4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4.2. Điểm yếu trong vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương
Hình 3 13. Điểm yếu trong vấn đề giải quyết việc làm tại các xã nghiên cứu (% ý kiến)
(Nguồn: Tính toán và thiết kế từ số liệu điều tra năm 2018)
Chiếm tỷ lệ cao nhất (42.42%) là các ý kiến cho rằng lao động tại địa phương chủ yếu chưa qua đào tạo, tay nghề thấp, không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng như các làng nghề. Xếp thứ hai về mức độ phổ biến là nhóm các ý kiến cho rằng địa phương chưa làm tốt công tác hỗ trợ cho các hộ gia đình trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Nhóm ý kiến này chiếm 18.18%. Xếp thức ba về mức độ phổ biến là các ý kiến cho rằng họ thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh. Những khó khăn trong nhóm này đến từ việc khó khăn trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay, lãi suất cho vay, thời gian vay và quy định vay (đa số các ngân hàng đều yêu cầu thế chấp sổ đỏ). Nhóm các yếu tố liên quan đến công tác đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cũng rất phổ biến. Cụ thể, 6.06% ý
3.03 4.55 1.52 1.52 18.18 6.06 4.55 42.42 13.64 4.55
Điểm yếu giải quyết việc làm (% ý kiến)
Chưa làm tốt công tác giải quyết việc làm
Chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư
Công tác đào tạo nghề yếu Dạy nghề chưa chú trọng chất lượng
Chưa làm tốt công tác hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm Hỗ trợ việc làm sau đào tạo yếu Khảo sát nhu cầu để đào tạo nghề chưa tốt
Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo nên tay nghề thấp
kiến cho rằng địa phương và các tổ chức đào tạo nghề cũng như các nhà tuyển dụng chưa làm tốt công tác hỗ trợ việc làm sau đào tạo. 4.55% cho rằng công tác tư vấn việc làm tại địa phương yếu, cùng tỷ lệ này là các ý kiến cho rằng công tác khảo sát nhu cầu phục vụ cho việc đào tạo nghề chưa được thực hiện tổt, chưa sát với nhu cầu. Hậu quả là nhiều lao động sau khi đào tạo nghề xong thì không hoặc chưa tìm được việc làm. Trong khi đó, có một số nghề xã hội có nhu cầu thì lại chưa được đào tạo. Cùng với quan điểm này có 1.52% ý kiến cho rằng công tác đào tạo nghề tại địa phương là yếu. Cùng tỷ lệ như vậy là các ý kiến cho rằng công tác đào tạo nghề còn chạy theo số lượng, chưa chú trọng vào chất lượng nên lao động đào tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.