Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân bình chánh​ (Trang 39 - 40)

Trong các chỉ tiêu nhằm đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tại QTD Bình Chánh thì vẫn còn một chỉ tiêu mà Quỹ vẫn chưa hoàn thiện được nhằm nâng cao hơn chất lượng hoạt động cho vay. Đó chính là hiệu suất sử dụng vốn thay đổi không ổn định qua 3 năm theo dõi, mà xu hướng là đang có xu hướng giảm đi rõ rệt, cụ thể năm 2012 là 97,1%, năm 2013 giảm còn 89,4%, năm 2014 giảm chỉ còn 78,6%. Mặc dù tỷ lệ này vẫn tương đối tạm được nhưng có xu hướng giảm qua các năm như vậy chứng tỏ QTD Bình Chánh vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có, chưa khai thác hết được lượng khách hàng tiềm năng trên địa bàn. Điều này đòi hỏi Quỹ phải có những biện pháp nhằm thúc đẩy việc sử dụng nguồn vốn huy động tốt hơn để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.

Bên cạnh hiệu suất sử dụng vốn chưa được như mong muốn thì vẫn còn một vài hạn chế cũng gây khó khăn cho hoạt động cho vay tại QTD Bình Chánh, chúng ta có thể kể đến một vài điều như sau:

- Đầu tư tín dụng còn chậm mở rộng: Số lượng thành viên của Quỹ có tăng nhưng không nhiều.

- Có thể nói thẩm định giá trị tài sản đảm bảo là mặt yếu nhất của QTD, công tác này còn nhiều hạn chế, chưa có bộ phận riêng đủ trình độ và năng lực. Chuyên môn để phụ trách công tác thẩm định, định giá tài sản đảm bảo chủ yếu dựa vào sự đánh giá chủ quan của các cán bộ tín dụng nên chưa thật sự chính xác với giá ở địa phương. Điều này đã tạo kẽ hở cho nhiều khách hàng lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt vốn QTD.

- Đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ nhân viên. Trong một vài trường hợp cán bộ tín dụng cho vay đối với bạn bè người thân hoặc nhận tiền từ khách hàng, các cán bộ này có thể định giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thực để cho vay với mức vốn vượt mức giá trị tài sản đảm bảo.

- Mặc dù hiện nay tại điều kiện cho vay gần như 100% có tài sản đảm bảo nhưng tình trạng nợ quá hạn vẫn xảy ra. Nợ quá hạn tuy chiếm một phần rất

nhỏ nhưng nếu không xử lý tốt sẽ ảnh hưởng không ít đến hoạt động của QTD. Hầu hết các khách hàng hiện nay đều được xem xét cho gia hạn nợ vì QTD xét thấy nếu tiến hành xử lý sẽ không có lợi cho cả hai bên do giá trị tài sản đảm bảo đã bị giảm và không có đủ khả năng thu hồi nợ và khách hàng cũng mất tài sản. Tuy nhiên trong trường hợp xấu nhất, QTD vẫn sẽ tiến hành phát mãi tài sản để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

- Chưa có bộ phận chuyên trách về xử lý tài sản đảm bảo, trường hợp công tác xử lý tài sản đảm bảo gặp khó khăn về thủ tục pháp lý, hoặc chủ tài sản không chịu giao tài sản cho QTD xử lý như đã cam kết hay là QTD không được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong việc thu hồi tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó việc phát mãi tài sản có khi phải tốn rất nhiều chi phí, không đủ bù đắp giá trị khoản vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân bình chánh​ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)