Mô hình của trường phái Keynes

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3. Mô hình của trường phái Keynes

Ngược lại với trường phái Cổ điển cho rằng giá cả và tiền lương là hết sức linh hoạt trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, John Maynard Keynes

có giả định hoàn toàn ngược lại rằng trong ngắn hạn, giá cả và tiền lương là cứng nhắc. Do đó, ông cho rằng để phát triển kinh tế thì phải làm sao đẩy được tổng cầu tiến đến sản lượng tiềm năng. Như vậy, việc xác định sản lượng quốc dân là dựa trên cơ sở mức tổng cầu về tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ mà một nền kinh tế có khả năng sản xuất trong điều kiện cụ thể về các nguồn lực và công nghệ. Theo Keynes, mức sản lượng được xác định bởi tổng cầu gồm tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của chính phủ: Q = C + I + G (1)

Trong đó:

Q là mức sản lượng, C là tiêu dùng, I là đầu tư, G là chi tiêu của chính phủ.

Nếu tính cả xuất nhập khẩu và thuế thì phương trình (1) sẽ là: Q = C + I + (G - T) + (X - M) (2)

Trong đó:

- T là thuế, X là xuất khẩu, M là nhập khẩu

Nếu X - M > 0 là có thặng dư thương mại, làm tăng mức tổng cầu. Nếu G > T thì cũng làm tăng mức tổng cầu. Như vậy, theo quan điểm của Keynes thì vai trò của nhà nước là làm sao cho đường tổng cầu tiến gần đến mức sản lượng tiềm năng nghĩa là làm cho sản lượng đạt đến sản lượng tối ưu. Trong quan điểm của Keynes, mức sản lượng có quan hệ tỷ lệ thuận với mức công ăn việc làm, do đó nếu càng đẩy được tổng cầu ra ngoài thì mức thất nghiệp càng giảm. Tuy nhiên, muốn tăng tổng cầu thì phải tăng đầu tư, mà theo Keynes thì đó là đầu tư của các nhà tư bản công nghiệp lớn. Điều đó làm cho mức lương của khu vực thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn và dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị tăng lên. Lượng lao động từ nông thôn ra lớn hơn so với mức công ăn việc làm tạo ra ở khu vực thành thị làm cho thất nghiệp ở thành

thị tăng. Số lao động ở nông thôn ra thành thị có trình độ cao so với khu vực nông thôn, làm cho nông thôn kém phát triển, sức cạnh tranh kém, khả năng tăng xuất khẩu kém...như vậy mức công ăn việc làm ở cả thành thị và nông thôn thậm chí lại giảm.

Hạn chế của mô hình Keynes:

- Với các nước đang phát triển như nước ta, khả năng cung ứng cho nhu cầu của thị trường là thấp

- Áp lực cạnh tranh của các nước kinh tế phát triển hơn cũng gây khó khăn cho sản xuất trong nước.

- Thói quen thích tiêu dùng hàng ngoại của dân cư cũng ảnh hưởng đến tổng cầu trong nước.

- Muốn dựa vào đầu tư thì vấn đề vốn đầu tư là hết sức khó khăn.

Do đó việc áp dụng mô hình của Keynes vào thực tế giải quyết việc làm ở nước ta cũng có nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)