Thể hiện qua nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của nguyễn minh châu và tạ duy anh​ (Trang 60 - 64)

6. Cấu trúc luận văn

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.1.3 Thể hiện qua nội tâm

Nếu nhìn nhận và đánh giá nhân vật qua vẻ ngoại hình, hành động là những yếu tố cần bên ngoài thì nội tâm là yếu tố đủ bên trong quyết định toàn bộ tính cách. Hầu hết tất cả nhà văn đều chú trọng hơn hết vào việc khắc họa nội tâm nhân vật vì đó là “chìa khóa vàng” làm sáng tỏ dụng ý nghệ thuật của tác phẩm.

Thủ pháp độc thoại nội tâm xuất hiện trên văn đàn Việt Nam từ thế kỷ XVIII, mở đầu là đại thi hào dân tộc Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện

Kiều. Ông sử dụng khá thành công khi phân tích tâm lý cũng nhƣ khắc họa

tính cách nàng Kiều, Hoạn Thƣ… Đoạn Kiều ở Lầu Ngưng Bích đƣợc coi

là một trong những ví dụ điển hình và thành công nhất cho thủ pháp này. Giai đoạn kế tiếp (năm 1930 – 1945), văn đàn nổi lên “hiện tƣợng Nam Cao” cho tới tận ngày nay khi nhắc tới nhiều ngƣời vẫn không khỏi thán phục. Tính cách nhân vật điển hình mà ông xây dựng nhƣ: Chí Phèo, Bá Kiến và những nhân vật hay suy tƣ nhƣ: Hộ, Điền, Thứ. Kế thừa và phát huy những điểm nổi bật của thế hệ đi trƣớc, những giai đoạn sau đó văn đàn “thu hoạch” đƣợc nhiều tác phẩm có giá trị. Sau năm 1975 khi đất nƣớc thống nhất, ngòi bút đông đảo văn nghệ sĩ lại hƣớng về con ngƣời trong mối quan hệ phức tạp vốn có.

Độc thoại nội tâm là khi nhà văn và ngƣời đọc cùng đứng ngoài quan sát và đánh giá nhân vật văn học qua những biến cố, sự việc xảy ra trong mỗi tác phẩm. Đây có thể coi là một trong những “phƣơng tiện” hữu ích giúp nhà văn nói chung và Nguyễn Minh Châu nói riêng chủ động công khai thế giới nội tâm nhân vật, len lỏi vào bề sâu tâm lý con ngƣời với những diễn biến phức tạp nhƣng không kém phần bí ẩn, lôi cuốn. Cũng từ những suy ngẫm nội tâm này sẽ chi phối lời nói, hành động tiếp theo của nhân vật nhƣ trong truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa, Bức tranh… Trong Bức tranh, nhân vật bị đặt trong hoàn cảnh éo le “không ngờ”, hết sức “khó xử” khiến anh

khó có thể tự phán xét những hành động, quan niệm sống của bản thân. Lần thứ nhất vừa lạnh lùng từ chối vẽ bức chân dung cho anh chiến sĩ giao liên thì ngay sáng hôm sau, chính anh chiến sĩ ấy nhận nhiệm vụ “thồ” tranh cho mình vƣợt qua chặng đƣờng nguy hiểm; lần thứ hai, ở chiến trƣờng ra và trở thành ngƣời nổi tiếng lại quên lời hứa đem bức tranh trao tận tay cho ngƣời mẹ anh chiến sĩ thì bất ngờ thay anh ấy lại đang cắt tóc cho mình. Hai tình huống đặc biệt ấy là điều kiện giúp nhân vật “tôi” thức tỉnh. Nếu lần thứ nhất nhân vật “tôi” cam đảm xin lỗi thì lần thứ hai khi ở tiệm cắt tóc, bằng linh cảm và trí nhớ họa sĩ đã nhận ra ngƣời chiến sĩ năm xƣa và lúc ấy tự nhủ: “chỉ muốn có một cái mặt nạ hoặc bé xíu lại nhƣ một hạt đậu trên chiếc ghế cắt tóc”.

Hay truyện ngắn Cỏ lau khi xây dựng cuộc đời cũng nhƣ số phận

nhân vật Lực thật nghiệt ngã, trớ trêu. Bƣớc vào cuộc chiến tranh khi là chàng trai hai mƣơi và trong suốt hai bốn năm, anh vẫn giữ trọn vẹn một tình yêu duy nhất. Cay đắng thay, trở về sau chiến tranh anh chỉ còn là ngƣời lính già đơn độc, sự sống của anh lại là tai họa cho những ngƣời thân: “ông già đã đi qua nỗi mất mát từ bao nhiêu năm nay, giờ ông già tôi hẳn cũng đã quên tôi. Thai cũng vậy, giờ Thai cũng có một cuộc đời khác, một ngƣời chồng khác với lũ con cái, nỗi đau khổ ghê gớm vì mất tôi cũng đã đi qua từ lâu… việc tôi còn sống đối với hạnh phúc gia đình riêng của Thai hiện tại sau bao nhiêu năm vất vả chả khác nào một điều hăm dọa, tôi chả khác nào một ngƣời khách đến không đúng lúc. Tôi chỉ làm rối thêm cuộc sống, tôi chỉ quấy rối số phận đã an bài” [23;19]. Những độc thoại nội tâm đầy trăn trở suy tƣ kết hợp với lời kể chậm rãi, buồn Cỏ lau làm không ít ngƣời đọc xúc động, chua xót.

Trong Phiên chợ Giát, ngƣời đọc đi theo “dòng hồi tƣởng” của nhân vật chính để quay trở về những ngày đầu lên rừng hoang lập nghiệp. Một

lão Khúng táo tợn, gan góc vật lộn đến cạn kiệt mồ hôi cho “mảnh rừng” mới khai hoang. Hai hồi ức chính này đƣợc Nguyễn Minh Châu chú ý nhằm làm nổi bật sự trăn trở, day dứt của nhân vật chính. Hai biến cố làm suy sụp cuộc đời lão để giờ đây lão ngẩn ngơ, khóc và tìm đến cái chết – kết thúc cuộc đời. Đặc biệt hơn ở hồi ức thứ hai khi chính bản thân lão hoang mang khi lão và con bò khoang mập mờ là nhau. Cuộc đời lão chính là cuộc đời con khoang, từ một “ả gái tơ” óng mƣợt với bộ cánh đen quyến rũ, “tây phi” kiều diễm thì nay chỉ còn là mụ già “hom hem”, chuẩn bị mang ra chợ bán làm thịt. Tiếng ngƣời kể chuyện nhƣ nhòe với độc thoại của nhân vật, với số phận con ngƣời… tạo thành tác phẩm đa thanh đặc sắc.

Cùng là đối mặt với những khó khăn nhƣng khó khăn mà Tƣ và Quý Anh trong Bước qua lời nguyền lại chất chứa đầy những nhọc nhằn. Tạ Duy Anh đặt hai nhân vật vào mối thù nhiều đời của dòng họ – mối thù khiến cả làng Đồng nhƣ u mê. Nỗi giằng xé nội tâm Tƣ và Quý đƣợc tác giả khai thác tối đa và đẩy lên đỉnh điểm nhất là khi họ bắt đầu có tình cảm riêng dành cho nhau. Những cuộc tranh giành đƣợc mất, sự đánh đổi, thiệt hơn của những con ngƣời trong làng quê nhỏ bé ấy thật đáng sợ. Họ “kèn cựa” nhau từng chút một, mặc sức làm những điều họ tự cho là đúng, không quan tâm tới suy nghĩ của bất kỳ ai dù là những ngƣời thân, ruột thịt. Ngƣời đọc nhƣ ngƣời biết tuốt qua từng trang văn, câu chữ đều có những lí lẽ riêng. Cái mối thù dai dẳng ấy có lẽ sẽ còn tiếp diễn tới “muôn đời” sau nếu không có những nhân vật nhƣ Tƣ và Quý Anh.

Độc thoại nội tâm đem đến cho ngƣời đọc sự thấu hiểu đến kỳ lạ! Nhƣ chị Túc trong Xưa kia chị đẹp nhất làng, khi chị bƣớc sang tuổi ba lăm đúng vào năm “hàng triệu ngƣời cƣời, khóc vì mừng tủi”. “Những ngày đó, những lời đó khiến chị sống gần nhƣ nghẹt thở” [13;29]. Để chị tự nhủ với

lòng mình rằng: “Lẽ nào anh ấy cũng trong số những kẻ đó. Anh có còn chờ em bƣớc ra từ vầng trăng nữa không nếu anh còn sống” [13;29]. Câu hỏi cứ vô thức vang lên mà không có lời hồi đáp, chị Túc – ngƣời con gái xinh đẹp, đảm đang nhất làng ấy đang nhớ ngƣời trong mộng của lòng mình. “Rồi cả làng lại thấy chị Túc ra đi, âm thầm nhƣ con vạc lẻ đàn…”. Đặc biệt ở những trang văn gần cuối, Tạ Duy Anh để chị Túc độc thoại nội tâm với chính mình qua những trang nhật ký. Những suy ngẫm của cá nhân về những chuyện vu vơ thƣờng ngày: những cô nhân viên bƣu điện tốt bụng hay sự thƣơng cảm cho Lê – lấy chồng bảy năm chƣa có con và không thể thiếu “anh ấy” – ngƣời đàn ông trong mộng của chị bấy lâu nay. “Ngày...Vẫn không thấy anh ấy. Tổng cộng tới bốn mƣơi Mạnh nhƣng không có Mạnh nào của mình. Hay anh bắt mình sang thế giới bên kia vẫn lang thang tìm anh, để thử thách lòng chung thủy. Thật là gở! Mình vẫn tin, nếu còn sống nhất định anh sẽ trở lại. Trăng dịp này đang xanh...” [13;31]. Cuộc sống cứ tiếp diễn và chị Túc ngày đó đƣợc ngƣời dân làng Hạ đặt bí danh “chị Túc chửa hoang”. “Vâng, cứ hỏi "chị Túc chửa hoang" thì cả làng chẳng ai lạ!” [13;34]. Số phận bi ai của ngƣời phụ nữ thật khiến ngƣời ta xót thƣơng.

Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh cùng là những cây bút “lão làng” trong văn đàn và cả hai đã thành công khi xây dựng nội tâm nhân vật trong từng tác phẩm. Ngoại hình, hành động đƣợc xúc tác thêm nội tâm thì còn gì hoàn hảo hơn. Nhân vật hiện lên với đầy đủ những điều kiện cần – đủ nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của nguyễn minh châu và tạ duy anh​ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)