Rủi ro kinh tế, chính trị, pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong công tác thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 72 - 74)

2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫ n:

2.2.4.3 Rủi ro kinh tế, chính trị, pháp lý

Giao dịch tín dụng chứng từ trên thế giới hiện nay đều được điều chỉnh bởi UCP 600, nhưng UCP 600 chỉ là tập quán, không phải là luật pháp. Vì vậy, nếu có tranh chấp xảy ra có sự khác biệt giữa UCP 600 và hệ thống pháp luật quốc gia thì phải tuân theo luật pháp quốc gia, quyết định của toà án địa phương vẫn là quyết định cuối cùng. Các ngân hàng khi tham gia thanh toán tín dụng chứng từ, phải xem xét các quy tắc của UCP 600 và cũng phải có những hiểu biết về pháp luật tại những nước đối tác của mình. Với VPBank - Phòng DV KH

DN Miền Nam, cũng có trường hợp vì quy định sai khác của thông lệ quốc tế và luật pháp nhà nước. Theo chị phó phòng Võ Thị Trúc Tố phụ trách bộ phận thanh toán quốc tế của VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam cho biết có trường hợp một công ty tiến hành nhập tivi nguyên chiếc, theo phương án kinh doanh giải trình là rất hiệu quả. Vì vậy, ngân hàng cho vay vốn để mở L/C nhập hàng thanh toán cho một công ty của Malaysia. Khi doanh nghiệp nhận hàng, nhà nước quyết định tăng thuế Tivi nguyên chiếc lên 40%, trong khi linh kiện chỉ chịu thuế 20%. Công ty bị lỗ và không thể thanh toán tiền hàng cho ngân hàng như thoả thuận.

Ngoài ra, còn có rủi ro mang tính chất địa lý. Tại Việt Nam, ngân hàng vẫn làm việc, ngân hàng tiến hành thanh toán nhưng lại là ngày nghỉ ở Mỹ. Điều này làm cho ngân hàng có thể không thanh toán được và bị phía Mỹ phạt.

Như vậy, rủi ro kinh tế, chính trị, pháp lý xảy ra không chỉ do sự khác biệt giữa luật quốc gia với luật quốc tế mà nó xảy ra do sự thay đổi của chính sách xuất nhập khẩu của cả phía nước ngoài và phía Việt Nam và những loại rủi ro này thường nằm ngoài tầm kiểm soát của VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam. Do đó trong giao dịch tín dụng chứng từ, VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam cần phải tính đến và tìm hiểu những thay đổi về mặt luật pháp của các nước đồng thời có những biện pháp chống đỡ khi xảy ra rủi ro.

2.2.4.4 Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức đến từ nhà nhập khẩu khi họ viện cớ bộ chứng từ có sai sót để trì hoãn thanh toán, xin giảm giá hoặc khi họ vay vốn tài trợ nhập khẩu sử dụng vào các mục đích khác, không phải để trang trải cho lô hàng nhập. VPBank cũng phải chịu rủi ro này rất nhiều khi khách hàng không muốn thanh toán, bắt ngân hàng phải bắt lỗi chứng từ của nhà xuất khẩu để từ chối thanh toán. Ví dụ theo chị phó phòng Võ Thị Trúc Tố phụ trách bộ phận thanh toán quốc tế của VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam cho biết công ty hoá chất Medimex xin ngân hàng mở L/C số 070JP02LCNN00023 để nhập axit từ Nhật Bản. Thời điểm ký hợp đồng, axit ở Việt Nam đang có nhu cầu lớn và không có nhiều công ty có khả năng cung cấp mặt hàng này. Tuy nhiên, khi hàng về đến cảng, axit không còn khan hiếm như ngày trước nữa, giá thị trường hạ xuống thấp hơn cả giá công ty nhập. Nếu chấp nhận lô hàng này, chắc chắn sẽ chịu thua lỗ. Vì vậy, công ty không muốn nhận hàng và đưa ra lý do chứng từ sai sót (viết là H2SO4 thay vì axit sunfuric) để từ chối thanh toán. Trong trường hợp

này, tuy ngân hàng không chịu thiệt hại gì về tài chính nhưng uy tín thanh toán của ngân hàng đối với phía đối tác Nhật Bản là không còn. Trong một vài trường hợp khác, tình hình cũng tương tự với Medimex, nhưng ngân hàng không tìm được bất cứ một lỗi trong chứng từ và buộc phải thanh toán cho phía xuất khẩu. Không tiêu thụ được lô hàng, công ty nhập khẩu không có khả năng trả nợ, ngân hàng còn phải chịu thêm rủi ro tín dụng.

Với L/C nhập hàng trả chậm, tại ngân hàng chỉ xảy ra vài vụ việc mà nhà nhập khẩu ỷ vào thời hạn trả chậm của L/C nên sử dụng vốn vào mục đích khác. Khi đến hạn thanh toán, doanh nghiệp không có khả năng trả, gây khó khăn cho ngân hàng. Để giữ chữ tín, ngân hàng đã đứng ra thanh toán cho nhà xuất khẩu và cho doanh nghiệp vay bắt buộc. Quy mô của các khoản vay này không lớn và về sau, doanh nghiệp nhập khẩu cũng đã hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn phải chịu tổn thất và quan hệ với khách hàng không còn tốt như trước đây nữa.

Rủi ro đạo đức cũng xảy ra khi cán bộ ngân hàng câu kết với khách hàng nhằm chiếm đoạt vốn của doanh nghiệp, hoặc hai bên xuất nhập khẩu câu kết với nhau giả mạo chứng từ để lừa ngân hàng. Nhưng ở VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam trong những năm gần đây chưa xảy ra trường hợp nào như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong công tác thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)