Thể hiện qua hành động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của nguyễn minh châu và tạ duy anh​ (Trang 57 - 60)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2 Thể hiện qua hành động

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, tuy nhân vật ngƣời đàn ông – “ngƣời chồng” xuất hiện không nhiều nhƣng để lại nhiều suy ngẫm trong tâm trí bạn đọc. Cuộc sống đói nghèo, cơ cực, quẩn quanh với bao lo toan “cơm áo gạo tiền” đã biến “anh con trai cục tính nhƣng hiền lành” thành ngƣời chồng vũ phu, lão đàn ông gia trƣởng. Cứ khi nào thấy bế tắc, cực khổ lão lại đánh vợ. Lão đánh nhƣ để giải tỏa những vất vả, trút sạch những muộn phiền trong cuộc sống. Lão trút cơn giận nhƣ lửa bằng chiếc thắt lƣng Mỹ vào lƣng ngƣời đàn bà nhỏ ngƣời. Nếu nhìn nhận bề nổi có thể nghĩ nguyên nhân là do sự tăm tối, thói vũ phu của ngƣời chồng nhƣng nếu nhìn nhận kỹ hoàn cảnh thì đó là áp lực “cơm áo gạo tiền” trên vai ngƣời đàn ông trụ cột. Xa hơn nữa là đời sống bấp bênh kéo dài gây ra tâm lý bế tắc, u uất. Có lẽ cũng chính vì những lí do này mà Nguyễn Minh Châu đã nhìn nhận ngƣời đàn ông “mái tốc tổ quạ” chân chữ bát, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ” vừa là “thủ phạm” gây ra bao đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần cho những ngƣời thân nhƣng lại vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Minh Châu lại miêu tả cảnh ngƣời đàn ông này đánh vợ thƣờng xuyên ở bãi xe tăng hỏng. Dụng ý của tác giả muốn nhấn mạnh vào cuộc chiến đấu chống đói nghèo tối tăm còn gian nan. Có lẽ chừng nào chƣa thoát khỏi sự đói nghèo thì chừng đó con ngƣời vẫn phải chung sống với cái xấu, cái ác. Đến khi nhân vật Phùng, Đẩu phát hiện ra sự thật mới ngỡ ngàng rằng đằng sau vẻ đẹp của

nghệ thuật là cuộc sống khó khăn của con ngƣời, càng thấu hiểu hơn tại sao một ngƣời vợ lại cam chịu bị đánh đập dày vò để chung sống với ngƣời chồng hiện tại. Cách miêu tả kết hợp với chi tiết: “đƣa tay lên có ý định gài hay sửa lại tóc nhƣng rồi lại buông thõng xuống, đƣa cặp mắt nhìn xuống chân” và tiếng quát của ngƣời đàn ông: “cứ ngồi nguyên đấy, động đậy tao giết cả mày đi bây giờ” nhƣ dự báo cho ngƣời đọc tính cách cam chịu, số phận đầy bất hạnh với nhiều tổn thƣơng về thể xác lẫn tinh thần.

Tình tiết ngƣời đàn bà vái lạy để con trai không làm điều dại dột với bố cũng nhƣ vái lạy quan tòa càng toát lên vẻ nhẫn nại, giàu đức hi sinh “Quý tòa bắt tội con cũng đƣợc, phạt tù con cũng đƣợc, đừng bắt con bỏ nó”. Khi đi đến tận cùng của nỗi đau, có một con đƣờng giải thoát thì ngƣời đàn bà ấy vẫn lặng lẽ và cam tâm chịu đựng đau khổ. Ngƣời đàn bà yêu con, thƣơng con vô điều kiện không đòi hỏi bất cứ điều gì. Khi chị kể đến chi tiết “vui nhất là lúc đƣợc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó đã ăn no” có lẽ khiến nhiều ngƣời ứa nƣớc mắt.

Nếu Chiếc thuyền ngoài xa là việc miêu tả những hành động vũ phu của ngƣời chồng, sự cam chịu, van nài của ngƣời vợ thì tới Phiên chợ Giát đó là hành động lão Khúng trong giấc mơ và thực tại với con bò khoang – ngƣời “bạn” gắn bó lâu năm. Hình ảnh một nhân vật nào đó đƣợc khắc họa bằng đoạn miêu tả chi tiết cho một hành động kịch tính: một lão già giết một con vật bằng cú đánh búa tạ vào đầu “Cái lão già ghê tởm ấy giang cả hai cánh tay nâng một chiếc búa to nặng nhƣ búa của thằng phụ lò rèn ở đầu làng Khơi bổ xuống giữa đầu một con bò, cú đánh của chiếc búa tạ làm lún một mảng trán sát hai con mắt của con vật, khiến cho một con mắt dính đầy máu trồi ra ngoài” [27;1]. Giấc mơ thể hiện nhiều trơn trở của lão khi quyết định dẫn con khoang ra chợ bán. Nhƣng ở những trang văn tiếp theo ngƣời đọc lại nhìn rõ những hành động “trìu mến” dành cho “con khoang

đen đã già yếu”. Mối quan hệ hơn mƣời năm ấy đã có bao kỉ niệm cùng nhau, lão Khúng và con khoang quá quen quán tính nhƣ khi “trông thấy lão Khúng vừa đƣa ống tay áo chùi nƣớc hai bên mép vừ bậm bạch đi tới trƣớc cửa giàn, con bò đã toan bấm móng xuống đất đứng dậy nhƣng lại nhƣ một đứa trẻ quen làm nũng nó biết rằng cần phải tỏ ra khủng khỉnh đôi chút, lão Khúng cũng thừa biết vậy, lão đƣa bàn tay vỗ nhè nhẹ lên cái cổ vƣơn dài ra ngoài then cửa nhƣng khi con bò ngoan ngoãn đứng dậy, bàn tay lão trở nên run run khi buộc sợi dây chão vào cổ con vật. Lão Khúng biết rằng cái nốt buộc lần này sẽ không bao giơ cởi ra nữa, lão đang cột cái chết vào cổ con vật. Con bò già nua làm sao thấy đƣợc một giọt nƣớc mắt của lão Khúng vừa lăn vào lớp cỏ ống nhầu nát dƣới bàn chân lão…” [27;2]. Quá trình diễn biến tâm lý phức tạp, những suy nghĩ trăn trở cùng những hoài niệm ùa về trong từng trang văn, tất cả khiến làm giải thoát cho “ngƣời bạn già” trở lại rừng sâu. Lão không nỡ nghĩ tới việc con khoang phải vào lò mổ, bị giết thịt nhƣ những con vật khác. Hành động ấy phần nào đó cho thấy đƣợc sự yêu thƣơng không chỉ của lão mà cả gia đình lão dành cho con vật nuôi lâu năm, chứng kiến bao thăng trầm trong gia đình lão và đặc biệt là với cả thằng Dũng – đứa con trai đã chết mà lão hết mực yêu thƣơng.

Bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng hành động không chỉ đƣợc Nguyễn Minh Châu khai thác triệt để mà trong truyện ngắn của mình, Tạ Duy Anh cũng đã tận dụng tối đa. Và rõ hơn đó là sự phản kháng, lên tiếng bảo vệ tình yêu của Tƣ với Quý Anh. Cả hai có những hành động thiết thực để bảo vệ tình yêu của mình dù họ chấp nhận đánh đổi những mất mát và “bƣớc qua lời nguyền” dòng họ. Những hành động đó chứng tỏ tính cách, sự lựa chọn của họ trong hoàn cảnh ấy. Suốt một thời trẻ con, Quý Anh không ngớt bị hành hạ “lủi thủi nhƣ một con chó con bị đàn

ruồng bỏ” bởi một lẽ “Bố quý Anh là lão địa chủ nòi”. Cơn khát trả thù đã chuyển từ thế hệ cha anh sang đám trẻ con. Gieo vào đầu óc bọn trẻ ngọn lửa ngùn ngụt của lòng thù hận. Những lời trêu chọc suốt thời cấp một, những trận “tra tấn” con bé, những trận mƣa đất, có hôm mặt bầm tím nhƣng “vẫn cố chịu đựng… Mang trên mình một gƣơng mặt đờ đẩn, tái mét, đôi mắt trống rỗng vô hồn, câm lặng và nhẫn nhục là hình ảnh đáng thƣơng của Quý Anh. Chính lòng thù hận, cơn khát trả thù của ngƣời lớn đã cƣớp đi tuổi thơ hồn nhiên trong trẻo của những đứa trẻ nhƣ Quý Anh. Dƣờng nhƣ con bé “đã trở thành tội phạm thực sự” “Sự ruồng rẫy của ngƣời đời đã in hằn trong tâm hồn nó nỗi mặc cảm rằng nó đang phải trả nợ cho những việc bố nó từng làm”.

Và đâu đó là ánh mắt luôn chất chứa nỗi buồn của chị Túc trong Xưa

kia chị đẹp nhất làng. Cuộc đời chị cơ khổ cũng chỉ vì chị đẹp, chị đảm nhất cài làng Đồng ấy. Cuộc đời cứ cuốn chị đi và va chị vào những hoàn ảnh éo le nhƣng hành động mạnh mẽ vẫn thể hiện phần nào sự vƣơn lên của ngƣời con gái ấy. Một phần trích đoạn cho thấy sự phản kháng của chị Túc: “Chị thấy ngạt thở và muốn nôn. Toàn thân chị co dúm lại. Vầng trăng vỡ òa ra, ứa máu… bằng mọi giá đã giúp chị lật sấp ngƣời xuống. Tiện thể chị co chân đạp một cái thật mạnh vào khối đen đang mất hƣớng khiến anh ta rống lên tiếng nhƣ con chó bị đánh. Chị chồm bật dậy, chộp khẩu súng, đứng lùi xa một đoạn… ” [13;28].

Hành động nhân vật trong tác phẩm văn học là một trong những thủ pháp trực tiếp mà tác giả sử dụng để thể hiện rõ ràng nhất tính cách và suy nghĩ tạo dựng hình tƣợng của nhân vật. Mà ở trên đây, Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh đã tận dụng hiệu quả nhất điều này. Mỗi nhân vật trong các tác phẩm đều để lại những dấu ấn riêng khó lòng trộn lẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của nguyễn minh châu và tạ duy anh​ (Trang 57 - 60)