a) Tình hình dư nợ tại Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh.
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một TCTD tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung, dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của TCTD. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì dư nợ sẽ tăng, mức dư nợ của QTD Bình Chánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4 Bảng cơ cấu tín dụng trong hoạt động cho vay tại QTD Bình Chánh.
(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Triệu % Triệu % Dư nợ 127,8 138 149,3 10,2 8 11,3 8,2 Vay có TSĐB 125,1 135,2 146,8 10,1 8,1 11,6 8,6 Vay không có TSĐB 2,7 2,8 2,5 0,1 3,7 (0,3) (0,7) Nợ xấu 3,408 2,965 1,741 (0,44) (4,7) (1,22) (13,6) Vay có TSĐB 3,16 2,49 1,37 (0,67) (7,3) (1,12) (13,2) Vay không có 0,248 0,475 0,371 0,227 91,5 (0,104) (21,8)
TSĐB Tỷ lệ nợ xấu 3,58% 2,5% 0,58% (1,08%) (0,92%) Vay có TSĐB 3,56% 2,41% 1,53% (1,15%) (0,88%) Vay không có TSĐB 4,34% 6,52% 4,35% 2,18% (2,17%) (Nguồn: Phòng Tín dụng QTD Bình Chánh)
Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 đạt 138 triệu đồng, tăng 8% so với năm 2011. Trong đó dư nợ theo hình thức cho vay có tài sản đảm bảo năm 2012 là 135,2 triệu đồng, tăng 8,1% so với năm 2011 trong khi cho vay không có tài sản đảm bảo năm 2012 chỉ là 2,8 triệu đồng, tăng 3,7% so với năm 2011. Và năm 2013 cũng tăng lên nhưng không nhiều, cụ thể cho vay có tài sản đảm bảo năm 2013 là 146,8 triệu đồng, tăng 8,6% so với năm 2012 trong khi cho vay không có tài sản đảm bảo năm 2013 chỉ là 2,5 triệu đồng, giảm 0,7% so với năm 2012. Như vậy tốc độ tăng của dư nợ theo hình thức cho vay có tài sản đảm bảo cao hơn so với cho vay không có tài sản đảm bảo và tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm qua. Điều này chứng tỏ hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản vẫn là biện pháp quan trọng, chủ yếu để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Bình Chánh.
Còn về nợ xấu có phần giảm đi qua các năm, cụ thể năm 2011 tỷ lệ này là 3,408 triệu đồng, sang năm 2012 chỉ còn 2,965 triệu đồng và đến năm 2013 lại giảm còn 1,741 triệu đồng chứng tỏ đã giảm rất đáng kể. Nợ xấu giảm chủ yếu từ cho vay có tài sản đảm bảo, năm 2012 giảm 7,3% so với năm 2011, năm 2013 giảm 13,2% so với năm 2012; còn hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo thì năm 2012 lại tăng 91,5% so với năm 2011, năm 2013 giảm 21,9% so với năm 2012 nhưng vẫn còn cao hơn năm 2011 nhưng không ảnh hưởng nhiều vì nợ xấu của hình thức này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nợ xấu.
Đặc biệt là nợ xấu năm 2011 là cao nhất trong 3 năm (3,408 triệu đồng) do bị ảnh hưởng chung của nền kinh tế khủng hoảng năm 2008 và những năm sau phục hồi lại nền kinh tế. Áp dụng nhiều chỉ tiêu mới do QTD đưa ra và sự nỗ lực, cố gắng của QTD Bình Chánh để khắc phục khó khăn trước mắt vì thế tình hình nợ xấu của QTD trong các năm đã giảm rõ rệt.
Nhìn chung hoạt động tín dụng của QTD Bình Chánh trong 3 năm qua đã thực sự giải quyết được các khoản nợ có khả năng khó đòi, tăng trưởng thêm được nhiều
đúng mức. Các dự án lớn chưa được tiếp cận, dự án đầu tư trung và dài hạn ít phát sinh, hình thức cho vay còn đơn lẻ. Cán bộ tín dụng ngại va chạm đến những khoản vay lớn, phương thức thẩm định dự án còn sơ sài, thiếu kỹ năng nên né tránh tìm kiếm để đầu tư tín dụng. Do đó số người tham gia vay vốn tăng nhưng số tiền giải ngân lại nhỏ lẻ, công tác cập nhật, theo dõi đôn đốc nợ, lãi tốn nhiều thời gian.
b) Tình hình doanh số cho vay tại Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh.
Doanh số cho vay là hoạt động chủ yếu của bất kỳ một TCTD nào. Việc cho vay nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho các TCTD để có nguồn bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh. Nhận thức được điều đó, QTD Bình Chánh đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng, mở rộng hoạt động đến mọi tầng lớp xã hội và luôn lấy chất lượng cho vay làm mục tiêu để đảm bảo phục vụ khách hàng là tốt nhất.
Bảng 2.5 Tình hình doanh số cho vay của QTD Bình Chánh.
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2013 2014 2014/2013
Doanh số cho vay 187.742 214.228 14,1% (Nguồn: Phòng Tín dụng QTD Bình Chánh)
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay năm 2013 là 187.742 triệu đồng, qua năm 2014 đạt 214.228 triệu đồng (tăng14,1%). Điều này thể hiện rằng QTD Bình Chánh đã luôn duy trì tốt các mối quan hệ với các khách hàng truyền thống kết hợp với sự chọn lọc lỹ càng khách hàng thông qua công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng. Vì vậy doanh số cho vay tăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho các khoản tín dụng.
c) Hiệu suất sử dụng vốn tại Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh.
Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời lớn nhất của một TCTD. Vì vậy việc đánh giá nguồn vốn huy động được sử dụng như thế nào trong hoạt động tín dụng là một công tác vô cùng quan trọng. Do đó chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả chất lượng tín dụng.
Bảng 2.6 Hiệu suất sử dụng vốn tại QTD Bình Chánh.
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Tổng dư nợ(1) 137.982 149.301 156.897
Tổng nguồn vốn huy động (2) 142.086 167.074 199.723
Hiệu suất sử dụng vốn (1)/(2) 97,1% 89,4% 78,6%
(Nguồn: Phòng Tín dụng QTD Bình Chánh)
Qua bảng số liệu, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của QTD Bình Chánh thay đổi không ổn định qua các năm và có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2012 là 97,1%, qua năm 2013 giảm còn 89,4% và đến năm 2014 lại tiếp tục giảm còn 78,6%. Mặc dù hiệu suất sử dụng vốn vẫn ở mức tạm được nhưng giảm qua các năm chứng tỏ QTD Bình Chánh vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có, chưa khai thác hết tiềm năng của khách hàng trên địa bàn. Nguyên nhân là do một phần nguồn vốn huy động không được cho vay toàn bộ mà còn phải điều hòa vốn cho các hoạt động khác của quỹ. Điều này đòi hỏi QTD Bình Chánh phải có những biện pháp nhằm thúc đẩy việc sử dụng nguồn vốn huy động tốt hơn nữa để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.
d) Tình hình nợ quá hạn tại Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh.
Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh rủi ro tín dụng và từ đó đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng của một TCTD. Hiệu quả tín dụng của một TCTD được đánh giá là tốt khi khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Từ đó đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của TCTD, đồng thời các hoạt động kinh doanh khác cũng đạt hiệu quả cao.
Bảng 2.7 Tình hình nợ quá hạn tại QTD Bình Chánh trong 3 năm qua.
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng dư nợ cho vay (1) 137.982 149.301 156.897
Nợ quá hạn (2) 26,28 765,087 108,079
Tỷ lệ nợ quá hạn (2)/(1) 0,64% 0,51% 0,07% (Nguồn:Phòng Tín dụng QTD Bình Chánh)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy chất lượng tín dụng tại QTD Bình Chánh là tương đối tốt vì tỷ lệ nợ quá hạn đã có phần giảm đáng kể qua các năm, cụ thể năm 2012 là 0,64%, nhưng năm 2013 lại giảm còn 0,51% và năm 2014 tiếp tục giảm còn 0,07%. Qua cả 3 năm, tỷ lệ nợ quá hạn tại QTD Bình Chánh luôn nằm trong mức