Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 34 - 40)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang có toạđộđịa lý từ 220 29' 30" đến 230 02' 30" vĩ độ Bắc, 1040 23' 30" đến 1050 09' 30" kinh độĐông. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2, cách thị xã Hà Giang 20 km về phía Nam. Có vị trí giáp ranh như sau: Phía Bắc giáp với Trung Quốc và huyện Quản Bạ. Phía Đông giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Tuyên Quang. Phía Tây giáp huyện Hoàng Su Phì. Phía Nam giáp huyện Bắc Quang. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 149.524.99 ha với 24 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc, trong đó có 5 xã giáp với Trung Quốc là Minh Tân, Thanh Thủy, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải. Huyện Vị Xuyên có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển, giao thương hàng hóa với thành phố Hà Giang và với nước bạn Trung Hoa.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang. Nhìn chung địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh tạo thành các khe suối, có độ dốc lớn. Chính vì vậy toàn huyện chia thành 3 dạng địa hình chính.

- Địa hình núi cao: Có độ cao trung bình trên 1.000 m bao gồm các xã như Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Phương Tiến, thuận lợi cho các cây đặc sản như chè Shan, quế, thảo mộc, chăn nuôi gia súc và phát triển nghề rừng.

- Địa hình núi thấp: Có độ cao từ 500 - 800 m bao gồm các xã như Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Minh Tân, Thuận Hòa, Việt Lâm, Linh Hồ, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chè, chăn nuôi gia súc và trồng rừng.

- Địa hình thấp dạng xen kẽ giữa các đồi núi cao trung bình dưới 500 m bao gồm các xã như Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên, thuận lợi cho phát triển lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, hình thành cụm công nghiệp và phát triển chăn nuôi.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão mùa hè và gió đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu huyện Vị Xuyên chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè có gió mùa đông nam, tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô, ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm 22,6 0C. Độ ẩm không khí bình quân năm 80%.

3.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống thủy văn của huyện tương đối phong phú, mạng lưới sông suối của huyện phân bố khá đồng đều, có một sông lớn chảy qua địa bàn huyện là sông Lô có lưu lượng nước tương đối lớn. Ngoài ra, còn có hệ thống các suối nhỏ và các khe lạch cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do địa hình của huyện có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh nên khả năng khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, đồng thời dễ bị cạn kiệt nước trong mùa khô gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 2013 - 2017, huyện Vị Xuyên cơ bản đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội đảng bộ huyện đã đề ra. Nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Cơ cấu từng ngành kinh tế đổi mới tích cực theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Kết quả đạt được trong quá trình phát triển 03 khối ngành kinh tế chủ yếu đến năm 2016: Thương mại - dịch vụ chiếm 31,74%, Công nghiệp - thủ công nghiệp chiếm 33,60%, Nông lâm ngư nghiệp chiếm 34,66%. Công nghiệp, thủ công nghiệp và khai khoáng có bước phát triển mạnh. Thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, kinh tế mậu biên được chú trọng, các chợ nông thôn, chợ biên giới được mở rộng và hoạt động sôi động; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng từ 235,6 triệu USD năm 2013 lên 3.606,4 triệu USD năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tăng từ 510,3 tỷđồng năm 2013 lên 926,278 tỷđồng năm 2016.

Sản xuất nông lâm nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng được đẩy mạnh. Thực hiện có hiệu quảđề án về sản xuất lúa, ngô hàng hóa, đột phá về thâm canh, tăng vụ, đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và người dân… giá trị sản xuất trồng trọt thu hoạch trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản liên tục tăng lên qua các năm, năm 2013 đạt 39,61 triệu đồng/ha đến năm 2015 đạt 45,65 triệu đồng/ha, năm 2017 đạt 48,11 triệu đồng. Cùng với hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo phương thức truyền thống đã hình thành chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, chính quyền địa phương và nhà nông để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Hình 3.1. T l cơ cu kinh tế huyn V Xuyên

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vị Xuyên, 2017 3.1.2.2. Thu, chi ngân sách

Công tác thu ngân sách đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực, kết hợp giữa nâng cao nghiệp vụ thu với quản lý bao quát các nguồn thu. Tổng thu ngân sách tăng từ 474,365 tỷđồng năm 2013 lên 840,390 tỷđồng năm 2014, năm 2015 giảm xuống còn 744,522 tỷđồng (do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế). Năm 2017, công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện tiếp tục gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp, HTX

hoạt động kém hiệu quả, một số doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh nên công tác thu ngân sách tiếp tục bị ảnh hưởng, tổng thu ngân sách năm 2017 đạt 896,601 tỷđồng.

Công tác chi thường xuyên cơ bản đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích. Cơ cấu phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính và công tác quản lý chi ngân sách có sự chuyển biến rõ nét. Ưu tiên các nhiệm vụ chi cho những nhiệm vụ phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ bản, công tác đảm bảo an sinh xã hội và các nhiệm vụ chi có tính quan trọng cấp bách của địa phương, tăng chi cho sự nghiệp giáo dục, công nghệ, môi trường. Phân cấp mạnh và từng bước nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng vốn các chương trình mục tiêu (NTM, phân cấp giảm nghèo, sự nghiệp kinh tế…), giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm các nguồn lực cho các xã, thị trấn, đơn vị dự toán. Thực hiện tốt việc tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí. Chi ngân sách tăng từ 468,163 tỷđồng năm 2013 lên 713,264 tỷ đồng năm 2016, năm 2017 đạt 865,646 tỷđồng.

Hoạt động tín dụng - ngân hàng ngày càng phát triển mở rộng và phát huy hiệu quả, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn vay của các thành phần kinh tế và nhân dân. Đến nay, tổng số vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 658 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 627 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển đạt 2.138 tỷ đồng. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn chủ yếu từ các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân, vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển hàng năm chiếm 20%. Công tác thu hút vốn có nhiều đổi mới như: khuyến khích về lãi suất, mở các hình thức khuyến mãi, đơn giản hóa thủ tục cho vay… tích cực huy động nguồn vốn địa phương, nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, các tổ chức, các doanh nghiệp… Hiệu quả hoạt động tín dụng cũng tăng rõ rệt, tổng vốn cho vay hàng năm đều tăng, vốn tín dụng thương mại tập trung đầu tư mạnh vào phát triển các dịch vụ sản xuất và lưu thông. Nguồn vốn cho vay xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, sinh viên, học sinh nghèo thực sựđã phát huy tác dụng, từ nguồn vốn vay nhiều hộ gia đình mở mang phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo hướng tới làm giàu, con em được học hành có nghề nghiệp ổn định.

3.1.2.3. Dân số, lao động việc làm

Dân số toàn huyện năm 2017 là 107.795 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,378%. Lực lượng lao động ở huyện khá dồi dào với 68.342 người, chiếm 63,4% dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm tới 88,57%, còn lại lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chỉ chiếm 11,43%. Hàng năm huyện có thêm khoảng 2.000 người bước vào độ tuổi lao động. Nhìn chung chất lượng lao động còn thấp, ngành nghề và việc làm chính của lao động trên địa bàn huyện là sản xuất nông nghiệp.

Thực hiện các chương trình, mục tiêu và các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo…trong những năm qua huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho khu vực nông thôn như: hỗ trợ lao động học nghề, cho vay vốn giải quyết việc làm... góp phần tạo việc làm cho một lực lượng lao động lớn của huyện. Xây dựng và triển khai kế hoạch chương trình việc làm và xuất khẩu lao động, thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động của các công ty môi giới tuyển dụng lao động đi làm việc tại nước ngoài và các khu công nghiệp trong nước thông qua vay vốn ngân hàng chính sách xã hội. Trong giai đoạn 2013-2017, công tác đào tạo nghề ngắn hạn và liên kết đào tạo nghề dài hạn đã tổ chức được 244 lớp đào tạo dạy nghề với 7.816 học viên. Tính đến năm 2017 toàn huyện giải quyết việc làm được 11.831 lao động. Số dự án vay vốn để giải quyết việc làm là 580 dự án với 517 hộ vay vốn. Số lao động đi làm việc theo hợp đồng lao động và các tỉnh, thành phố trong nước là 2.963 lao động, lao động xuất khẩu ra nước ngoài là 196 lao động.

Nhìn chung, Vị Xuyên là huyện có nguồn nhân lực khá dồi dào và trẻ. Nguồn lao động trẻ sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển các hoạt động kinh tế, tuy nhiên hiện nay trình độ lao động có tay nghề cao còn ít, cần có những định hướng mới nhằm thu hút lao động chất lượng cao về huyện làm việc và có chiến lược phát triển đào tạo nghề cho lao động cũng như thu hút các nhà đầu tư vào địa phương để sử dụng lao động tại chỗ nhằm làm tốt công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

3.1.2.4. Giảm hộ nghèo

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, hàng năm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm được đáng kể, cụ thể: Năm 2011 có 6.194 hộ nghèo, chiếm 29,35%; năm 2012 có 5.317 hộ, chiếm 24,05%; năm 2013 có 4.896 hộ chiếm 21,77%; năm 2014 có 4.577 hộ nghèo, chiếm 19,74% (trung bình hàng năm giảm 1,4%). Theo kết quảđiều tra, rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đến năm 2015 là 33,5% (7.962 hộ nghèo), năm 2016 là 29,32% (7.102 hộ nghèo) trong đó: xã Thượng Sơn (69,62%), Thuận Hoà (61,32%), Cao Bồ (53,65%), Ngọc Minh (51,75%) là 04 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, UBND huyện đã chỉ đạo, triển khai đồng bộ các chính sách, chương trình dự án, mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo phù hợp với thực tiễn, đầy đủ đến từng hộ nghèo, giúp người nghèo có điều kiện và cơ hội phát triển sản xuất, tăng thu nhập ổn định cuộc sống. Thực hiện lồng nghép với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, chương trình XDNTM. Đẩy mạnh các chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó, tập trung cho vay vốn đối với nhóm hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vay xuất khẩu lao động từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để phát triển sản xuất, kinh doanh. Tăng cường các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến công. Tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ cho hộ nghèo. Xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả phù hợp với từng địa phương. Hỗ trợ phát triển ngành nghề, nhất là những nơi chưa có làng nghề, tập trung các nghề truyền thống quy mô nhỏ, nhóm hộ gia đình… Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên người nghèo, cận nghèo; gắn đào tạo với việc làm. Tăng cường truyền thông, vận động các hộ nghèo chủđộng, nỗ lực, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ bên ngoài, có ý chí vươn lên thoát nghèo. Hàng năm huyện đều triển khai hỗ trợ gạo cứu đói dịp tết Nguyên Đán và cứu đói giáp hạt đầy đủ, kịp thời đến các hộ nghèo trên địa bàn; thường xuyên rà soát, kê khai mua, cấp thẻ BHYT, BHXH đúng đối tượng

theo quy định hiện hành; Thực hiện đầy đủ chính sách xã hội về giáo dục, y tế, trợ cấp, hỗ trợ, chính sách xã hội đặc thù; hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ cơ bản của xã hội; huy động các nguồn lực tổng hợp cùng tham gia vào chương trình giảm nghèo.

3.2. Kết qu thc hin XDNTM (thc hin tiêu chí giao thông) trên địa bàn huyn V Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 34 - 40)