Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của nguyễn minh châu và tạ duy anh​ (Trang 50)

6. Cấu trúc luận văn

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.3.1 Thể hiện qua ngoại hình

Xây dựng nhân vật qua việc khắc họa ngoại hình là một trong những thủ pháp nghệ thuật cơ bản nhất trong văn học mà đại đa số các nhà văn đều sử dụng. Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh cũng không phải là ngoại lệ khi cố gắng “tìm cái hạt ngọc ẩn giấu bên trong bề sâu tâm hồn con ngƣời”. Cộng thêm khát vọng tìm tòi và cái nhìn lạc quan với cuộc đời đã là động lực khiến nhà văn vƣợt ra khỏi gánh nặng cái xấu mà hƣớng tới những điều đẹp đẽ, cái đẹp dƣờng nhƣ vƣợt lên cả cái tầm thƣờng.

Nguyễn Minh Châu coi Lão Khúng là nhân vật tâm huyết của đời mình – cũng bởi vậy mà ông đặc biệt chú trọng tới những nét ngoại hình riêng biệt và “khác thƣờng” dễ gây ấn tƣợng cho bạn đọc. Với ông, Lão Khúng không chỉ là nhân vật đơn thuần trong truyện mà lão còn “hiện

thân” của tƣ tƣởng tình cảm nhà văn – đây cũng là áp lực khi Lão Khúng xuất hiện ở hai truyện ngắn: Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra. Ở Khách ở quê ra đó là gƣơng mặt với “màu nƣớc da tai tái và sám nâu nhƣ da thuộc,

với những nét gẫy khúc đầy khắc khổ, với những khoảng lồi lõm y nhƣ những mảnh đất cầy đắp lên và từ sau hàng lông mày rậm rì và cứng…” [25; 8]. Đó là chân dung đích thực đầy cá tính của lão nông lam lũ nhƣng không kém phần kiên cƣờng khi dẫn cả gia đình “bỏ lại quê hƣơng”, dùng sức lực để biến mảnh đất hoang, rừng rậm thành ruộng nƣơng. Và hơn hết với niềm mong ƣớc muốn lo cho cuộc sống vợ, con đƣợc chu tất, ấm no hơn. Đến lão Khúng trong Phiên chợ Giát lại không đƣợc miêu tả ngoại

hình lam lũ nhƣ trên mà thay vào đó là hai bức họa khủng khiếp của mộng mị, ảo giác, hình ảnh của tiềm thức hoang dã, nguyên sơ. Trong cơn ác mộng đầu tiên, lão thấy mình hiện ra là “một lão già thân hình cao vóng lại lủng củng đầy những xƣơng cùng xẩu, mái tóc cắt ngắn cứng nhƣ rễ tre, mớ đổ phải, mớ đổ về phía trƣớc trán, sợi đen sợi trắng loang lổ, mặt mũi gồ ghề, hai con mắt nhìn gƣờm gƣờm, với những mảng tiết bò còn ƣớt hoặc đã khô dính bết trên các bắp thịt nổi cuộn ở bả vai và bắp tay” [27;1]. Giấc mơ thứ hai lại phác họa hình ảnh lão Khúng trong hình dạng kỳ quái “nửa bò nửa ngƣời… máu me đầm đìa” đang bị đánh bằng búa tạ. Hai bức chân dung tuy đƣợc dựng lên bằng ảo giác nhƣng qua đây ngƣợc đọc có cái nhìn nhất định nét vẽ ngoại hình, những hình ảnh tƣợng trƣng về số phận của ngƣời nông dân ấy. Sự kỳ lạ của hình hài nửa ngƣời nửa bò là minh chứng cho việc con ngƣời vừa có thể là hung thủ vừa có thể là nạn nhân trong chính cuộc sống của mình.

Khác với cách thức miêu tả chấm phá trƣớc đó, truyện ngắn đƣơng đại đặc biệt là Nguyễn Minh Châu xoáy sâu vào từng góc cạnh nhân vật với những nét miêu tả “đời” nhất. “Hai bàn tay của lão đầy những chỗ nổi

u, nổi cục, các ngón tay vặn vẹo và bọc một lớp da nhƣ vỏ cây, cả hai bàn tay của lão giống nhƣ một tòa rễ cây vừa mới đào từ dƣới đất lên” [27;9]. Và đặc biệt là cách miêu tả rất hình tƣợng “sợi dây chão cột bò của lão Khúng” của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm. “Lão cảm thấy cuộn dây đã cũ và mòn vẹt thậm chí lão có thể thấy mùi mồ hôi của con vật rịn ra từ lỗ chân lông ở bên hông nó” [27;6].

Nhƣng tới đây, ngƣời đọc không khỏi nhớ lại “đứa con tinh thần” trƣớc năm 1975 – Mảnh trăng cuối rừng (tập truyện Những vùng trời khác

nhau – 1970) của Nguyễn Minh Châu. Ta nhƣ đƣợc sống trong những phút

giây hạnh phúc của sự kiếm tìm đó – kiếm tìm vẻ đẹp nhân vật Nguyệt qua sự cảm nhận của Lãm. Viết truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu muốn khẳng định sức mạnh bất diệt của tình yêu trong bom đạn khốc liệt của kẻ thù và ca ngợi những “tâm hồn ngọc”. Tác giả đã gửi gắm ý tƣởng đó qua nhân vật Nguyệt. Trƣớc hết là vẻ đẹp của ngoại hình – từ “đôi gót chân trắng hồng”, từ “vẻ đẹp giản dị và mát mẻ nhƣ sƣơng núi tỏa ra từ nét mặt lời nói và tấm thân mảnh dẻ: qua ánh đèn tù mù của đoàn xe xích đến vẻ đẹp rạng rỡ “ngời lên dƣới ánh trăng… Rất tự nhiên, vẻ đẹp của Nguyệt càng hiện lên lung linh huyền diệu, nhƣ thực mà nhƣ hƣ, hòa lẫn với trăng: “… Từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao!”. Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm niềm yêu mến của mình bằng cách soi sánh vẻ đẹp của Nguyệt từ nhiều góc nhìn khiến,vẻ đẹp ấy “lung linh kì ảo nhƣ đƣợc nhìn qua một ống kính vạn hoa”. Nguyệt đẹp bởi vẻ đẹp ngoại hình, bởi vẻ đẹp của sự dũng cảm, hi sinh. Để đến ngày nay, khi đọc và suy ngẫm về tác phẩm ngƣời đọc dễ dàng nhận thấy nhân vật đƣợc “lý tƣởng hóa” mà sau 1975, Nguyễn Minh Châu đã thay đổi bằng những nhân vật “đời thật đời” nhƣ Lão Khúng. Nếu Nguyệt là nhân vật đƣợc nhà văn xây dựng hoàn hảo từ ngoại hình tới phẩm chất, tính cách thì

lão Khúng hiện lên đúng chất ông nông dân “ròng” với đầy đủ “sự đời”: vất vả, lam lũ hiện ra ở ngoại hình, bộc lộ ở tính cách…

Mỗi con ngƣời đều nằm trong cuộc sống với nhiều mối quan hệ đa chiều, phức hợp vì vậy mà mỗi chúng ta, khi nhìn nhận cái đẹp đều phải nhìn nhận toàn vẹn ngay cả vẻ ngoài xù xì, gai góc. Vẻ đẹp của tác phẩm toát lên từ những yếu tố nghệ thuật khi xây dựng thành công ngƣời đàn bà – nông dân làng chài điển hình, nhân vật để lại nhiều ấn tƣợng sâu sắc trong lòng ngƣời đọc. Tác giả chỉ gọi đó là “ngƣời đàn bà” một cách phiếm định – không tên, không tuổi, đó nhƣ là hình ảnh ngƣời phụ nữ chung của xã hội bấy giờ. Đó là ngƣời đàn bà trạc ngoài bốn mƣơi tuổi, cao lớn với những nét thô kệch mặt rỗ “khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lƣới, tái ngắt và dƣờng nhƣ đang buồn ngủ”. Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhƣ vậy đã dựng lên trƣớc mắt ngƣời đọc ngƣời phụ nữ - nông dân có cuộc đời đầy nhọc nhằn, lam lũ, nhẫn nhục nhƣ hầu hết ngƣời đàn bà miền biển với nhiều hiểm nguy, bất bênh của cơm áo gạo tiền. Dù những trận đòi roi “quật tới tấp”, đã gây ra cho chị những nỗi đau thể xác, những vệt bầm tím, trầy xƣớc khắp cơ thể nhƣng chị vẫn nhất nhất không xa bởi “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi phải có một ngƣời đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng đi làm ăn nuôi nấng một sắp con, nhà nào cũng trên dƣới chục đứa” [22;3]. Thì ra là vì cuộc sống mƣu sinh, vì thƣơng đàn con thơ không nơi nƣơng tựa, ngƣời đàn bà ấy chấp nhận chịu đau đớn mà chẳng mảy may nghĩ gì tƣ lợi cho bản thân mình. Ở đây, ngƣời đọc dễ dàng nhận ra thủ pháp cũng nhƣ dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi miêu tả đối lập ngoại hình và tính cách, giữa số phận bất hạnh và tấm lòng nhân hậu bao dung của bóng dáng ngƣời mẹ, ngƣời phụ nữ Việt Nam.

Phần lớn các chi tiết miêu tả ngoại hình trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu mang tính chất tƣợng trƣng – đó không chỉ là nét vẽ trang trí bên ngoài mà còn là chân dung của tâm lý, tính cách. Việc dùng ngoại hình để khắc họa phần nào đó nội tâm nhân vật không đƣợc coi là thủ pháp nghệ thuật mới, độc đáo xuất hiện nhƣng dƣới ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã đƣợc tận dụng “hợp tình hợp lý” khiến cho sự nhận thức bản ngã về nhân vật, con ngƣời càng trở nên sâu sắc hơn.

Nếu Nguyễn Minh Châu – đàn anh đi trƣớc đã để lại nhiều thành tựu lớn trong việc miêu tả ngoại hình nhân vật thì Tạ Duy Anh – lớp đàn em kế cận phần nào đó sẽ có những áp lực nhất định khi phải tìm tòi và sử dụng linh hoạt những thủ pháp mới tạo đƣợc những dấu ấn riêng trên văn đàn. Và không phụ sự kỳ vọng và những mong mỏi, đọc truyện ngắn Tạ Duy Anh ta thấy đƣợc một phong cách rất riêng biệt, thủ pháp cũ nhƣng đƣợc thể hiện mới, rất tài tình và không hổ danh là nhà văn tài ba. Dƣới ngòi bút tài hoa của mình, Tạ Duy Anh vẽ lên đƣợc bức chân dung toàn diện của những nhân vật – ngƣời phụ nữ trong tác phẩm của mình. Ở Xưa kia chị đẹp nhất làng, mở đầu truyện ngắn là những lời văn miêu tả đầy hoa mỹ:

“Ngày ấy, chị Túc xinh lắm, ở vào tuổi mƣời tám chị tƣơi rói nhƣ một bông hoa. Với thân hình thon thả, bờ vai chị tròn trịa, lằn trong chiếc áo màu nâu tƣơi. Không biết bao nhiêu cặp mắt si mê đã đậu vào đó, không biết bao nhiêu lời mây gió đã thoảng qua tai chị” hay “cặp môi chín mọng của chị khẽ mở ra, để lộ nụ cƣời có sức hút mê mệt. Cặp mắt giống hai miếng cau bổ khéo của chị chớp chớp nhìn xuống đất. Chị xinh đẹp nhƣng chẳng tự kiêu chút nào…” [13; 28]. Chị Túc xinh đẹp và tài đảm nhất làng từ chối tình yêu với anh Hảo để giờ đây không phải chịu số kiếp buồn tủi, mang tiếng chửa hoang. “Cả làng ai còn lạ? Một dạo chị ấy điên tình bỏ đi lang thang rồi đem về một đứa con, chẳng hiểu sao từ bấy đến nay sống im lặng

nhƣ ngƣời câm. Của đáng tội thằng bé mới đẹp chứ, cứ nhƣ từ trong tranh bƣớc ra ấy. Ôi cao, hồng nhan bạc phận” [13; 29]. Và phải chăng những ngƣời phụ nữ xinh đẹp dƣới ngòi bút của Tạ Duy Anh đều mang trong mình những tình cảnh éo le. Quý Anh trong Bước qua lời nguyền lại là ví dụ điển hình cho lập luận này thêm phần sắc sảo. Đoạn hồi ức của nhân vật “tôi” năm lên mƣời tuổi, gia đình Quý Anh sa sút, sống lủi thủi qua ngày. Đồng thời cũng nhớ lại những cảm xúc đầu tiên của mình với cô thiếu nữ Quý Anh xinh xắn. Và lần đầu tiên trái tim cậu bé mƣời hai tuổi nhƣ Tƣ biết xao xuyến trƣớc vẻ đẹp thánh thiện nhƣ tiên đồng của Quý Anh. Và hơn nữa, Quý Anh của năm mƣời bảy tuổi đƣợc ví nhƣ tiên sa, say đắm lòng ngƣời.

Nhân vật ngƣời cha trong Bước qua lời nguyền dằn vặt, đau khổ bởi

không thể bỏ qua đƣợc lòng thù hận: “Bố tôi gục xuống và khi ông ngẩng lên tôi tƣởng nhƣ không tin vào mắt mình: mặt ông bị vò nát bởi hàng trăm nếp gấp khắc nghiệt. Trên khuôn mặt ấy tôi thấy lại cái quá khứ vật vã đẫm máu và nƣớc mắt…”. Ngòi bút miêu tả tài tình của Tạ Duy Anh dù chỉ là ngoại hình đã khắc họa đƣợc phần nào đó biểu cảm dằn vặt của nhân vật. Nỗi đau đáu về lòng thù hận ấy hiện ra cả trên khuôn mặt “bố tôi”.

Ngƣời cha trong Vòng trầm luân trần gian đã từng gầm lên: “Với

những cái thằng cúi xuống liếm gót cả hai chế độ, không đƣợc coi nó là giống ngƣời. Thế mới là giống ngƣời”. Mối thù truyền kiếp cứ day dứt họ cho đến lúc chết “Những ngƣời đang sống sẽ đem theo nỗi căm thù xuống mồ. Những ngƣời đã chết sẽ đội đất chui lên để vạch trời ghi tội mi”. Mặc dù “tím tái hết chân tay đấy nhƣng vẫn còn hỏi con luôn mồm thằng ấy, thằng nọ có vác mặt đến không thì lót lá dắt ra ngõ hộ”. “Đời cha ăn mặn, đời con khát nƣớc” “bố nợ con trả” đã trở thành “luật” để họ hành xử. Nhân vật “tôi” vẫn bị bủa vây giữa “hàng trăm ý nghĩ không đƣợc giải toả”

của ông bố, đã chuẩn bị cho cả tình huống xấu nhất có thể nhƣng cũng không thể trút đi khối đá nặng cứ đè chặt đời ông, không thể xua tan hình ảnh “mẹ tôi mặt tái nhợt, lắc đầu oán trách tôi”. “Lại một đêm tôi thức trắng. Tôi nghỉ đến ông tôi. Tôi nghĩ đến bố tôi. Tôi nghĩ đến những kiếp ngƣời trôi nổi bèo bọt, vật vờ. Tôi nghĩ đến làng đồng bé nhỏ của tôi đã từng một thời huy hoàng, giờ đây lầy lội, tăm tối, thù hận” [13;42]. Những biến cố liên tiếp xảy ra, có lẽ yếu tố ngoại hình đƣợc nhà văn chú trọng thể hiện trƣớc tiên.

Rồi chị Thƣ trong Truyền thuyết viết lại cũng chịu sự khinh rẽ do

truyền thuyết xa xƣa kể lại về hiểm hoạ vì một ngƣời đàn bà đẹp, làng Đồng khốn đốn. Chính vì thế, “… sự hắt hủi mà làng Đồng trút lên chị cũng chính vì chị đẹp… Ngƣời ta làm ra vẻ kinh tởm khi gặp chị rồi thế nào sau đó cũng là hàng dây những lời đơm đặt…”. Ba mƣơi tuổi chị vẫn sống cô đơn. Mắt chị lúc nào cũng “ùa ra một nổi buồn đau đớn”, “quanh năm chị chỉ biết vụng trộm với bọn trẻ con”... Chính định kiến và những hủ tục lạc hậu, thiếu hiểu biết đã làm khổ biết bao nhiêu ngƣời phụ nữ nhƣ chị Túc, chị Thƣ và đó “không phải là trƣờng hợp duy nhất bị ruồng bỏ” bởi chính sắc đẹp của mình…

Nhƣ vậy có thể thấy rằng, dù Nguyễn Minh Châu miêu tả ngoại hình ngƣời vợ không đƣợc mĩ miều nhƣ những gì ta thấy ở tác phẩm Tạ Duy Anh thì tựu chung lại, cả hai nhà văn đều đã thể hiện thành công dụng ý nghệ thuật của mình. Dù là ngƣời vợ, ngƣời con gái mới lớn hay cô thôn nữ thì họ nhƣ những lớp kế cận, tiếp nối và đâu đó ta thấy đáng thƣơng cho họ. Dù xinh đẹp hay gầy còm, họ đều phải trải qua những biến cố lớn cuộc đời, họ phải tự mình vƣợt qua nó. Miêu tả ngoại hình xinh đẹp hay xấu xí không có nghĩa là nhân vật đó sẽ đau khổ hay hạnh phúc. Mà việc miêu tả trên cho ngƣời đọc thấy đƣợc bóng dáng đâu đó hình bóng ngƣời phụ nữ

Việt. Quý Anh nhƣ cuộc sống cô gái mới lớn, chị Túc ở gia đoạn lƣng chừng khi có số phận gập ghềnh thì “ngƣời vợ” trong Chiếc thuyền ngoài xa lại hiện lên đầy đủ nhất, đồng điệu nhất với sự hi sinh của ngƣời phụ nữ

Việt.

3.1.2 Thể hiện qua hành động

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, tuy nhân vật ngƣời đàn ông – “ngƣời chồng” xuất hiện không nhiều nhƣng để lại nhiều suy ngẫm trong tâm trí bạn đọc. Cuộc sống đói nghèo, cơ cực, quẩn quanh với bao lo toan “cơm áo gạo tiền” đã biến “anh con trai cục tính nhƣng hiền lành” thành ngƣời chồng vũ phu, lão đàn ông gia trƣởng. Cứ khi nào thấy bế tắc, cực khổ lão lại đánh vợ. Lão đánh nhƣ để giải tỏa những vất vả, trút sạch những muộn phiền trong cuộc sống. Lão trút cơn giận nhƣ lửa bằng chiếc thắt lƣng Mỹ vào lƣng ngƣời đàn bà nhỏ ngƣời. Nếu nhìn nhận bề nổi có thể nghĩ nguyên nhân là do sự tăm tối, thói vũ phu của ngƣời chồng nhƣng nếu nhìn nhận kỹ hoàn cảnh thì đó là áp lực “cơm áo gạo tiền” trên vai ngƣời đàn ông trụ cột. Xa hơn nữa là đời sống bấp bênh kéo dài gây ra tâm lý bế tắc, u uất. Có lẽ cũng chính vì những lí do này mà Nguyễn Minh Châu đã nhìn nhận ngƣời đàn ông “mái tốc tổ quạ” chân chữ bát, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ” vừa là “thủ phạm” gây ra bao đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần cho những ngƣời thân nhƣng lại vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Minh Châu lại miêu tả cảnh ngƣời đàn ông này đánh vợ thƣờng xuyên ở bãi xe tăng hỏng. Dụng ý của tác giả muốn nhấn mạnh vào cuộc chiến đấu chống đói nghèo tối tăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của nguyễn minh châu và tạ duy anh​ (Trang 50)