Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân bình chánh​ (Trang 28)

2.1.2.1 Tình hình nguồn vốn của Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh. Bảng 2.1 Tình hình nguồn vốn của QTD Bình Chánh.

0 100000 200000 300000 400000 500000 2013 2014 Chỉ tiêu 2013 2014 Tổng nguồn vốn 180.822 217.396 Vốn tự có 10.775 12.503 Vốn huy động 167.074 199.723

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của QTD Bình Chánh)

Tình hình nguồn vốn của QTD Bình Chánh ngày càng tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2013 vốn huy động đạt 167,074 triệu đồng, sang năm 2014 tăng lên 199,723 triệu đồng (tăng 19,5%). Để đạt được con số này là nhờ vào hoạt động huy động vốn từ các thành viên và người dân luôn được chú trọng và thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên. QTD Bình Chánh hoàn toàn chủ động với nguồn vốn, không phải trông chờ, phụ thuộc từ nguồn vốn của Ngân hàng hợp tác hoặc vay từ các TCTD khác.

2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn của Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh. Bảng 2.2 Tình hình doanh số hoạt động của QTD Bình Chánh.

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2013 2014 2014/2013

Doanh số huy động tiền gửi 461.930 325.169 29,6%

Doanh số cho vay 187.742 214.228 14,1%

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của QTD Bình Chánh)

Hình 2.1 Tình hình doanh số hoạt động của QTD Bình Chánh.

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số hoạt động của QTD Bình Chánh qua 2 năm

461.930

325.169 187.742

Doanh số huy động tiền gửi Doanh số cho vay

- Doanh số huy động tiền gửi năm 2013 là 461.930 triệu đồng, qua năm 2014 chỉ còn 325.169 triệu đồng (giảm 29,6%).

- Doanh số cho vay năm 2013 là 187.742 triệu đồng, qua năm 2014 đạt 214.228 triệu đồng (tăng14,1%).

Chỉ qua 2 năm mà doanh số huy động cho vay đã tăng lên đáng kể, chứng tỏ người dân đã biết đến QTD nhiều hơn. Tuy nhiên, về doanh số huy động tiền gửi lại giảm đi, điều này đã một phần nào đó khiến cho hoạt động của QTD gặp một ít khó khăn nhất định, vì nguồn tiền gửi tương đối cao nhưng lại không có ai vay vốn khiến cho nguồn vốn không có đầu ra. Nhưng việc giảm doanh số huy động tiền gửi này cũng không làm ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động của QTD, QTD vẫn luôn cố gắng vượt qua và tiếp tục làm tốt công tác huy động vốn và cho vay.

2.1.2.3 Khách hàng và thị trường.

Khách hàng:

QTD Bình Chánh có 3 nhóm khách hàng vay vốn như sau:

- Thành viên: bao gồm các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn hoạt động, đây là khách hàng vay vốn chủ yếu của QTD.

- Các hộ nghèo không phải là thành viên của QTD, cư trú trên địa bàn.

- Những khách hàng có tiền gửi tại QTD.

Qua từng năm đều có thêm những thành viên mới gia nhập với đại gia đình QTD Bình Chánh, cụ thể năm 2013 tổng số thành viên là 3485 thành viên, và sang năm 2014 là 3598 thành viên. Con số này sẽ được tiếp tục tăng lên qua các năm tiếp theo.

Thị trường:

Do quy mô của QTD nhỏ nên chủ yếu hoạt động cho vay trong 4 xã liền kề: xã Bình Chánh, xã Tân Quý Tây, xã Hưng Long và xã An Phú Tây. Hiện nay kinh tế của địa phương khá phát triển nên cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của QTD. QTD đang cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn PGD Nam Bình Chánh, tuy nhiên thủ tục quy trình tại QTD nhanh gọn hơn và hiểu khách hàng hơn cũng là điểm mạnh cho QTD Bình Chánh phát huy.

2.1.2.4 Thu nhập và lợi nhuận.

(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Triệu % Triệu % Doanh thu 23.219 25.881 31.777 2.662 11,5 5.896 22,8 Chi phí 20.121 21.660 28.511 1.539 7,6 6.851 31,6 Lợi nhuận 3.098 4.221 3.266 1.123 36,2 (955) (22,6)

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của QTD Bình Chánh) Hình 2.2 Kết quả kinh doanh của QTD Bình Chánh 3 năm qua (2012 – 2014)

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động của QTD Bình Chánh, ta có thể hiểu được các năm qua QTD đã hoạt động như thế nào, cụ thể:

- Doanh thu: Năm 2012 là 23.219 triệu đồng, đến năm 2013 là 25.881 triệu đồng (tăng 11,5%) và năm 2014 lại là 31.777 triệu đồng (tăng 22,8% so với năm 2013).

- Chi phí: Năm 2012 là 20.121 triệu đồng, đến năm 2013 là 21.660 triệu đồng (tăng 7,6%) và năm 2014 lại là 28.511 triệu đồng (tăng 31,6% so với năm 2013).

- Lợi nhuận: Năm 2012 là 3.098 triệu đồng, đến năm 2013 là 4.221 triệu đồng (tăng 36,2 %) và năm 2014 lại là 3.266 triệu đồng (giảm 22,6% so với năm 2013).

Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế khó khăn, hàng hóa sản xuất khó tiêu thụ, tồn đọng nhiều dẫn đến hoạt động kinh doanh của QTD cũng gặp nhiều khó khăn không kém. Nhưng doanh thu và chi phí năm 2014 vẫn tăng tuy có phần chậm lại.

Và để đạt được kết quả như vậy là nhờ sự cố gắng của toàn bộ nhân viên của QTD, cũng như sự giúp đỡ của các Cấp, Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn hoạt

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2012 2013 2014 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

động và quan trọng hơn hết là sự tin tưởng, ủng hộ của bà con nhân dân và các thành viên, cùng đó là các chính sách lãi suất phù hợp, kết hợp với sự ân cần chăm sóc, tri ân khách hàng nên huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi và góp phần hỗ trợ vốn cho người dân.

2.1.2.5 Khả năng cạnh tranh.

Với mục tiêu hoạt động là nhằm hỗ trợ vốn cho người dân hơn là vì lợi nhuận, Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh đã hoạt động hết sức có hiệu quả và tạo dựng được niềm tin cho người dân tại địa phương. Tuy nhiên để duy trì và phát triển nguồn vốn để đảm bảo hoạt động của Quỹ và phục vụ cho người dân tốt hơn thì Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh cũng không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm thu hút khách hàng đến với Quỹ nhiều hơn.

Bên cạnh đó vẫn không tránh khỏi sự cạnh tranh của các Ngân hàng trên địa bàn vì nhiều người dân vẫn còn tâm lý thích tìm đến Ngân hàng hơn QTD mặc dù các thủ tục và nguyên tắc ở Ngân hàng tương đối rườm rà hơn.

Nhưng với mục tiêu hoạt động của mình thì Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh vẫn luôn có một vị thế hoàn toàn có thể cạnh tranh với các đối thủ khác, nhất là các Ngân hàng thương mại, khi mà người dân biết và tìm đến Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh cũng đang dần tăng lên đáng kể.

2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tại Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh. Chánh.

2.2.1 Chỉ tiêu định tính:

- Uy tín của QTD Bình Chánh:

Trong những năm qua, hoạt động của QTD Bình Chánh đã gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là giai đoạn 2010 – 2012 khi tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước đã có rất nhiều phức tạp và không ổn định. Nền kinh tế nước ta đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể vượt qua thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Bình Chánh vốn là một huyện chủ yếu hoạt động nông nghiệp, chưa thu hút được nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng và giao thông đang trong quá trình xây dựng và tu sửa. Mạng lưới giao dịch của Quỹ cũng chỉ hoạt động trong 4 xã liền kề nên cũng chưa phát huy được hết khả năng của mình. Tuy nhiên QTD Bình Chánh đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu phát triển là phải nhanh chóng ổn định tổ chức, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên và luôn tìm hiểu,

trau dồi cũng như thực hiện tốt các văn bản, quy định của pháp luật. Nhờ vậy, QTD Bình Chánh đã phát triển, mở rộng hoạt động, luôn kiểm soát nợ chặt chẽ, tăng cường thu hồi nợ quá hạn đồng thời kết hợp những chính sách đảm bảo cho hoạt động của Quỹ. Với những kết quả đạt được, QTD Bình Chánh phần nào đã khẳng định được chất lượng hoạt động cho vay và ngày càng nâng cao uy tín của Quỹ.

- Hiệu quả tín dụng tốt là phải đảm bảo sự tồn tại của QTD:

Chất lượng hoạt động cho vay của QTD Bình Chánh đã ngày một tăng lên theo thời gian và đã được khẳng định là chất lượng tốt, đảm bảo an toàn. Các khoản nợ quá hạn mới, nợ khó đòi đã được giảm dần. Điều này đã đem lại thu nhập ngày một tăng cho Quỹ, bên cạnh đó công tác thẩm định và quy trình tín dụng của Quỹ luôn đảm bảo đúng và tuân thủ quy định của ngành cũng như của pháp luật.

- Hiệu quả tín dụng tốt là phải đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và đất nước:

Cùng với các TCTD khác trên địa bàn huyện Bình Chánh thì QTD Bình Chánh đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế của huyện nhà phát triển. QTD Bình Chánh đã biết chú trọng vào việc cấp tín dụng đối với các ngành kinh tế mũi nhọn và đã có vai trò thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đem lại thu nhập cho QTD Bình Chánh và Ngân sách Nhà nước.

2.2.2 Chỉ tiêu định lượng:

a) Tình hình dư nợ tại Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh.

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một TCTD tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung, dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của TCTD. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì dư nợ sẽ tăng, mức dư nợ của QTD Bình Chánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4 Bảng cơ cấu tín dụng trong hoạt động cho vay tại QTD Bình Chánh.

(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Triệu % Triệu % Dư nợ 127,8 138 149,3 10,2 8 11,3 8,2 Vay có TSĐB 125,1 135,2 146,8 10,1 8,1 11,6 8,6 Vay không có TSĐB 2,7 2,8 2,5 0,1 3,7 (0,3) (0,7) Nợ xấu 3,408 2,965 1,741 (0,44) (4,7) (1,22) (13,6) Vay có TSĐB 3,16 2,49 1,37 (0,67) (7,3) (1,12) (13,2) Vay không có 0,248 0,475 0,371 0,227 91,5 (0,104) (21,8)

TSĐB Tỷ lệ nợ xấu 3,58% 2,5% 0,58% (1,08%) (0,92%) Vay có TSĐB 3,56% 2,41% 1,53% (1,15%) (0,88%) Vay không có TSĐB 4,34% 6,52% 4,35% 2,18% (2,17%) (Nguồn: Phòng Tín dụng QTD Bình Chánh)

Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 đạt 138 triệu đồng, tăng 8% so với năm 2011. Trong đó dư nợ theo hình thức cho vay có tài sản đảm bảo năm 2012 là 135,2 triệu đồng, tăng 8,1% so với năm 2011 trong khi cho vay không có tài sản đảm bảo năm 2012 chỉ là 2,8 triệu đồng, tăng 3,7% so với năm 2011. Và năm 2013 cũng tăng lên nhưng không nhiều, cụ thể cho vay có tài sản đảm bảo năm 2013 là 146,8 triệu đồng, tăng 8,6% so với năm 2012 trong khi cho vay không có tài sản đảm bảo năm 2013 chỉ là 2,5 triệu đồng, giảm 0,7% so với năm 2012. Như vậy tốc độ tăng của dư nợ theo hình thức cho vay có tài sản đảm bảo cao hơn so với cho vay không có tài sản đảm bảo và tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm qua. Điều này chứng tỏ hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản vẫn là biện pháp quan trọng, chủ yếu để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Bình Chánh.

Còn về nợ xấu có phần giảm đi qua các năm, cụ thể năm 2011 tỷ lệ này là 3,408 triệu đồng, sang năm 2012 chỉ còn 2,965 triệu đồng và đến năm 2013 lại giảm còn 1,741 triệu đồng chứng tỏ đã giảm rất đáng kể. Nợ xấu giảm chủ yếu từ cho vay có tài sản đảm bảo, năm 2012 giảm 7,3% so với năm 2011, năm 2013 giảm 13,2% so với năm 2012; còn hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo thì năm 2012 lại tăng 91,5% so với năm 2011, năm 2013 giảm 21,9% so với năm 2012 nhưng vẫn còn cao hơn năm 2011 nhưng không ảnh hưởng nhiều vì nợ xấu của hình thức này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nợ xấu.

Đặc biệt là nợ xấu năm 2011 là cao nhất trong 3 năm (3,408 triệu đồng) do bị ảnh hưởng chung của nền kinh tế khủng hoảng năm 2008 và những năm sau phục hồi lại nền kinh tế. Áp dụng nhiều chỉ tiêu mới do QTD đưa ra và sự nỗ lực, cố gắng của QTD Bình Chánh để khắc phục khó khăn trước mắt vì thế tình hình nợ xấu của QTD trong các năm đã giảm rõ rệt.

Nhìn chung hoạt động tín dụng của QTD Bình Chánh trong 3 năm qua đã thực sự giải quyết được các khoản nợ có khả năng khó đòi, tăng trưởng thêm được nhiều

đúng mức. Các dự án lớn chưa được tiếp cận, dự án đầu tư trung và dài hạn ít phát sinh, hình thức cho vay còn đơn lẻ. Cán bộ tín dụng ngại va chạm đến những khoản vay lớn, phương thức thẩm định dự án còn sơ sài, thiếu kỹ năng nên né tránh tìm kiếm để đầu tư tín dụng. Do đó số người tham gia vay vốn tăng nhưng số tiền giải ngân lại nhỏ lẻ, công tác cập nhật, theo dõi đôn đốc nợ, lãi tốn nhiều thời gian.

b) Tình hình doanh số cho vay tại Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh.

Doanh số cho vay là hoạt động chủ yếu của bất kỳ một TCTD nào. Việc cho vay nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho các TCTD để có nguồn bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh. Nhận thức được điều đó, QTD Bình Chánh đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng, mở rộng hoạt động đến mọi tầng lớp xã hội và luôn lấy chất lượng cho vay làm mục tiêu để đảm bảo phục vụ khách hàng là tốt nhất.

Bảng 2.5 Tình hình doanh số cho vay của QTD Bình Chánh.

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2013 2014 2014/2013

Doanh số cho vay 187.742 214.228 14,1% (Nguồn: Phòng Tín dụng QTD Bình Chánh)

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay năm 2013 là 187.742 triệu đồng, qua năm 2014 đạt 214.228 triệu đồng (tăng14,1%). Điều này thể hiện rằng QTD Bình Chánh đã luôn duy trì tốt các mối quan hệ với các khách hàng truyền thống kết hợp với sự chọn lọc lỹ càng khách hàng thông qua công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng. Vì vậy doanh số cho vay tăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho các khoản tín dụng.

c) Hiệu suất sử dụng vốn tại Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh.

Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời lớn nhất của một TCTD. Vì vậy việc đánh giá nguồn vốn huy động được sử dụng như thế nào trong hoạt động tín dụng là một công tác vô cùng quan trọng. Do đó chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả chất lượng tín dụng.

Bảng 2.6 Hiệu suất sử dụng vốn tại QTD Bình Chánh.

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Tổng dư nợ(1) 137.982 149.301 156.897

Tổng nguồn vốn huy động (2) 142.086 167.074 199.723

Hiệu suất sử dụng vốn (1)/(2) 97,1% 89,4% 78,6%

(Nguồn: Phòng Tín dụng QTD Bình Chánh)

Qua bảng số liệu, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của QTD Bình Chánh thay đổi không ổn định qua các năm và có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2012 là 97,1%, qua năm 2013 giảm còn 89,4% và đến năm 2014 lại tiếp tục giảm còn 78,6%. Mặc dù hiệu suất sử dụng vốn vẫn ở mức tạm được nhưng giảm qua các năm chứng tỏ QTD Bình Chánh vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có, chưa khai thác hết tiềm năng của khách hàng trên địa bàn. Nguyên nhân là do một phần nguồn vốn huy động không được cho vay toàn bộ mà còn phải điều hòa vốn cho các hoạt động khác của quỹ. Điều này đòi hỏi QTD Bình Chánh phải có những biện pháp nhằm thúc đẩy việc sử dụng nguồn vốn huy động tốt hơn nữa để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.

d) Tình hình nợ quá hạn tại Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh.

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh rủi ro tín dụng và từ đó đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng của một TCTD. Hiệu quả tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân bình chánh​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)