Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 66 - 82)

- Hiện nay huyện đang thực hiện chính sách chung của tỉnh trong thực hiện tiêu chí đường giao thông đó là chính sách tại Quyết số 870/QĐ-UBND, ngày 17/5/2017

của UBND tỉnh Hà Giang về việc Ban hành quy định về quản lý, thanh toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ từ NSNN theo cơ chế đặc thù đối với dự án đầu tư xây dựng thuộc Chương trình MTQG giai đoạn 2017-2020; Do vậy huyện nên có giải pháp tuyên truyền sâu rộng để cán bộ và người dân hiểu biết về cơ chế chính sách chung của tỉnh để cùng tham gia thực hiện.

- Tổ chức phát động phòng trào huyện Vị Xuyên chung sức làm đường GTNT để phát động các xã cùng đồng loạt tổ chức phát động và huy động cả hệ thống chính trị và mọi người dân cùng tham gia chung sức làm đường GTNT.

- Đưa chỉ tiêu thực hiện đường giao thông vào chỉ tiêu thi đua và làn một chỉ tiêu quan trọng để hằng năm bình xét thi đua giữa các phòng ban của huyện, giữa các xã, thôn trong việc triển khai thực hiện chỉ tiêu làm đường GTNT.

3.5.2. Gii pháp huy động ngun lc

Nguồn lực cho XDNTM nói chung và cho thực hiện đường giao thông trong XDNTM nói riêng là một trong những giải pháp rất quan trong cho mỗi địa phương, nhất là đối với các địa phương khó khăn như huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Nguồn lực huy động để thực hiện gồm các nguồn chính sau: Nguồn NSNN; doanh nghiệp, công đồng dân cư. Đốivới giải pháp huy động từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, xã. Để huy động được nguồn vốn trung ương, tỉnh, UBND huyện phải chủ động triển khai xây dựng chi tiết đề án, phương án cụ thể. Huyện xác định tiêu chí giao thông là quan trọng và cần triển khai đối với tiêu chí GTNT; Triển khai xây dựng chi tiết phương án chi tiêu tài chính đối với từng hạng mục công trình đầu tư cho XDNTM trên cơ sở xác định đúng nhu cầu thực tế của các địa phương; Thông qua đó xác định lượng vốn NSNN cần thiết đầu tư; Xác định quan điểm, NSNN đóng vai quan trọng trong kuyến khích và hỗ trợ cho chương trình XDNTM.

3.5.2.1. Về huy động nguồn lực từ sức dân

Việc XDNTM phải xác định dựa vào nội lực của cộng đồng là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ, vì vậy, ngoài việc hỗ trợ kinh phí của cấp trên, chính quyền cơ sở cần chủ động huy động vốn trong nhân dân, con em địa phương có khả năng đóng góp xây dựng; huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn và các thành phần kinh tế khác.

Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo dân chủ, công khai về tài chính các khoản thu chi đầu tư cho xây dựng. Cần thực hiện đúng tiến độ đề ra, có vốn đến đâu thực hiện đến đó, tránh tình trạng hạng mục nào cũng làm kể cả khi chưa có vốn, hạng mục nào cũng dở dang, gây lãng phí kinh phí đầu tư, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và dễ phát sinh thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân. Huy động sự đóng góp của người dân (về vốn và công cụ lao động) là nguồn lực quan trọng để thực hiện kế hoạch. Giải pháp huy động thông qua thông tin tuyên truyền, vận động, quy định trong hương ước, lao động công ích, đóng góp theo đầu người hoặc theo lao động, huy động từ ngân sách xã từ nguồn thu điều tiết tiền sử dựng đất. Chính quyền địa phương (huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp làm đường giao thông của địa phương. Nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng công trình, dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.

Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng, GTNTcủa địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương. UBND địa phương xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Như vậy có thể thấy cơ chế hỗ trợ vốn từ NSNN khá rõ ràng, vừa tạo thuận lợi cho các địa phương nắm bắt và triển khai thực hiện, vừa tạo sự minh bạch trong chính sách hỗ trợ từ NSNN cho XDNTM.

3.5.2.2. Huy động nguồn lực từ các chương trình phối hợp và lồng ghép ở nông thôn

Để thực hiện giải pháp này, Ban chỉ đạo thực hiện CTMTQGXDNTM thành lập các tổ công tác đi kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Trên cơ sởđó xác định mức kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án cho XDNTM.

3.5.2.3. Huy động nguồn lực từ doanh nghiệp:

Chính quyền cấp huyện, xã cần quan tâm thu hút sự hỗ trợ nguồn lực từ bên ngoài thông qua việc phối hợp đầu tư cơ sở hạ tầng cùng phát triển; Làm đường

giao thông góp phần thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân vận chuyển lưu thông hàng hóa do vậy cần bàn bạc thống nhất mức đóng góp đôi bên cùng có lợi khi quyết định đầu tư xây dựng công trình đường giao thông nơi có các doanh nghiệp tham gia,…

3.5.3. Gii pháp v công tác lãnh chđạo thc hin

3.5.3.1. Cán bộ thực hiện.

Phải đào tạo và lựa chọn được đội ngũ cán bộ từ cấp thôn bản đến cấp xã, cấp huyện có đủ trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện.

3.5.3.2. Bộ máy thực hiện

Phải huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc thông qua công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyết từ huyện đến xã, thôn tham gia thực hiện, thể hiện bằng việc làm cụ thể:

- Đối với cấp huyện:

Huyện ủy phải ra được nghị quyết chuyên đề về thực hiện tiêu chí giao thông trong giai đoạn cụ thể, việc lựa chọn thời gian thực hiện hoàn thành tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của huyện.

UBND huyện căn cứ nghị quyết của Huyện ủy, triển khai xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện nghị quyết của Huyện ủy bằng việc đưa ra lộ trình và các nội dung công việc vụ thể, đặc biệt là phải xây dựng được phương án, đề án để thực hiện, cụ thể là phương án, đề án thực hiện tiêu chí giao thông đến năm 2020. - Đối với cấp xã:

Đảng ủy xã phải căn cứ nghị quyết của Huyện ủy, chương trình hành động và đề án, phương án của UBND huyện chủ động xây dựng nghị quyết chuyên đề thực hiện nghị quyết, phương án, đề án của UBND huyện.

UBND xã căn cứ nghị quyết của Đảng ủy xã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện nghị quyết của Đảng ủy xã.

- Đối với cấp thôn: Bí thư, trưởng các thôn bản căn cứ kế hoạch chi tiết của UBND xã, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thểđối với thôn mình phụ trách.

3.5.4.3. Người đứng đầu.

Phải có quyết tâm chính trị lãnh chỉ đạo thực hiện thường xuyên liên tục, đặc biệt đôn đốc cấp dưới thường xuyên báo cáo tình hình triển khai và kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai.

3.5.3.4. Kế hoạch có sự tham gia

Việc lập kế hoạch thực hiện phải có sự tham gia của người dân, là sự hợp tác của người dân trong việc cung cấp những thông tin cần thiết cho quá trình lập kế hoạch. Người dân quyết định các mục tiêu, nội dung, các hoạt động trong làm đường giao thông. Lập kế hoạch có sự tham gia của người dân sẽ xác định trách nhiệm, biện pháp tổ chức thực hiện các hoạt động trong làm đường GTNT có hiệu quả.Việc lập kế hoạch có sự tham gia của người dân là nhằm:

- Thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ” để phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng nông thôn trong toàn bộ quá trình làm đường GTNT

- Phù hợp với hoàn cảnh thực tế, khả năng của địa phương và nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân, đảm bảo tính khả thi; tránh lãng phí do đầu tư không đúng với nhu cầu của người dân

- Có tính cam kết cao hơn vì kế hoạch do chính người dân trực tiếp tham gia xây dựng, nên người dân thấy rằng việc thực hiện nó là trách nhiệm của mình và việc huy động các nguồn lực từ nhân dân cũng dễ dàng hơn

- Được sự nhất trí cao của cộng đồng trong các nội dung hoạt động, thì việc tổ chức thực hiện mới đem lại hiệu quả và chất lượng. Góp phần hình thành cộng đồng đoàn kết, gắn bó, nâng cao trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng và xã hội.

- Giúp cho BQL Chương trình XDNTM cấp xã xác định được các mục tiêu, định hướng, thời gian tiến hành và kết thúc đối với một nhiệm vụ, một công việc cụ thể;

- Thông qua việc lập kế hoạch, có thểđánh giá một cách tổng quát về trình độ, năng lực, quản lý của cán bộ BQL xã, đồng thời giúp cho các thôn phát huy được các thế mạnh, tiềm năng sẵn có của địa phương, từđó sẽ hạn chếđến mức thấp nhất về những rủi ro và các khó khăn cản trở trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch;

3.5.4. Gii pháp v tuyên truyn vn động

Tuyên truyền vận động thực hiện chương trình XDNTM nói chung và thực hiện tiêu chí giao thông nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng để góp phần thành công của nhiệm vụđề ra. Đểđạt được mục đích huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc và để người dân tham gia một cách tự giác thì phải tuyên tuyền cho họ hiểu thế nào là xây dựng nông thôn mới và thực hiện tiêu chí giao thông thì việc ở xã, ở thôn thì thế nào, rồi cách nào để họ huy động được nguồn lực và cán bộở thôn, ở xã tham gia vào thực hiện tiêu chí giao thông.

Cái chính là nội dung làm đường GTNT do người dân quyết định cách làm và được hưởng thụ thành quả từ cách làm đó. Có nhiều nơi có nhiều cách làm rất hay thông qua tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng, phát động các cuộc thi đua ở các địa phương. Đặc biệt một giải pháp tuyên truyền hiệu quả trong thực hiện tiêu chí đường GTNTđược nhiều địa phương áp dụng thông qua các buổi phát động như: “Phong trào chung sức làm đường giao thông”, “Ngày thứ bẩy hướng về nông thôn”, “Phong trào hiến đất xây dựng đường giao thông”, phong trào nhà nước và nhân dân cùng làm đường GTNT”... Thông qua các buổi phát động người dân và cán bộ cùng tham gia làm đường giao thông, người dân và cán bộ cùng trao đối và hiểu rõ hơn về các chính sách hỗ trợ từ nhà nước và trách nhiệm của người dân, đồng thời cũng hiểu thêm về kỹ thuật, định mức trong thực hiện làm đường giao thông thôn thôn,...

3.5.5. Gii pháp v kim tra, giám sát

Xác định đúng vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong XDNTM nói chung và thực hiện tiêu chí GTNT nói riêng.

XDNTM là mọi công việc đều phải dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ. Chúng ta không thể có nông thôn mới dù hạ tầng khang trang mà đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn nghèo, thiếu việc làm…Chương trình XDNTM đặt vai trò người nông dân làm người chủđược thể hiện ở các điểm sau:

- Ngay từđầu, người dân được tham gia ý kiến vào bản Quy hoạch nông thôn mới của xã, vào Đề án XDNTM của xã theo nhiều hình thức khác nhau;

- Cộng đồng dân cư sẽ quyết định làm việc gì trước, việc gì làm sau nếu xét thấy thiết thực, hiệu quả nhất với nhu cầu của người dân trong xã nhưng vẫn theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt và theo các quy chuẩn của nhà nước;

- Quyết định mức đóng góp công, của vào xây dựng các công trình công cộng của địa phương;

- Tất cả các công việc trong XDNTM nói chung và làm đường GTNT nói riêng, việc gì người dân làm được thì giao cho người dân làm, việc gì người dân không làm được mới thuê và có sự giám sát của BQL NTM cấp xã và ban giám sát thôn và người dân;

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài “Giải pháp thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” tác giả có một số kết luận sau:

Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang có điều kiện tự nhiện, kinh tế-xã hội thuận lợi hợn so với các huyện khác trên địa bản tỉnh Hà Giang trong công cuộc XDNTM nóichung, thực hiện tiêu chí giao thông nói riêng. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung cả nước, huyện Vị Xuyên còn nhiều khó khăn, cản trợ như: Địa hình bị chia cắt, kinh tế khó khăn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp

Huyện Vị Xuyên triển khai XDNTM trên 22 xã, đến hết năm 2017, toàn huyện có tổng số 4 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới: Xã Việt Lâm đạt chuẩn năm 2014; Xã Trung Thành đạt chuẩn năm 2015; xã Đạo Đức đạt chuẩn năm 2017 xã Phú Linh đạt chuẩn năm 2017, có 4 xã đạt 10-15 tiêu chí, 14 xã còn lại đạt từ 7 đến 9 tiêu chí, không còn xã nào đạt dưới 6 tiêu chí. Đến hết năm 2017, toàn huyện Vị Xuyên có 4/22 xã đạt tiêu chí giao thông. Tổng số km đường đã thực hiện đến hết năm 2017 là 305 km trong đó đường trục thôn, liên thôn là 194 km, đường ngõ xóm là 102 km, đường trục chính nội đồng là 9 km.

Đểđẩy mạnh thực hiện tiêu chí giao thông trong XDNTM trên địa bàn huyện Vị Xuyên, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp gồm: Giải pháp về cơ chế chính sách; Giải pháp huy động nguồn lực; Giải pháp về công tác lãnh chỉ đạo thực hiện; Giải pháp về tuyên truyền vận động; Giải pháp về kiểm tra, giám sát

2. Đề nghị

Đểđẩy mạnh thực hiện xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang thành công, hiệu quả và duy trì bền vững cho những năm tiếp theo. Tôi có những kiến nghị cụ thể như sau:

- Tổ chức phát động phòng trào Huyện Vị Xuyên chung sức làm đường GTNT để phát động các xã cùng đồng loạt tổ chức phát động và huy động cả hệ thống chính trị và mọi người dân cùng tham gia chung sức làm đường GTNT.

- Phải đào tạo và lựa chọn được đội ngũ cán bộ từ cấp thôn bản đến cấp xã, cấp huyện có đủ trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện.

- Tuyên truyền vận động thực hiện chương trình XDNTM nói chung và thực hiện tiêu chí giao thông nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng để góp phần thành công của nhiệm vụđề ra. Để đạt được mục đích huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc và để người dân tham gia một cách tự giác thì phải tuyên tuyền cho họ hiểu thế nào là xây dựng nông thôn mới và thực hiện tiêu chí giao thông thì việc ở xã, ở thôn thì thế nào, rồi cách nào để họ huy động được nguồn lực và cán bộở thôn, ở xã tham gia vào thực hiện tiêu chí giao thông.

- Xác định đúng vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong XDNTM nói chung và thực hiện tiêu chí GTNT nói riêng.

TÀI LIU THAM KHO

[1] BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam năm 2008 Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

[2]Bộ Giao thông vận tải năm 2016 Báo cáo cập nhật chiến lược phát triển GTNT giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020.

[3] Bộ Giao thông Vận Tải năm 2014 quyết định số 4927/ QĐ - BGTVT ngày 25 tháng 12 về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật ĐGTNT phục vụ CTMTQG XDNTM giai đoạn 2010 - 2020.

[4] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2017 Quyết định số 69/QĐ-BNN- VPĐP ngày 09/01 về việc ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 66 - 82)