Ngôn ngữ, giọng điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của nguyễn minh châu và tạ duy anh​ (Trang 71)

6. Cấu trúc luận văn

3.3 Ngôn ngữ, giọng điệu

3.3.1 Ngôn ngữ

Không có ngôn ngữ thì không thể có truyện ngắn bởi ngôn ngữ là chất liệu cụ thể hoá, sự biểu hiện của chủ đề, tính cách nhân vật, cốt truyện… Nó cũng là yếu tố đầu tiên giúp ngƣời đọc tiếp xúc với tác phẩm. MGorki xác định: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ,… là chất liệu của văn học”.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn trƣớc hết phải là ngôn ngữ hàm súc, cô đọng và chính xác. Nhƣng nó đảm bảo đƣợc yêu cầu phản ánh hiện thực một cách sinh động và chân thật nhất, biểu hiện đúng điều mà nhà văn muốn chuyển tải, miêu tả đúng cái nhà văn muốn biểu hiện.

3.3.1.1. Ngôn ngữ đời thường.

Sau 1975, con ngƣời trở về với hiện thực muôn mặt của đời thƣờng. Nhu cầu đƣợc “nói thẳng”, “nói thật” những mặt phức tạp, bê bối và nhức nhối của đời sống là cao hơn bao giờ hết. Ngôn ngữ văn xuôi giai đoạn này bắt đầu “bớt đi vẻ trang trọng, ít du dƣơng, ít rào đón mà gần gũi với đời

thƣờng, chân thật trong giọng điệu” (trích bichkhue.org) mà ngôn ngữ trở nên góc cạnh, nhiều sắc thái đời thƣờng, thô nhám xù xì hơn.

Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh đều lấy bối cảnh hiện thực là một làng quê đầy tăm tối, nghèo khổ và sự xô bồ của cuộc sống đô thị thời hiện đại… ngôn ngữ văn chƣơng của hai nhà văn đều có yếu tố đời thƣờng đầy thô nhám. Họ không hề ngần ngại khi đƣa lên trang viết của mình những chất hiện thực sống sƣợng nhất.

Lão Khổ trong Lũ vịt trời khi bị mất trắng số lúa trong tầm tay cũng

uất ức kêu lên: “Miếng ăn kề mồm còn để mất, Ngu! Ngu!Ngu quá. Chị họ Ất trong lúc nuôi chí trả thù lão Khổ cũng gào lên: Đ. mẹ thằng khô ăn gan uống máu ngƣời…”. [13;27]. Nhà văn rõ ràng không né tránh, đánh bóng hiện thực mà ngôn ngữ đời sống cứ hiện lên trần trụi, sống sƣợng nhƣ bản thân nó phải vậy. Tác phẩm của Tạ Duy Anh rất nhiều câu chửi thề, văng tục:

- “Mảnh đất chết tiệt” (Tƣ - Bước qua lời nguyền) - “Luật…, luật cái con tiều” (Hoá kiếp)

- “Mả mẹ đứa nào nói điêu” (lão Đình - Tội tổ tông)

- “Mẹ kiếp, cái làng bé tẹo này ghê gớm thật” (Giáo Lợi - Làng nhỏ thanh bình)

- “Thây kệ chúng mày. Đến lúc dân đào mả chúng mày lên đừng có trách” (lão Khổ - Lũ vịt trời)…

Những tiếng chửi, những câu văng tục phần nào cho ta thấy đƣợc nỗi bức xúc, bực dọc bị đè nén lâu ngày của những ngƣời nông dân bộc trực, thẳng thắn nhƣ lão Đình, lão Khổ, chú Hổ… trƣớc những sai lầm, ấu trĩ, quan liêu của bộ máy lãnh đạo. Đó là những tiếng chửi vừa đau thƣơng vừa bất lực đồng thời cũng thể hiện mặt hạn chế về trình độ văn hoá nhận thức của chính những ngƣời nông dân quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán

lƣng cho trời” quẩn quanh trong những làng quê chật hẹp, tăm tối đầy thù hận và định kiến. Hình ảnh này cũng có đôi phần giống lão Khúng trong

Phiên chợ Giát và Khách ở quê ra của Nguyễn Minh Châu. Đọc từng câu chữ do nhân vật thứ ba kể lại ngƣời đọc thấy gần gũi với những câu văn đời thƣờng, chân thật. “Lão hấp tấp trèo lên ngồi chênh vênh trên thành xe, kêu lên những tiếng hầy hầy đầy gắt gỏng”. Ngôn ngữ thôn quê khiến ngƣời đọc mƣờng tƣợng ra khung cảnh cánh đồng lúa vàng óng ả cùng những ngƣời nông dân và con bò đang cần mẫn lao động, dƣờng nhƣ đƣợc tái hiện đầy đủ chỉ qua tiếng “hầy hầy” đầy đơn giản.

Và “Lão cúi khom lƣng bƣớc nhanh vào trong nhà bếp. Hai bàn tay lão sờ soạn trong góc tối. Mùi cám lợn chen lẫn mùi phân dê vừa chua lòm vừa nồng nàn xộc vào mũi lão nhƣng những thứ mùi ấy đã trở nên quá đỗi quen thuộc đến mức lão chẳng ngửi thấy gì cả…” [28;587] Sự tài tình trong cách sử dụng ngôn ngữ của bậc thầy Nguyễn Minh Châu cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự dung dị trong cuộc sống hàng ngày của những ngƣời dân quê. Những câu văn ngắn, mạch lạc khiến ngƣời đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin và liên tƣởng gợi mở. Thôn quê gắn liền với những hình ảnh gian bếp tối và mùi vị cám lợn, mùi phân vật nuôi…

Không bao giờ trong tác phẩm của nhà văn họ Nguyễn và Tạ này, độc giả bắt gặp ngôn ngữ mờ nhạt của thứ văn chƣơng tỉa tót, bóng chuốt mà đó là thứ ngôn ngữ gai góc, sắc nhọn và trần trụi. Nó phản ánh đúng đối tƣợng miêu tả, đúng hiện thực đầy phức tạp, bề bộn, nhiều chiều. Nó đi sâu vào những “mảng tối”, “mảng khuất lấp” một cách trực diện không kiêng nể, không né tránh, sợ sệt. Điều này một phần cũng có những hạn chế nhƣng qua đó cho chúng ta thấy một bản lĩnh dám nghỉ, dám viết, dám phản ánh của nhà văn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh.

Có thể nói tính đối thoại là đặc trƣng cơ bản của tác phẩm tự sự. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh bên cạnh sử dụng ngôn ngữ đời thƣờng còn xuất hiện rất nhiều lời đối thoại chan chát, đặc biệt là những đoạn văn viết về cái ác và cái xấu.

Mỗi cuộc đối thoại nhƣ một lời tự thú về tội ác. Nó vừa là cơ hội để nhân vật bộc lộ tính cách vừa là nguyên cớ để nhân vật phát biểu tƣ tƣởng, quan điểm của mình. Cuộc đối thoại giữa lão Hứa và nhân vật “tôi” trong

Bước qua lời nguyền:

“….

- Lão Hứa!...

- Lão có biết lão mắc tội gì không?

- Cậu Tƣ ơi, tôi đói quá!

- Lão đói nhƣng lão chƣa chết. Còn chú ta ông ta đều chết về tay lão thì lão tính sao?

Lão Hứa mếu xệch miệng. Tôi tiếp:

- Chỉ vì một bát cơm nguội mà chú ta thành ma đói, lão có nhớ không?

- Tôi nhớ.

- Tại sao lão ác thế?

- Cậu Tƣ ơi! … - Cậu cứ lớn lên đi cậu sẽ hiểu tôi chả là cái gì trƣớc số phận, trƣớc thời thế. Tôi có trực tiếp đánh ông cậu đâu. Tôi có trực tiếp chôn sống chú cậu đâu. Cuộc đời cũ ắt nó phải thế…” [2;19]

Vì cái sự đói nghèo, chỉ vì “bát cơm nguội” mà “cậu Tƣ” và “lão” chan chát lời qua tiếng lại. Và sự phát triển câu chuyện khi lão khẳng định cái triết lý cuộc đời của một ngƣời có tuổi nhƣ lão, có trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình.

Qua cuộc đối thoại giữa bà giáo và chú Hổ trong Vòng trầm luân trần gian, ta thấy đƣợc nổi đau trong bề sâu tâm hồn chú Hổ đồng thời qua

cuộc đối thoại, Tạ Duy Anh cho chúng ta thấy sự bế tắc và cô độc của cả một thế hệ con ngƣời:

“Rút chiếc búa đinh ở thắt lƣng, chú Hổ nhè vào mặt bà giáo, giọng đe dọa:

- Mụ là ngƣời hay quỷ? Nói ngay.

- Cả hai thứ. - Bà giáo đẩy chú Hổ ngã nhào xuống sàn, chộp nhanh cây mác lùi vào góc nhà - Ông đến đây làm gì?

- Tôi cô đơn. - Chú Hổ cầm mũi mác đặt thẳng vào tim mình. - Tôi muốn thoát khỏi cuộc đời này” [10;38]

Nếu ở Vòng trầm luân trần gian, Tạ Duy Anh cho nhân vật thốt lên sự cô đơn của mình bằng những lời đối thoại trực tiếp thì truyện ngắn

Phiên chợ Giát, Nguyễn Minh Châu là truyện ngắn có ít đối thoại nhất. Ông chỉ xây dựng vỏn vẹn hai đoạn đối thoại hoàn chỉnh của nhân vật lão Khúng. Sự thƣa vắng những đối thoại đã cho thấy cái cô đơn của nhân vật, cái u ám, âm u của con đƣờng lão trải qua. Đoạn đối thoại thứ nhất giữa lão và mụ Hái đƣợc tái hiện trong dòng độc thoại của chính lão:

“ – Ông Khúng ạ. – mụ Hải ngồi xuống bên cạnh lên tiếng an ủi lão, - cháu Dũng dù sao cũng đã mất. Tôi biết là cái việc này nó nhọc lòng lắm. Ông chỉ mới có một lần đi qua cái cầu này chứ tôi và ông Kẹp đã đi qua đến ba lần. Tôi đã mất đến những ba đứa con…

Nghe mụ hàng xóm nói đến đấy, lập tức lão nhổm dậy, hai con mắt vằn đỏ ghé sát tận mặt mụ Hái mếu máo quát lớn:

– Ba đứa con của mụ cũng không bằng một đứa của tôi. Hừm. Nói vậy cũng đòi nói” [28;592].

Tính khí nóng nảy của ngƣời nông dân và nỗi đau tột cùng của lão Khúng trƣớc cái chết của đứa con trai đã thể hiện rõ qua câu nói này.

Những lời thoại trên thể hiện sự cô đơn, mịt mù của số kiếp con ngƣời bị vây bọc bởi bóng tối và hoang vu. Cả Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh đều hƣớng con ngƣời đến một cuộc sống của ánh sáng, ở đó sẽ có nhiều điều tƣơi đẹp, con ngƣời sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đối lập với Toàn, Thái là Lƣu, Phác, họ là những ngƣời lính với bản chất tốt đẹp vốn có, không chịu khuất phục uy quyền và sẵn sàng bênh vực cho đồng đội. Bản lĩnh cứng cỏi của Phác đƣợc khẳng định ngay cả khi đối diện với ngƣời chỉ huy độc tài: “Dù cái hàng cán bộ độc địa nhƣ rắn này vừa nhảy ra có đẩy đƣợc cái thằng Phác ra khỏi tiểu đoàn 7 thì nó cũng không cho phép bất kỳ ai đƣợc đối xử với những ngƣời lính ở đây nhƣ một trại trƣởng Z8. Hãy nhớ kỹ lấy: anh nghe chƣa nào?” [28;534]. Không chỉ để lại dấu ấn bên ngoài, biện pháp đối thoại còn cho biện pháp độc thoại trong việc xây dựng nhân vật và khắc họa thế giới bên trong trong tác phẩm

Cỏ lau.

Qua cuộc đối thoại giữa lão Vọ và nhân vật “tôi” trong Luân hồi ta

nhận thấy nhiều chiêm nghiệm, nhân vật tự bộc lộ quan điểm tƣ tƣởng về những vấn đề của con ngƣời, của cuộc sống, cũng là lời cảnh tỉnh con ngƣời trƣớc những cám dỗ của cuộc đời :

“Lão Vọ hú lên nhƣ vớ đƣợc của khi tôi bảo lão tôi rất cô đơn. Tuy lão bảo cả ổ nhà tôi từ các cụ tổ tiên đến bố tôi đều cô đơn, nhƣng lại hỏi: “Cô đơn là cái mẹ gì?’. Tôi đáp: “Là chán đời”. Lão nhe răng lắc vai tôi: “Tao biết tỏng mày làm sao rồi, mày thèm đàn bà. Có đúng vậy không thằng ngựa dái chƣa thiến?”…[7;9]

Lão triết lý: “Tao ngẫm rồi, thằng đàn ông nào cũng muốn cƣỡi đầu thiên hạ và cƣỡi lên bụng đàn bà. Đƣợc cả là dễ chết non lắm. …Còn sƣớng nhất – …Mày biết là làm gì không?....lão cƣời ha hả: “ Sƣớng nhất là làm một thằng đàn ông ra thằng đàn ông” [7;10]

Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh có vô số cuộc đối thoại nhƣ thế, để từ đó qua đối thoại nhân vật tự nói về mình, về cuộc đời, về thời thế và đặc biệt qua nhiều cuộc đối thoại ta tìm thấy trong mỗi lời nói của nhân vật sự ăn năn hối cải hay xu hƣớng tìm về bản chất thiện đã bị đánh mất.

3.3.1.3. Ngôn ngữ độc thoại

Nếu nhƣ đối thoại là một cách miêu tả nhân vật trong sự đối mặt của nó với ngƣời khác thì độc thoại là khu vực ngôn ngữ nhạy cảm để nhân vật tự nói với chính mình. Độc thoại trở thành thủ pháp nghệ thuật hiệu quả khi diễn tả quá trình tự ý thức của nhân vật, cho phép đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn và khó hiểu của nhân vật.

Hầu hết các nhân vật chính trong tập truyện Cỏ lau đều có những lúc độc thoại. Mỗi tác phẩm, nhân vật cụ thể, Nguyễn Minh Châu lại sử dụng ngôn ngữ này ở các mức độ đậm – nhạt và dạng thức khác nhau. Lực trong

Cỏ lau là kiểu nhân vật tự vấn, tính cách đa dạng đƣợc thể hiện khá thành công qua những dòng độc thoại nội tâm. Có những độc thoại suy nghĩ về chính mình day dứt về chiến tranh: “Chiến tranh, kháng chiến không phải nhƣ một số ngƣời khác, đến bây giờ tôi không hề mảy may hối tiếc đã dốc tất cả tuổi trẻ vào đấy cống hiến cho nó nhƣng nó nhƣ một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị chặt lìa thật khó gắn liền lại nhƣ cũ” [13;470]. Nhƣng điều đáng trân trọng ở con ngƣời là dám nhìn vào sự thật và để cho lƣơng tâm tự lên án trong những độc thoại nội tâm đầy day dứt. Không thể thay đổi đƣợc hoàn cảnh, Lực không tìm đƣợc hạnh phúc cho bản thân khi ngƣời anh yêu thƣơng đã có gia đình. Đoạn độc thoại cuối truyện đã thể hiện sự cô dơn, bế tắc của nhân vật này. “… cô đơn giữa trời nhìn xuống nhìn xuống một vùng thung lũng đất đai đƣợc tƣới bón đã trở nên phì nhiêu, có một ngƣời lính già sống suốt đời ở đây cùng ông bố…”

[13;518]. Trong ý nghĩ sâu kín ấy, Lực đã ý thức đƣợc sâu sắc sự cô đơn của mình.

Những ngôn ngữ độc thoại nội tâm dài không những có tác dụng soi chiếu chiều sâu tâm hồn nhân vật mà còn tạo nên âm điệu trầm buồn, ám ảnh của Cỏ lau. Những lời độc thoại ấy phần lớn thể hiện suy ngẫm, day dứt của con ngƣời về cuộc sống, thân phận con ngƣời và hạnh phúc cá nhân.

Nếu trong Cỏ lau độc thoại nội tâm thƣờng thể hiện ở những suy

nghĩ thầm kín của nhân vật thì ở Phiên chợ Giát lại đƣợc biểu hiện ở hình

thức phong phú hơn. Trong tác phẩm này, ngôn ngữ độc thoại đƣợc sử dụng khá dày đặc, trở thành một trong những ngôn ngữ chính thể hiện nhân vật. Cái độc đáo của Nguyễn Minh Châu trong truyện này là đã tạo ra đƣợc những “nét nhòe” giữa độc thoại và đối thoại. Thật khó có thể xác định đƣợc những lời lão Khúng nói với con bò, với vũ trụ hay với đứa con trai đã chết: “không biết trƣớc khi chết, cái thằng con của lão có khôn ngoan lên hơn đƣợc tí nào không? Nhƣng cái tính khí thẳng ruột ngựa của nó cũng là tính khí của mình hồi trẻ, của cái lão Khúng ngất ngƣởng này trút sang cho nó từ trong máu thịt… Bây giờ nó đang ở đâu, cái thằng Dũng vô tƣ ấy, bây giờ con đang lang thang nơi đâu” [27;16]. Nguyễn Minh Châu đã đặt lão Khúng vào dòng ý thức hỗn tạp và lộn xộn mà qua đó ngƣời đọc thấy đƣợc tính cách phức tạp của nhân vật này: vừa u mê, vừa hoang dã với những ý nghĩ lẩn thẩn. Bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm sâu sắc, Nguyễn Minh Châu cho ta thấy cả thế giới nội tâm đầy ắp những suy tƣ và tình cảm của cái vẻ ngoài thô kệch – lão Khúng.

Trong tác phẩm Bước qua lời nguyền, đan xen giữa câu chuyện đƣợc kể là dòng hồi ức và chiêm nghiệm của nhân vật “tôi”. Nhân vật “tôi” vừa lý giải bi kịch của ngƣời cha, của bản thân, của thời đại vừa bộc lộ tƣ tƣởng

của mình đồng thời bộc lộ tƣ tƣởng của một thế hệ mới, dũng cảm bƣớc qua thành trì của quá khứ đau thƣơng, thù hận để yêu thƣơng:

“ – Trong trƣờng hợp này, quá lắm tôi cũng chỉ đến mức… gào to lên lời nguyền độc địa cho cái mảnh đất đầy thù hận này chìm lặng đi” [2;5]

“ – Đây rồi, sự ngu ngốc, thói dởm đời, lòng thù hận, đều vì những cây nấm độc này” [2;7]

“ – Tôi tha thứ cho các ngƣời. Bởi vì ngày ấy cũng đã mƣời năm. Mƣời năm đủ cho tôi thấm nổi đau của cả mấy thế hệ mà số phận bị nhào nặn bằng một bàn tay phàm tục” [2;28]

“ – Tôi và Quý Anh, hai kẻ trong trắng nhƣ nhau, tội lỗi nhƣ nhau đã bƣớc qua lời nguyền, đã ân xá cho nhau trong sự chứng kiến của các thiên thần” [2; 19]

Trong truyện ngắn Tạ Duy Anh rất nhiều nhân vật “tôi” độc thoại kiểu nhƣ thế. Những lời độc thoại đó thƣờng gay gắt, thể hiện sự đau khổ dằng xé, tấn bi kịch của nhân vật, đồng thời là những lời lên án tố cáo gay gắt thời đại đã đẩy con ngƣời vào bƣớc đƣờng cùng không lối thoát. Cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của nguyễn minh châu và tạ duy anh​ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)