2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫ n:
2.2.3 Tình hình thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nhập khẩu của VPBank
nghiệp Miền Nam
Bảng 1.10: Tình hình thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nhập khẩu của Bộ phận TTQT - Phòng DV KH DN Miền Nam năm 2012 - 2014
Đơn vị: USD, JPY, EUR, GBP, AUD, NZD, SGD, THB, CHF, VND
Dịch vụ Ngoại tệ
L/C nhập 2012 L/C nhập 2013 L/C nhập 2014
Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị
USD 227 582,584.26 230 491,121.31 233 496,122.27 JPY 51 34,137,346.00 51 62,662,359.4 36 59,186,452.17 EUR 15 123,837.01 12 260,020.52 20 287,643.45 GBP 2 17,126.18 0 0 0 0 AUD 2 1,912.65 0 0 2 118,301.04 SGD 0 0 0 0 2 34,804.22 Tổng 297 VND 22,285,000,000 293 VND 27,912,000,000 293 VND 30,517,000,000
Biểu đồ 2.1: Tình hình thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nhập khẩu của Bộ phận TTQT - Phòng DV KH DN Miền Nam năm 2012 - 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Bộ phận TTQT - Phòng DV KH DN Miền Nam Từ bảng báo cáo tình hình thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nhập khẩu trên cho thấy doanh số thanh toán L/C nhập khẩu ngày càng tăng, chủ yếu là bằng đồng USD, JPY,EUR. Tuy nhiên tình hình thanh toán nhập khẩu tăng trong năm 2013 chủ yếu là do thanh toán với các đối tác Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm 2014, Phòng DV KH DN Miền Nam mở rộng thanh toán tới các nước Châu Á khác: Australia, Singapore. Năm 2014, doanh thu từ thanh toán L/C nhập khẩu từ Hoa Kỳ trên 496,122 USD tăng nhẹ 5,000 USD và các nước Châu Âu tăng tới 27,622 EUR so với năm 2013. Nhưng toàn cảnh thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu năm 2014 tăng đáng kể so với năm 2013 chủ yếu là các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục nhập khẩu từ thị trường Mỹ và dần hợp tác với thị trường Châu Âu và một số nước Châu Á khác (Singapore, Australia…). Tuy số tiền thu được ngày càng tăng nhưng số món thanh toán ngày càng giảm. Phòng cần phải thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu.
Bảng 1.11: Biểu phí dịch vụ thƣ tín dụng nhập khẩu tối thiểu của các NHTM năm 2014
Đơn vị: USD
VPBANK EXIMBANK VIETCOMBANK VIETINBANK
Phát hành thư tín dụng 12 USD + điện phí 20 USD 50 USD 50 USD
Sửa đổi tăng tiền 15 USD 20 USD 50 USD 30 USD
Sửa đổi khác 15 USD 10 USD 50 USD 20 USD
Huỷ L/C 10 USD 20 USD + điện phí 50 USD 15 USD
Thanh toán L/C 20 USD + điện phí 20 USD 50 USD 30 USB
Từ chối thanh toán 10 USD 10 USD 20 USD 20 USD
Ký vận hậu đơn Chứng từ về Ngân hàng Chứng từ về Khách hàng 5 USD 10 USD 5 USD 20 USD Miễn phí 15 USD 5 USD 10 USD
Phí kiểm tra bộ chứng từ 20 USD 20 USD 25 USD 25 USD
Phí quản lý BCT 10 USD 10 USD 15 USD 10 USD
2
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngoài việc đa dạng và phát triển các dịch vụ ngân hàng thì biểu phí dịch vụ sẽ đem lại ưu thế vượt trội, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Nhìn vào bảng 1.10, ta có thể thấy phí dịch vụ của VPBank so với các ngân hàng khác là rất thấp, sau đó là đến Eximbank. Trong 4 NHTM trên thì Vietcombank, Vietinbank là có phí thu dịch vụ cao nhất, dù có uy tín và chất lượng dịch vụ được đánh giá khá cao bởi khách hàng nhưng Vietcombank, Vietinbank vẫn không tránh khỏi những thảo luận tiêu cực với phí dịch vụ quá cao. Đó chính là điều bất lợi đối với các ngân hàng này trong hiện tại và tương lai. VPBank với mục tiêu phát tiển bền vững đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời đưa ra mức phí hợp lý và có tính cạnh tranh cao với các NHTM khác. Tuy nhiên, không chỉ đánh vào giá cả mà VPBank còn cạnh tranh dựa trên chất lượng dịch vụ, năm 2012, VPBank lần thứ 7 vinh dự được Ngân hàng The Bank of NewYork Mellon (BNY Mellon) trao tặng Giải thưởng "Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2012". Giải thưởng này đã khẳng định trình độ tác nghiệp chuẩn xác của những người làm công tác vận hành nói chung và thanh toán viên thanh toán quốc tế nói riêng của VPBank.
2.2.4 Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ tại VPBank - Phòng Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp Miền Nam
2.2.4.1 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng luôn là rủi ro có khả năng xảy ra lớn nhất và để lại hậu quả nặng nề nhất cho ngân hàng. Nhất là đối với tình trạng hoạt động yếu kém và kinh nghiệm quá ít của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Khi phần lớn các hoạt động thương mại của họ còn lệ thuộc vào ngân hàng, chỉ cần một sự thua lỗ dù rất nhỏ của họ cũng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Là một ngân hàng cổ phần, vốn điều lệ không nhiều, hoạt động chủ yếu với tư cách là ngân hàng bán lẻ, VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam rất thận trọng trong việc thẩm định khách hàng. Đối với khách hàng mới sử dụng dịch vụ, bao giờ VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam cũng kiểm tra rất kỹ khách hàng cũng như bộ chứng từ. Khi nhận thấy khách hàng có những dấu hiệu mất khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ phong toả tài khoản của khách hàng, buộc khách hàng phải thế chấp bằng một loại tài sản khác ngoài lô hàng
nhập. Nói chung, ngân hàng cũng đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhưng rủi ro là không tránh khỏi, nó vẫn thường xảy ra và gây thiệt hại cho ngân hàng.
Rủi ro tín dụng đối với nhà nhập khẩu xảy ra khi tỷ lệ ký quỹ của họ dưới 100%. Trong thủ tục mở L/C, khách hàng bao giờ cũng phải ký quỹ, nhưng thường họ chỉ ký quỹ một phần, phần còn lại được ngân hàng cho vay. Vì vậy, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng khi khách hàng không còn khả năng thanh toán nợ với ngân hàng, bị phá sản, giải thể hay nằm trong vòng tố tụng...Căn cứ vào việc thẩm định và phân loại khách hàng, VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam quy định tỷ lệ ký quỹ như sau:
- Không miễn ký quỹ 100% cho bất kỳ khách hàng nào.
- Miễn ký quỹ 30% - 70% cho những khách hàng có uy tín, làm ăn lâu dàu với ngân hàng, tình hình tài chính tốt.
- Miễn ký quỹ 0% cho những khách hàng không có uy tín với ngân hàng hoặc là khách hàng mới.
Hiện nay, doanh nghiệp có tỷ lệ miễn ký quỹ nhiều nhất tại ngân hàng là Hoa Sen Vàng, Todimax, Unimex, bóng đèn phích nước Rạng Đông...
Khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán, để bảo vệ uy tín của mình, VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam đã chấp nhận trả tiền cho một số L/C quá hạn. Tính đến nay, việc thu hồi nợ quá hạn là vô cùng khó khăn.
Cho vay bắt buộc và nợ quá hạn là những chỉ tiêu vô cùng quan trọng đánh giả rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ. Trong những năm qua, tình hình cho vay bắt buộc của VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam có xu hướng giảm đi rõ rệt.
Bảng 1.12: Tình hình cho vay bắt buộc thanh toán L/C nhập khẩu tại VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam năm 2012 - 2014
Đơn vị: ngàn đồng
Năm Doanh số thanh toán L/C Doanh số cho vay bắt buộc Tỷ lệ (%)
2012 22,285,000 1,938,795 8.7
2013 27,912,000 2,149,224 7.7
2014 30,517,000 2,258,258 7.4 Nguồn:Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu Phòng DV KH DN Miền Nam 2012 -
2014
Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay bắt buộc thanh toán L/C nhập khẩu tại VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam năm 2012 - 2014
Đơn vị: ngàn đồng
Nguồn:Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu Phòng DV KH DN Miền Nam 2012 - 2014
Doanh số thanh toán L/C liên tục tăng nhưng cho vay bắt buộc lại giảm đáng kể qua từng năm, đây là dấu hiệu rất khả quan. Đến 2014, cho vay bắt buộc chỉ còn 2,258,258,000 đồng chiếm 7.4%.
Tình hình nợ quá hạn L/C tại VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam cũng có những thay đổi theo chiều hướng tốt.
Bảng 1.13: Tình hình nợ quá hạn thanh toán L/C nhập khẩu tại VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam năm 2012 - 2014
Đơn vị: đồng
Năm Doanh số cho vay bắt buộc Nợ quá hạn thanh toán L/C Tỷ lệ (%)
2012 1,938,795,000 131,838,060 6.8
2013 2,149,224,000 133,251,888 6.2
2014 2,258,258,000 115,171,158 5.1 Nguồn:Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu VPBank - Phòng DV KH DN Miền
Biểu đồ 2.3: Tình hình nợ quá hạn thanh toán L/C nhập khẩu tại VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam năm 2012 - 2014
Đơn vị: ngàn đồng
Nguồn:Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam 2012 - 2014 Trong 3 năm từ 2012 đến 2014, tổng giá trị L/C chưa thanh toán không thay đổi nhiều trong khi tổng giá trị thanh toán tăng làm tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 6.8% xuống còn 5.1%.
Từ những số liệu trên, ta thấy, rủi ro tín dụng trong thanh toán L/C nhập khẩu có những chuyển biến rất tốt, tuy nhiên vẫn còn có những rủi ro tiềm tàng. Nợ quá hạn có xu hướng giảm nhưng một phần nợ quá hạn L/C lại được chuyển sang dư nợ tín dụng, thực chất nợ quá hạn vẫn tồn tại trong một hình thức khác. Với các L/C đã quá hạn thanh toán, ngân hàng cần phải giải quyết theo hướng:
- Với những khách hàng có nguyên nhân khách quan mà không thanh toán cho ngân hàng, ngân hàng xem xét cho vay bình thường căn cứ vào khả năng và chu kỳ kinh doanh mà quy định thời hạn vay.
- Với những khách hàng nhập khẩu theo L/C trả chậm mà chưa tiêu thụ, căn cứ vào khả năng tiêu thụ và tình trạng hàng tồn kho mà ngân hàng quy định thời hạn thu hồi nợ.
- Với khách hàng sử dụng vốn nhập hàng trả chậm vào kinh doanh bất động sản hoặc mục đích khác thì ngân hàng kiểm tra, đánh giá hàng nhập khẩu, tài sản thế chấp để làm thủ tục siết nợ, phát mại tài sản theo quy định của pháp luật.
2.2.4.2 Rủi ro kỹ thuật
Là loại rủi ro tuy không mang tổn thất về vật chất nhưng lại xâm hại nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng. Nó thường xuyên xảy ra với tất cả các ngân hàng tham gia thanh toán quốc tế ở Việt Nam và VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam cũng không là ngoại lệ. Thực tế cho thấy số bộ chứng từ xuất trình cho VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam, riêng năm 2014 hàng nhập có tỷ lệ sai sót khoảng 12%. Các sai sót về chứng từ có thể là những sai sót lớn như thiếu loại chứng từ, nội dung chứng từ khác biệt so với L/C, hối phiếu sai người ký phát...nhưng cũng có khi là những sai sót vô cùng nhỏ như sai tên địa chỉ, ngày hiệu lực, mô tả hàng hoá... Trường hợp ngày 5/3/2015, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại ABC đã gửi giấy đề nghị phát hành thư tín dụng (phụ lục 14) cho VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam với nội dung:
Loại L/C: Không thể thu hồi Ngày hết hạn: 30/5/2015
Ngân hàng thông báo: PT.BANK UOB INDONESIA
Tên và địa chỉ của người mở: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại ABC địa chỉ XYZ
Tên và địa chỉ người thụ hưởng: PT. Pratamabina Mbditama, địa chỉ Gedung Graha Niaga 1, Lt.5 Jalan Putrl Hijau No 20 Medan 20115 Indonesia
Loại tiền và số tiền: 148,176.00 USD
Chứng từ có giá trị xuất trình tại: Bất cứ ngân hàng nào Điều khoản thanh toán: trả ngay 100% giá trị hợp đồng
Cần hối phiếu, cho phép giao hàng từng phần, cho phép chuyển tải Ngày giao hàng muộn nhất: 30/4/2015
Cảng bốc hàng: Bất kỳ cảng nào ở Indonesia Cảng giở hàng: Bất kỳ cảng nào ở Ấn độ Điều kiện giao hàng: CIF theo 2010
Mô tả hàng hoá: Natural rubber sir 20 - M1043 Số lượng: 100.80 MTS
Đơn giá: 1,470.00/MT (CIF bất kỳ cảng nào ở Ấn Độ - Incoterms 2010) Nguồn gốc: Indonesia
Đóng gói: màng co nhiệt pallet
Vật liệu nên phù hợp chặt chẽ với đặc điểm kỹ thuật MRF số M1043 ngày 4/2/2014
Chất cao su phải từ danh sách MRF được phê duyệt của các nhà máy
Chứng từ yêu cầu: Hoá đơn thương mại, hối phiếu, giấy bảo hiểm, danh sách đóng gói, vận đơn, giấy chứng nhận thụ hưởng, giấy chứng nhận vận chuyển, giấy chứng nhận trọng lượng, giấy chứng nhận chất lượng.
Các điều kiện bổ sung: Tất cả chứng từ phải được thực hiện bằng tiếng anh Phí:
Phí mở L/C do người đề nghị mở chịu
Phí của ngân hàng khác do người thụ hưởng chịu
Thời hạn xuất trình: Chứng từ xuất trình trong 7 ngày sau khi giao hàng nhưng trong tính hợp lệ của thư tín dụng.
Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ trong đó có hoá đơn thương mại (phụ lục 16) thì Ngân hàng thực hiện phát hành L/C cho khách hàng (phụ lục 15), chuyển điện thanh toán và lưu hồ sơ.
Ngày 11/5/2015 Ngân hàng nhận được bộ chứng từ (phụ lục 17) và tiến hành kiểm tra. Bộ chứng từ bao gồm:
Hoá đơn thương mại: 3 bản gốc, 3 bản sao Hối phiếu: 2 bản gốc, 2 bản sao
Danh sách đóng gói: 3 bản gốc, 3 bản sao Vận đơn: 3 bản gốc, 3 bản sao
Giấy chứng nhận thụ hưởng: 1 bản gốc, 1 bản sao Giấy chứng nhận vận chuyển: 1 bản gốc
Giấy chứng nhận trọng lượng: 2 bản gốc, 2 bản sao Giấy chứng nhận chất lượng: 2 bản gốc, 2 bản sao
Theo chứng từ yêu cầu của L/C mà Ngân hàng đã phát hành trước đó thì bộ chứng từ nhận được này không phù hợp ở 2 điều khoản đó là: bảo hiểm không chỉ rõ tổng số bản gốc đã được phát hàng, bộ chứng từ xuất trình trễ. Ngân hàng đã tiến hành thông báo cho khách hàng (phụ lục 18) và đã được khách hàng đồng ý thanh toán.
Vì vậy, Ngân hàng đã thực hiện thanh toán L/C (phụ lục 19) theo quy trình chấp nhận và thanh toán BCT khi đến hạn theo L/C nhập khẩu trả ngay.
Tình huống trên đã cho ta thấy được một ví dụ rủi ro về lỗi chứng từ mà Ngân hàng đã gặp phải, Ngân hàng đã kịp thời phát hiện và gửi thông báo cho khách hàng để tránh những tổn thất gây ra. Nhận thấy, sai sót không quá nghiêm trọng, khách hàng đã đồng ý thanh toán. Nhưng đặt ngược lại vấn đề, nếu rủi ro về lỗi chứng từ không được phát hiện và xử lý kịp thời, khi đó khách hàng không chấp nhận thì Ngân hàng sẽ không đòi được tiền và gánh chịu mọi chi phí. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu cũng như uy tín trong dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng.
Tuy nhiên, rủi ro kỹ thuật không chỉ dừng lại ở khách hàng, nó còn có thể xảy ra khi cán bộ thanh toán của VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đúng quy định của UCP 500, gây chậm trễ và thậm chí cả tranh chấp trong thanh toán.
2.2.4.3 Rủi ro kinh tế, chính trị, pháp lý
Giao dịch tín dụng chứng từ trên thế giới hiện nay đều được điều chỉnh bởi UCP 600, nhưng UCP 600 chỉ là tập quán, không phải là luật pháp. Vì vậy, nếu có tranh chấp xảy ra có sự khác biệt giữa UCP 600 và hệ thống pháp luật quốc gia thì phải tuân theo luật pháp quốc gia, quyết định của toà án địa phương vẫn là quyết định cuối cùng. Các ngân hàng khi tham