện Gia Bình và bốn xã nghiên cứu là chưa qua đào tạo hoặc có qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ. Xét trên toàn huyện và các xã nghiên cứu, nhóm lao động có độ tuổi nằm trong khoảng 31-40, 41-50 và cao hơn 56 chiếm lần lượt là 22.43%, 22.15% và 23.48%. Trong khi đó, nhóm lao động có độ tuổi nằm trong khoảng 20-30 chiếm 17.93% và nhóm có độ tuổi từ 51-55 chiếm 12.07%. Tỷ lệ lao động nữ cao hơn nam tại các khu vực nghiên cứu, nhưng chênh lệch không nhiều, dao động xung quanh 50%. Số người phụ thuộc tại các xã nghiên cứu khá cao. Cụ thể, tỷ lệ lao động so với nhân khẩu tại các xã nghiên cứu dao động xung quanh mức 60%. Phần lớn, lao động tại các xã nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, nhóm ngành nghề chiếm tỷ lệ cao thứ hai là nông lâm và thuỷ sản.

Trong tổng số 120 hộ điều tra, 79,31% không thiếu việc làm và khoảng 20,69% thiếu việc làm. Đa số lao động thiếu việc làm tại các hộ điều tra hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong số các hộ điều tra, số tháng thiếu việc làm phổ biến ở hai mức là 9 và 6 tháng. Số lao động thiếu 9 tháng việc làm chiếm 74.19%, số lao động thiếu khoảng 6 tháng việc làm chiếm 25.81%. Tại các hộ điều tra, tỷ lệ nữ có việc làm cao hơn rất nhiều so với lao động nam, 94.74% lao động nữ có việc làm trong khi chỉ có 50% lao động nam có việc làm. Lao động tại các xã nghiên cứu phần đông là người cao tuổi và phụ nữ. Cụ thể, tổng số lao động của hai nhóm độ tuổi từ 51-55 và trên 56 chiếm đến 50% tổng số lao động tại các hộ điều tra.

Những thuận lợi trong công tác giải quyết việc làm tại các xã nghiên cứu gồm có: các cấp lãnh đạo địa phương đã quan tâm đúng mức đến vấn đề tạo việc làm cho lao động tại địa phương; các xã có Trung tâm học tập cộng đồng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các lớp đào tạo, tập huấn nghề nghiệp; địa

phương có nhiều doanh nghiệp và làng nghề, mở ra cơ hội tạo việc làm cho lao động tại địa phương; địa phương nằm trên các giao lộ giao thông thuận tiện, là cơ hội tốt để tạo việc làm cho lao động trên địa bàn huyện; nông nghiệp trên địa bàn đang chuyển dịch theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, mở ra nhiều cơ hội mới cho lao động địa phương; các xã thuần nông của huyện đang chuyển dịch sang hướng làng nghề và đoàn thanh niên hoạt động tích cực là những cơ hội tốt giúp cho việc giải quyết việc làm cho lao động địa bàn thuận lợi. Bên cạnh đó, còn có nhiều khó khăn, thách thức tron vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương như: lao động tại địa phương chủ yếu chưa qua đào tạo, tay nghề thấp, không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng như các làng nghề; địa phương chưa làm tốt công tác hỗ trợ cho các hộ gia đình trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm; thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh; địa phương và các tổ chức đào tạo nghề cũng như các nhà tuyển dụng chưa làm tốt công tác hỗ trợ việc làm sau đào tạo; công tác tư vấn việc làm tại địa phương yếu; công tác khảo sát nhu cầu phục vụ cho việc đào tạo nghề chưa được thực hiện tổt, chưa sát với nhu cầu; công tác đào tạo nghề tại địa phương là yếu, còn chạy theo số lượng, chưa chú trọng vào chất lượng nên lao động đào tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng; lĩnh vực nông nghiệp có tính thời vụ cao và phần lớn lao động trẻ thường đi ra thành phố hoặc tìm đến các khu công nghiệp để tìm việc làm, ở lại địa phương chủ yếu là các lao động cao tuổi và phụ nữ.

2. Kiến nghị

- Chính quyền địa phương cần phối kết hợp tốt hơn nữa với các đơn vị sử dụng lao động để nắm bắt tốt hơn nhu cầu của các đơn vị này để có hướng và kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương. Kết nối thông tin nhu cầu việc làm đến người lao động và các đơn vị đào tạo ngành nghề cho người lao động. Tạo ra một cổng thông tin về việc làm là một việc trong tầm tay của huyện.

- Các đơn vị đào tạo ngành nghề cho người lao động cần làm tốt hơn nữa việc đánh giá nhu cầu lao động xã hội. Cụ thể, cần có sự phối kết hợp với các đơn vị sử dụng lao động cũng như bản thân người lao động để nắm bắt nhu cầu cả về số lẫn chất lượng, phối kết hợp với chính quyền địa phương để nắm bắt được các chính sách và chương trình hỗ trợ việc làm để thiết kế các chương trình đào tạo ngành nghề cho phù hợp.

- Bản thân người lao động cần chủ động hơn nữa trong việc tìm việc làm. Chủ động học tập, đào tạo, tự đào tạo, bổ sung thêm những kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm. Chủ động khởi nghiệp nếu có thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ lao động - Thương binh và xã hội, Thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam, NXB Thống kê, HN 2000

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, VCCI, ILO, 2007. Diễn đàn việc làm Việt Nam: Việc làm bền vững, tăng trưởng và hội nhập, Hà Nội.

Bộ Luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1994 Bộ Luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012

Bộ nhân lực và phát triển xã hội Trung Quốc, 2016, Trung Quốc giải quyết vấn đề thất nghiệp như thế nào

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009, Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21-8-2009

Bùi Quang Dũng, 2012, từ khái niệm “nông dân” tới “xã hội tiểu nông” ở việt nam: dẫn vào một nghiên cứu về phát triển nông thôn, NXB Xã hội học

Bùi Xuân An, 2008. Giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Chu Tiến Quang, 2001. Việc làm ở nông thôn - Thực trạng và giải pháp. Hà Nội, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Đà Nẵng: 9 tháng đầu năm 2018 giải quyết việc làm cho gần 24.500 lao động, 2018: http://m.laodongxahoi.net/da-nang-9-thang-dau-nam-2018-giai-quyet- viec-lam-cho-gan-24500-lao-dong-1311050.html

Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 


Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013

Hoàng Tú Anh (2012), giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Vang, thành phố Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng

Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, 1999. Giáo trình kinh tế học chính trị Mác - Lê Nin. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

Kinh nghiệm của Trung Quốc ở một số lĩnh vực: http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=1696e 7e0-3d02-4ca3-9611-31f43296d5ac&groupId=13025

Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở Đài Loan, 2010: https://www.bbc.com/vietnamese/mobile/world/2010/12/101218_taiwan_migra nt_workers.shtml

Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, 1997. Về chiến lược giải quyết việc làm ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 


Nguyễn Hữu Dũng, 2004. Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông thôn. Lao động - Xã hội, số 247. 
 Nguyễn Thế Bình, Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị ở Đài Loan, tạp

chí Khoa học Phát triển Nông thôn ViệtNam:

http://iasvn.org/upload/files/NN53WZP84Lnn%20do%20thi%20Dai%20Loan.p df

Nguyễn Thị Hải, 2009. Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2009-2015. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nguyễn Thị Hải Vân, 2012. Tác động của đô thị hóa đối với lao động việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội. Học viện Khoa học xã hội - Viện Khoa học xã

hội Việt Nam.

Nguyễn Thị Kim Hồng, 2013. Nghiên cứu một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Thị Lan Phương, 2013. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Quốc hội, 2003. Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi bổ sung năm 2002. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

Sơn Dương chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động, 2018: http://www.tuyenquang.gov.vn/n39688_son-duong-cham-lo-giai-quyet-viec- lam-cho-nguoi-lao-dong?AspxAutoDetectCookieSupport=1

Thanh Hoá: Giải quyết việc làm mới cho hơn 4.000 lao động, 2018: https://hoanhap.vn/bai-viet/thanh-hoa--giai-quyet-viec-lam-moi-cho-hon-4-000- lao-dong-23657

Thanh Hóa phấn đấu giải quyết việc làm cho 66.000 lao động trong năm 2018, 2017: https://infonet.vn/thanh-hoa-phan-dau-giai-quyet-viec-lam-cho-66000- lao-dong-trong-nam-2018-post251438.info

Thành phố Đà Nẵng thực hiện tốt các chính sách tạo công ăn việc làm cho người lao động sau giải tỏa, di dời, 2010:

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-

moi/2010/264/Thanh-pho-Da-Nang-thuc-hien-tot-cac-chinh-sach-tao-cong.aspx

Thái Ngọc Tịnh, 2003. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Nghiệp I, 
Hà Nội.

Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, 1991. Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật.

nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội.

Trần Thị Minh Ngọc, 2010. Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến 2010. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

Trần Văn Tuấn, 1995. Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm ở Hà Nội. 
 Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trung Quốc giải quyết vấn đề thất nghiệp như thế nào, 2016: http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=18805

Tuyên Quang: Nhiều biện pháp tạo việc làm cho người lao động, 2013: https://mic.gov.vn/Daotaonghe/Pages/TinTuc/97250/Tuyen-Quang--Nhieu- bien-phap-tao-viec-lam-cho-nguoi-lao-dong.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)