Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý.
- Bảo đảm tính đầy đủ, thống nhất, nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đảm bảo tiền vay và có sự định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định.
- Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng sửa đổi và hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về đảm bảo tiền vay cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như các quy định của pháp luật.
- Mặc dù các cơ quan chức năng đã ban hành rất nhiều quy định về hoạt động này nhưng thực tế thì trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, gây khó khăn cho cả khách hàng và QTD. Theo quy định thì các cơ quan đã dần trao quyền chủ động cho QTD trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay nhưng các quy định này còn mang tính định hướng và nhìn chung chung, chưa linh hoạt và bám sát thực tế đã dẫn đến những tồn tại trong hoạt động đảm bảo tiền vay, xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ của QTD. Từ đó đòi hỏi các ban ngành chức năng cần sửa đổi bổ sung để các văn bản quy định ngày càng có ý nghĩa thực tiễn cao hơn.
- Như Nghị định 178/1999/NĐ-CP về tài sản đảm bảo tuy đã góp phần định hướng và tạo điều kiện cho các Ngân hàng, QTD,... thực hiện các hình thức tài sản bảo đảm nhưng mục tiêu mở rộng tín dụng và phòng ngừa rủi ro của
Nghị định chưa đạt hiệu quả mong muốn và việc thực hiện của các Ngân hàng, QTD,... chưa đồng bộ, mỗi tổ chức khác nhau sẽ xem trọng một tiêu chí khác nhau, điều đó gây ra những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng dù trong nhiều trường hợp đã có tài sản đảm bảo.
- Nhiều khi các quy định chưa thật rõ ràng đã ảnh hưởng đến các Ngân hàng, QTD,.. trong quá trình thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ và đơn giản thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản.
- Việc này sẽ giúp cho các có cơ sở khi xác định tính pháp lý của tài sản đảm, đồng thời giúp cho khách hàng có nhiều cơ hội hơn khi có nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Theo quy định khi doanh nghiệp cầm cố tài sản là máy móc thiết bị mà pháp luật chưa bắt buộc có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ cần doanh nghiệp chứng minh đây là tài sản hợp pháp và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp là đủ. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho QTD trong hoạt động thẩm định. Vì vậy, Chính phủ cùng các cơ quan chức năng cần sớm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và công khai các thông tin về quyền sở hữu đó.
Chính phủ cần nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm và công chứng Nhà nước.
- Nước ta hiện nay thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, chồng chéo, qua nhiều cửa khác nhau và cán bộ hành chính còn gây nhiều khó khăn cho nhân dân. Trong thời gian tới Chính phủ phải đẩy mạnh hơn quá trình cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ để tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức khi giao dịch với các cơ quan công quyền như:
- Thống nhất hoạt động công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm trong cả nước, phân rõ chức năng, nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện cho từng cơ quan.
- Cơ quan chức năng phải quy định rõ các giấy tờ cần thiết phục vụ cho hoạt động giao dịch bảo đảm.
- Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nâng cao hiệu lực pháp lý cho các văn bản pháp luật, tạo môi trường lành mạnh cho các Ngân hàng, QTD,... cạnh tranh.
Nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử và thi hành án.
- Tòa án nhân dân tối cao cần phải cải cách thủ tục cũng như thời gian thụ lý các vụ án kinh tế, ban hành các quy định cụ thể về quy trình thụ án kinh tế. - Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ cho các
Ngân hàng, QTD khi thực hiện và truy đòi. 3.2.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng Nhà nước nắm giữ chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, vì thế Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ hoạt động của các Ngân hàng thương mại, QTD nói chung và hoạt động đảm bảo tiền vay nói riêng.
- Ngân hàng Nhà nước cần phải nhanh chóng bổ sung và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động đảm bảo tiền vay.
- Ngân hàng Nhà nước phải có những văn bản cụ thể hướng dẫn cho các Ngân hàng, QTD trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động đảm bảo tiền vay, thường xuyên tổ chức kiểm tra và kiểm soát việc thực hiện.
- Bên cạnh đó cần sớm phát hiện và đệ trình những vướng mắc lên Chính phủ để tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động của QTD cũng như hoạt động đảm bảo tiền vay.
- Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp quy ngày càng hoàn thiện, nhanh chóng ban hành luật sở hữu tài sản cũng như đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở,...
- Cần chủ động phối hợp với các Bộ ngành có liên quan để thực hiện có hiệu quả việc hướng dẫn thực hiện các thông tư liên tịch về hoạt động đảm bảo tiền vay.
- Nâng cao chất lượng thông tin của Trung tâm thông tin của Ngân hàng Nhà nước đáp ứng nhu cầu thông tin cập nhật chính xác về khách hàng, phục vụ cho hoạt động thẩm định của các Ngân hàng, QTD. Thường xuyên tổ chức đào tạo để nâng cao kiến thức phục vụ cho hoạt động đánh giá, phân tích.
Tuyên truyền, hướng dẫn và giúp các Ngân hàng, QTD nhận thức ý nghĩa của việc cung cấp thông tin về khách hàng vay vốn.
- Nâng cao vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ như: lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,... nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đảm bảo thị trường tài chính hoạt động lành mạnh, ngăn ngừa việc các Ngân hàng, QTD hạ thấp các tiêu chuẩn và các nguyên tắc cấp tín dụng để cạnh tranh thu hút khách hàng.
- Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các Ngân hàng, QTD giúp cạnh tranh lành mạnh và tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo tiền vay, từng bước thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
3.2.2.3 Đối với Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương.
- Quỹ Tín dụng Trung ương cần xây dựng hành lang pháp lý thống nhất, đầy đủ, chặt chẽ, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Quỹ Tín dụng cơ sở.
- Quỹ Tín dụng Trung ương phải thường xuyên bám sát biến động của thị trường và quy luật chu chuyển vốn của toàn hệ thống để có chính sách lãi suất phù hợp với từng vùng, từng thời điểm.
- Quỹ Tín dụng Trung ương cần làm tốt hơn vai trò điều hòa vốn, cung cấp trao đổi thông tin trong hệ thống và có chính sách hỗ trợ Quỹ Tín dụng cơ sở về công tác tư vấn và chăm sóc khách hàng.
- Quỹ Tín dụng Trung ương cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cải thiện năng lực quản trị điều hành, nâng cao khả năng tài chính và tính liên kết hệ thống nhằm mở rộng mạng lưới cũng như tạo uy tín sức mạnh toàn hệ thống.
- Quỹ Tín dụng Trung ương phải tăng cường kiểm tra giám sát việc chấp hành của Quỹ Tín dụng cơ sở để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời sai phạm. Quỹ Tín dụng Trung ương cần tập trung chủ trương thanh tra chất lượng tín dụng của Quỹ Tín dụng cơ sở và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm quản lý tốt chất lượng tín dụng, phát hiện cảnh báo kịp thời những rủi ro có thể phát sinh, xử lý đúng quy định của pháp luật.
- Trong công tác điều hành, QTD phải thường xuyên phổ biến các văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng, đảm bảo tiền vay, các văn bản của Ngân hàng Nhà nước, thường xuyên tổ chức họp để nắm bắt kịp thời những khó khăn vướng mắc trong hoạt động tín dụng, đảm bảo tiền vay để từ đó có những điều chỉnh kịp thời.
- QTD cần tăng cường hơn nữa chiến lược thu hút khách hàng, tiếp tục củng cố niềm tin với khách hàng truyền thống, tạo sức hút với khách hàng mới. Trong chiến lược dài hạn QTD cần nâng cao tỷ trọng đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cá nhân, dân cư.
- Cần rút kinh nghiệm, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các Ngân hàng khác trong nước và trên thế giới, để đề xuất những chính sách hợp lý, phù hợp với hoạt động của QTD mình.
- Thường xuyên nắm bắt đầy đủ mọi thông tin về tình hình kinh tế xã hội nhất là trong lĩnh vực tài chính trên địa bàn, trên toàn quốc cũng như trên toàn khu vực và thế giới. Đây sẽ là một kênh thông tin rất quan trọng đối với QTD nhằm hạn chế tối đa mức độ rủi ro xảy ra.
- Cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên đặc biệt là các cán bộ tín dụng bằng cách tổ chức các khóa học thêm. Thường xuyên có văn bản hướng dẫn về mọi hoạt động nhưng đặc biệt là vấn đề định giá tài sản đảm bảo vì đây là một vấn đề gây nhiều khó khăn và được quan tâm hàng đầu, có như thế mới đảm bảo tốt cho QTD hoạt động tốt.
Kết luận chương 3
Trong chương này đã nêu ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại QTD Bình Chánh. Hy vọng những giải pháp trên sẽ góp phần giúp cho Quỹ giảm thiểu được rủi ro và gia tăng thu nhập từ đó đạt được một chất lượng tín dụng tốt nhất cho khách hàng, ngày càng khẳng định được uy tín của mình.
KẾT LUẬN
Để phát triển trong quá trình hoạt động thì tín dụng là một nhân tố quan trọng, tín dụng giúp cho Quỹ Tín dụng xây dựng cơ sở vật chất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thế và lực mới.
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay là một vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động của Quỹ Tín dụng trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc.
Đối với Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh, hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu, đem lại hầu hết lợi nhuận cho Quỹ. Cho nên việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay là nhiệm vụ chính và luôn được ưu tiên hàng đầu tại Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật các Tổ chức tín dụng 2010.
2. Nghị định số 42/1997/NĐ-CP ban hành về điều lệ mẫu Quỹ tín dụng nhân dân.
3. Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ban hành về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
4. Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ban hành về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng.
5. Thông tư 04/2015/TT-NHNN về Quỹ tín dụng nhân dân.
6. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng.
7. TS. Nguyễn Minh Kiều(2011). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Tái bản lần 2). Nhà xuất bản Lao động xã hội.
8. Các trang web: http://khotailieu.com, http://www.tai-lieu.com
9. Báo cáo kết quả kinh doanh của Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh năm 2013, 2014.
10. Văn kiện Đại hội Đại biểu thành viên Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh. 11. Năm 2013, 2014.
12. Quy định về đảm bảo tiền vay tại Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh.
13. Quy trình xét duyệt cho vay và thu nợ thành viên tại Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh .
PHỤC LỤC
1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh năm 2013, 2014.
2. Văn kiện Đại hội Đại biểu thành viên Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh. 3. Năm 2013, 2014.
4. Quy định về đảm bảo tiền vay tại Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh. 5. Quy trình xét duyệt cho vay và thu nợ thành viên.