Kết cấu và tình huống truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của nguyễn minh châu và tạ duy anh​ (Trang 64)

6. Cấu trúc luận văn

3.2 Kết cấu và tình huống truyện

3.2.1 Nghệ thuật xây dựng kết cấu

Lý luận văn học truyền thống xem kết cấu là “sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố,

các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan theo một chiều hƣớng tƣ tƣởng nhất định” [54;143]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động

của tác phẩm, kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi phức tạp hơn… là phƣơng tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật; kết cấu phải đảm nhiệm chức năng đa dạng bộc lộ chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo nên tính toàn vẹn của tác phẩm nhƣ là một hiện tƣợng thẩm mỹ” [32;157]. Tác giả Lại Nguyên Ân lại cho rằng: “Kết cấu là sự sắp xếp, phân bổ các thành phần hình thức nghệ thuật… Kết cấu tác phẩm văn học bao gồm việc phân bổ các nhân vật, các sự kiện và hành động (kết cấu, cốt truyện), phƣơng thức trần thuật, các chi tiết, thủ phá, văn phong, những yếu tố ngoài cốt truyện” [17;167]. Tuy tới ngày nay chƣa có khái niệm chính thống về kết cấu nhƣng điều ta thấy rõ ràng rằng kết cấu vô cùng quan trọng. Đó là một nhiệm vụ nghệ thuật khó khăn mà nhà văn cần đạt tới để làm cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật thẩm mỹ thống nhất và sinh động.

Nhƣ vậy công việc chủ yếu của kết cấu là tổ chức mối liên hệ giữa các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm (tính cách và hoàn cảnh, hành động và biến cố trong cốt truyện) và các yếu tố khác thuộc hình thức (bố cục, hệ thống ngôn ngữ, nhịp điệu…). Với thể loại truyện ngắn thì yêu cầu về kết cấu càng quan trọng và khắt khe hơn. Có nhiều ngƣời cho rằng truyện ngắn chỉ phản ánh một khoảnh khắc, sự kiến – biến cố nhỏ trong đời ngƣời nhƣng cuộc sống luôn luôn vận động, do vậy biến cố nhỏ ấy có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa lớn lao. Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới chứng kiến sự xuất hiện và nở rộ của nhiều cây bút truyện ngắn. Không đi theo lối mòn xƣa cũ, chủ động tìm tòi và cách tân trong lối viết, nhà văn thời kỳ này để lại văn đàn khối lƣợng truyện ngắn đồ sộ với đa dạng kết cấu. Bên cạnh lối

viết “phá cách” vẫn còn nhiều cây bút kế thừa và phát huy kiểu kết cấu theo trình tự thời gian. Phải kể tới: Một chiều xa thành phố, Bi kịch nhỏ, Đồng đô la vĩ đại – Lê Minh Khuê, Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp, Bước qua lời nguyền – Tạ Duy Anh, Đất đỏ, Cha tôi – Phan Thị Vàng Anh.

Trên thực tế, có rất nhiều nhà văn bố trí kết cấu đan cài cho những mảnh ghép của số phận nhân vật họ xây dựng. Kết hợp thủ pháp nghệ thuật khác nhau, cách phân bổ và xây dựng tuyến nhân vật vệ tinh, giọng điệu, ngôn ngữ… đều có những tính toán nhất định làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của ngƣời cầm bút. Thực chất, Lão Khổ đƣợc lắp ghép từ 21 truyện ngắn

ngang bằng nhau. Truyện trong phần chính yếu thì chắc chắn viết về lão Khổ, truyện trong phần "ngoài rìa" có truyện trực tiếp viết về lão Khổ có truyện không. Các truyện viết về lão Khổ gồm: Truyện 1: Hiện về từ quá khứ, Truyện 2: Chuyện tình của lão Khổ, Truyện 3: Thần số mệnh an bài, Truyện 4: Tiền định về một tai hoạ, Truyện 7: Trả thù bọn địa chủ, Truyện 10: Những bà con của quỷ sa tăng, Truyện 12: Đứa con bị ruồng bỏ, Truyện 14: Giấc mơ thiên đường. Ngoài ra là các truyện viết về Tƣ Vọc, lão Phụng, Hai Duy, Tạ Bông, chuyện "cải cách ruộng đất",… Nhìn trên bề mặt văn bản chúng ta dễ nghĩ đến sự lỏng lẻo hay sự lan man, thiếu tập trung. Thực chất không phải thế, dù trực tiếp hay gián tiếp, xa hay gần, trung tâm hay ngoài rìa; tất cả đều hƣớng đến mục đích dựng lên bức chân dung số phận lão Khổ và bức tranh thời đại lão Khổ. Sự ghi nhận của tác phẩm tới ngày nay có thể coi là sự thành công, dấu ấn riêng có của nhà văn Tạ Duy Anh.

Nhắc tới kết cấu trong truyện ngắn đƣơng đại mà không nhắc tới kết cấu lắp ghép thì sẽ là thiếu xót lớn. Đây là phƣơng thức mà trong một truyện, tác giả tái hiện những thời điểm khác nhau, những không gian khác nhau. Mỗi sự kiện vừa có tính độc lập tƣơng đối, vừa có quan hệ với nhau,

bổ sung, hỗ trợ nhau để tạo nên tính chỉnh thể, thống nhất cho tác phẩm. Giữa các truyện không có quan hệ nhân quả mà giữa chúng có thể diễn ra sự ngắt quãng, đứt gãy về thời gian và sự giãn cách, dịch chuyển về không gian và ngƣời kể chuyện là ngƣời xâu chuỗi các tình tiết, kể lại cho ngƣời đọc theo một mạch liên kết, một dụng ý nào đó mà thƣờng thì khi đọc xong tác phẩm, ngƣời đọc mới lí giải, tổng kết đƣợc. Không có vua, Cánh đồng

bất tận, Phiên chợ Giát … là những truyện nhƣ vậy.

Nguyễn Minh Châu mở đầu Phiên chợ Giát là hình ảnh lão Khúng ngủ dậy sau cơn mơ ngủ khủng khiếp – chính lão ra tay giết “con khoang đen nhà lão”. Lão nhƣ nhớ rõ từng chi tiết, sự ghê rợn đến rung mình. Phải chăng vì sắp đƣa “mụ già khụt khịt hay cảm cúm” ra chợ bán mà lão bị tâm lý nhƣ vậy? Kết thúc phần một là những hành động tiếp theo của lão cho cái dự định dằn vặt kia. Nhƣng bất ngờ “rẽ” sang phần hai là những hồi tƣởng một vài ngày trƣớc đó khi con khoang đen còn đang sống yên ổn với những công việc thƣờng ngày. Lão định bán nó mà không biết phải “báo cáo” với các con ra sao? Cái chết của thằng Dũng làm cả gia đình đau đớn “Lão Khúng cố tỏ ra cứng cỏi nhƣng cố lắm lão cũng chỉ giữ đƣợc cái vẻ bề ngoài”. Ở phần tiếp theo, ngƣời đọc sẽ hiểu “lai lịch” và mối quan hệ của lão Khúng và ông Bời từ cái thuở “hàn vi”. Phần cuối mở đầu bằng buổi sáng tinh mơ với màn sƣơng trắng, diễn biến tâm lý và hành động của lão Khúng trên đƣờng đƣa con khoang ra phố huyện.

Nhìn nhận lại cả bốn phần của kết cấu có thể thấy rằng, Nguyễn Minh Châu không sắp đặt sự kiện theo thời gian tuy nhiên lại để con khoang đen xuất hiện chứng kiến hầu hết các tình tiết. Điều này thể hiện sự “cao tay” trong cách xử trí của nhà văn tài ba.

Kết thúc mở là khuynh hƣớng thƣờng gặp trong truyện ngắn đƣơng đại. Kết thúc mở đồng nghĩa với việc văn bản truyện đã đọc xong nhƣng

dòng vận động của truyện chƣa chấm dứt, số phận nhân vật vẫn tiếp tục đƣợc suy đoán. Nhà văn phá vỡ những phán đoán thông thƣờng đã tạo thành nếp nghĩ cũ mòn trong truyền thống, có thể thấy trong tác phẩm: Con

gái thủy thần, Những người thợ xé, Những bài học nông thôn – Nguyễn Huy Thiệp, Si tình, Người có học, Đất đỏ - Phan Thị Vàng Anh, Phiên chợ

Giát – Nguyễn Minh Châu, Ánh trăng – Nguyễn Bản…

Cách kết thúc này cho phép ngƣời đọc tham dự vào sự vận động của dòng mạch tác phẩm và điều này cho thấy những chuyển đổi trong ý thức sáng tạo, trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa ngƣời viết và ngƣời đọc, hƣớng tới việc xóa bỏ khoảng cách giữa ngƣời trần thuật và cái đƣợc trần thuật.

Trong khi đó, cả ba truyện trong tập Cỏ lau đều đƣợc xếp vào loại cốt truyện dựa vào số phận đời tƣ. Sau khi phân tích để đi đến kết luận: Cốt truyện đƣợc nới lỏng chủ yếu dựa trên những xung đột tâm lý chồng chéo, không mở đầu, không có cao trào, cũng không có kết thúc, tựa dòng chảy tự nhiên, nhi nhiên của cuộc sống vẫn luôn tồn tại cùng những mâu thuẫn, những xung đột vĩnh cửu. Qua đó, tác giả cho ta thấy xung đột chủ yếu trong các truyện của tập Cỏ lau là xung đột tâm lý và cách kể là kể lắp ghép, có sự chồng chéo của thời gian hiện tại, quá khứ, tƣơng lai với những hồi ức kỉ niệm.

Tạ Duy Anh xuất hiện khi những thay đổi về cách viết đã không còn xa lạ với văn học đổi mới. Kế thừa và phát huy những thành tựu trong kĩ thuật viết của thế hệ đi trƣớc, Tạ Duy Anh đồng thời có những sáng tạo mới trong kĩ thuật viết của chính mình, Tạ Duy Anh đã khẳng định mình với một lối viết riêng, không lặp lại, không trộn lẫn.

Kết cấu mở là kiểu kết cấu mang tính chất đƣơng đại, một sự mở đầu không có gì để nói nhƣng lại có một kết thúc bất ngờ, bên trong đó có vô

vàn những biến cố đang “chiếm chỗ”. Chính vì vậy mà tác phẩm của Tạ Duy Anh có tầng tầng lớp lớp nghĩa, có lớp nghĩa đƣợc hình thành do cấu trúc nội hàm của tác phẩm, nhƣng cũng còn các lớp nghĩa khác do ngƣời đọc khi tiếp xúc với tác phẩm làm nảy sinh. Trong truyện ngắn Tạ Duy Anh đây là một lối kết cấu phổ biến. Mặc dù truyện đã kết thúc nhƣng mỗi thiên truyện của ông tiếp tục mở ra cho ngƣời đọc nhiều suy ngẫm, nhiều ý tƣởng, nhiều tƣởng tƣợng, khiến ngƣời đọc phải băn khoăn day dứt… Đây là một biệt tài của Tạ Duy Anh trong truyện ngắn.

3.2.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống

Tình huống truyện đƣợc coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất, có tính chất “sống còn” của một tác phẩm. Nguyễn Minh Châu từng cho rằng: “Đôi khi ngƣời ta nghĩ ra một tình thế rất hay và coi nhƣ đã xong một nửa”. Đó cũng chinh là lí do mà tất cả nhà văn đều cố gắng tìm tòi, sáng tạo ra những tình huống truyện đặc sắc. Dạng tình huống thắt nút tuy không mới nhƣng vẫn đƣợc đánh giá cao trong sáng tác nhà văn, điển hình nhƣ: Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Cỏ lau…

Phiên chợ Giát tình huống đƣợc xây dựng ở cuộc tiễn giữa ngƣời

nông dân và con khoang đen – ngƣời bạn làm ăn lâu năm trong gia đình lão Khúng. Tƣởng chừng đơn giản nhƣng đoạn đƣờng ấy thật gian nan và trĩu lòng. Khi nhìn lại, con bò đối với gia đình lão Khúng không còn là con vật mà nó nhƣ thành viên trong gia đình. Khi mà có ý định bán nó trong phiên chợ sớm, ông phải dậy thật sớm để tránh lúc những đứa con lão biết, níu chân lão và con Khoang lại không cho đi. Từ lão tới mụ Huệ đều chào từ biệt con Khoang – đoạn văn miêu tả hoàn cảnh ấy thật cảm động. Tình huống tƣởng chừng đơn giản nhƣng lại mang đến cho ngƣời đọc và chính tác giả những cảm xúc nặng trĩu. Thế mới biết rằng, với ngƣời nông dân – con vật quan trọng và thân thiết tới nhƣờng nào.

Nếu tình huống hành động nhằm tới hành động có tính chất bƣớc ngoặt của nhân vật; tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến cảm xúc nhân vật thì tình huống nhận thức nhƣ trong Chiếc thuyền ngoài xa –

Nguyễn Minh Châu xây dựng chủ yếu ắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lý của nhân vật. Phóng viên Phùng đi kiếm tìm vẻ đẹp trong buổi sáng tinh mơ thì vô tình phát hiện sự thật trần trụi, đó là hình ảnh ngƣời lao động nghèo khổ, xơ xác nhƣ không còn chút niềm tin vào cuộc sống. Gia đình nhỏ làng chài đông con với những trận đòn roi liên tiếp xảy ra. Tình huống trên đƣa ra những vấn đề đầy nghịch lí giữa cái đẹp nghệ thuật và sự bi đát của cuộc sống hiện thực; nghịch lý giữa thói bạo hành gia đình, vũ phu của ngƣời chồng nhƣng không từ bỏ của ngƣời vợ. Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề đáng suy ngẫm, đó là mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Hay nói một cách khác, Nguyễn Minh Châu cho rằng nghệ thuật trƣớc hết phải gắn liền với cuộc sống, phải phản ánh chân thật cuộc sống và góp phần cải tạo cuộc sống, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Đọc lại tác phẩm: Bước qua lời nguyền, Xưa kia chị đẹp nhất làng,

Lũ vịt trời... – những truyện ngắn thấm đẫm hơi thở nhà quê Đồng bằng Bắc Bộ. Cũng ít có ngƣời tạo đƣợc không khí nông thôn, con ngƣời thôn dã nhƣ Tạ Duy Anh. Hai mƣơi năm truyện ngắn trong tập truyện Bước qua lời

nguyền là hai năm tình huống truyện khác nhau đƣợc Tạ Duy Anh kỳ công

ngẫm nghĩ và tạo dựng bằng câu từ. Mỗi tình huống mang trong nó những đặc sắc riêng không trộn lẫn, để nhân vật vào những hoàn cảnh khác biệt. Nếu Tƣ và Quý Anh đƣợc đặt trong tình huống éo le phải lựa chọn giữa tình yêu đôi lứa và mối thù truyền kiếp trong cái làng Đồng nhỏ bé thì chị Túc trong Xưa kia chị đẹp nhất làng lại đặt trong tình huống bị cả làng hắt hủi chỉ vì chị đẹp. Vẻ đẹp của chị đƣợc coi là cái tội vì trƣớc đó đã có ngƣời phụ nữ đẹp gây họa lớn cho cả làng. Trong cả hai tác phẩm trên, Tạ

Duy Anh đều xây dựng nhân vật có tình yêu đẹp nhƣng ngang trái thay lại gặp nhiều trắc trở. Tƣ và Quý Anh có sự cảm mến, bảo vệ nhau từ hồi trẻ và lớn lên họ quyết tâm vì tình yêu ấy mà bước qua lời nguyền truyền kiếp của gia đình, dòng họ. Chị Túc không bị gia đình, dòng họ ngăn cản nhƣng chị lại bị hoàn cảnh trớ trêu cản bƣớc. Anh Mạnh – ngƣời thƣơng mà chị viết những dòng nhật ký nhớ nhung vẫn không có tin tức gì, không biết anh còn sống hay đã chết? Có những đêm cô đơn, chờ đợi trong mỏi mòn chị đã phải tự hỏi chính mình: liệu còn sống anh có nhớ tới em? Tình huống ở mỗi truyện là riêng tách và ngƣời ta thấy thoáng đâu đó dáng dấp câu chuyện ở làng quê xƣa – nơi mà Tạ Duy Anh sinh ra và lớn lên.

3.3 Ngôn ngữ, giọng điệu 3.3.1 Ngôn ngữ 3.3.1 Ngôn ngữ

Không có ngôn ngữ thì không thể có truyện ngắn bởi ngôn ngữ là chất liệu cụ thể hoá, sự biểu hiện của chủ đề, tính cách nhân vật, cốt truyện… Nó cũng là yếu tố đầu tiên giúp ngƣời đọc tiếp xúc với tác phẩm. MGorki xác định: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ,… là chất liệu của văn học”.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn trƣớc hết phải là ngôn ngữ hàm súc, cô đọng và chính xác. Nhƣng nó đảm bảo đƣợc yêu cầu phản ánh hiện thực một cách sinh động và chân thật nhất, biểu hiện đúng điều mà nhà văn muốn chuyển tải, miêu tả đúng cái nhà văn muốn biểu hiện.

3.3.1.1. Ngôn ngữ đời thường.

Sau 1975, con ngƣời trở về với hiện thực muôn mặt của đời thƣờng. Nhu cầu đƣợc “nói thẳng”, “nói thật” những mặt phức tạp, bê bối và nhức nhối của đời sống là cao hơn bao giờ hết. Ngôn ngữ văn xuôi giai đoạn này bắt đầu “bớt đi vẻ trang trọng, ít du dƣơng, ít rào đón mà gần gũi với đời

thƣờng, chân thật trong giọng điệu” (trích bichkhue.org) mà ngôn ngữ trở nên góc cạnh, nhiều sắc thái đời thƣờng, thô nhám xù xì hơn.

Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh đều lấy bối cảnh hiện thực là một làng quê đầy tăm tối, nghèo khổ và sự xô bồ của cuộc sống đô thị thời hiện đại… ngôn ngữ văn chƣơng của hai nhà văn đều có yếu tố đời thƣờng đầy thô nhám. Họ không hề ngần ngại khi đƣa lên trang viết của mình những chất hiện thực sống sƣợng nhất.

Lão Khổ trong Lũ vịt trời khi bị mất trắng số lúa trong tầm tay cũng

uất ức kêu lên: “Miếng ăn kề mồm còn để mất, Ngu! Ngu!Ngu quá. Chị họ Ất trong lúc nuôi chí trả thù lão Khổ cũng gào lên: Đ. mẹ thằng khô ăn gan uống máu ngƣời…”. [13;27]. Nhà văn rõ ràng không né tránh, đánh bóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của nguyễn minh châu và tạ duy anh​ (Trang 64)