Kế toán tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại uyên phát​ (Trang 32)

2013, 2014

1.4.Kế toán tính giá thành sản phẩm

1.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

1.4.1.1. Nguyên tắc hạch toán

Việc tổng hợp CPSX phải được tiến hành theo một trình từ hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác kịp thời.

Phản ánh CPSX, kinh doanh phát sinh trong kỳ; CPSX, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; CPSX, kinh doanh DDĐK, cuối kỳ của các hoạt động SXKD chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Tài khoản 154 cũng phản ánh CPSX, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.

Các CPSX được tổng hợp vào tài khoản 154 gồm: - CPNVLTT

- CPNCTT

- Chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp). - CPSXC

1.4.1.2. Tài khoản sử dụng và kết cấu

TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Kết cấu TK 154:

ên ợ:

- Các CPNV TT, CPNCTT, chi phí sử dụng máy thi công, CPSXC phát sinh trong kỳ liên quan đến SXSP và chi phí thực hiện dịch vụ.

- Các CPNV TT, CPNCTT, chi phí sử dụng máy thi công, CPSXC phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ.

- Kết chuyển CPSX, kinh doanh DDCK (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên Có:

- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đi bán, tiêu d ng nội bộ ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động xây dựng cơ bản.

- Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ, hoặc bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ), hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ.

- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng. - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.

- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và CPSXC cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc doanh nghiệp có chu kỳ SXSP dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển CPSXC cố định vào TK 154 đến khi SPHT mới xác định được CPSXC cố định không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632).

- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh DDĐK (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên ợ: CPSX, kinh doanh còn DDCK.

Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất (theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên)

1.4.1.3. Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

 Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí nguyên vật liệu trên mức bình thường). Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 –Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí nhân công trên mức bình thường). Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường thì cuối kỳ, kế toán thực hiện việc tính toán, phân bổ và kết chuyển toàn bộ CPSXC (CPSXC biến đổi và CPSXC cố định) cho từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định CPSXC cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho m i đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản CPSXC cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số CPSXC cố định thực tế phát sinh lớn hơn CPSXC cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần CPSXC cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm).

Có TK 627- Chi phí sản xuất chung.

Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388). Nợ TK 334 – Phải trả người lao động.

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất, kinh doanh dài mà trong kỳ kế toán đã kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC sang TK 154, khi xác định được chi phí nguyên, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và CPSXC cố định không tính vào giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và CPSXC cố định không phân bổ (không được tính vào trị giá hàng tồn kho) mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (trường hợp đã kết chuyển chi phí từ TK 621, 622, 627 sang TK 154).

Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi: Nợ TK 155 – Thành phẩm.

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Trường hợp sản phẩm sản xuất ra được sử dụng tiêu dùng nội bộ ngay hoặc tiếp tục xuất dùng cho hoạt động XDCB không qua nhập kho, ghi:

Nợ các TK 641, 642, 241...

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Trường hợp sau khi đã xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, nếu nhận được khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) liên quan đến nguyên vật liệu đó, kế toán ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đối với phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NV đã xuất d ng để sản xuất sản phẩm dở dang:

Có TK 154 –Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NV đã xuất d ng để sản xuất sản phẩm dở dang).

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có). Kế toán sản phẩm sản xuất thử:

- Các CPSX sản phẩm thử được tập hợp trên TK 154 như đối với các sản phẩm khác. Khi thu hồi (bán, thanh lý) sản phẩm sản xuất thử, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131...

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

- Kết chuyển phần chênh lệch giữa CPSX thử và số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử:

 Nếu CPSX thử cao hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi tăng giá trị tài sản đầu tư xây dựng, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang.

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

 Nếu CPSX thử nhỏ hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi giảm giá trị tài sản đầu tư xây dựng, ghi:

Nợ TK 154 – Chiphí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 241 – XDCB dở dang.

Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng (sản phẩm điện, nước...), ghi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

 Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Có TK 631 – Giá thành sản xuất.

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất.

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

1.4.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm

1.4.2.1. Kế toán tính giá thành theo phƣơng pháp trực tiếp (giản đơn)

Theo phương pháp này giá thành sản phẩm tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào CPSX đã tập hợp (theo khoản mục chi phí) c ng với giá trị SPDDĐK và giá trị SPDDCK để tính ra giá thành sản phẩm. Đây là phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn và CPSX một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Được tính theo công thức sau:

Giá thành sản xuất tổng sản phẩm = CPSX của sản phẩm DDĐK + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX DDCK - Các khoản làm giảm CPSX

Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm =

Giá thành sản xuất tổng sản phẩm Tổng SPHT

1.4.2.2. Kế toán tính giá thành theo phƣơng pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất có kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữa những loại sản phẩm đó có mối quan hệ tỉ lệ được bộ phận kỹ thuật xác định hệ số cho từng loại sản phẩm.

Tính giá thành SXSP theo phương pháp hệ số ta phải:

- Tính tổng giá thành sản xuất nhóm sản phẩm theo phương pháp giản đơn. - Quy đổi các sản phẩm thu được ra sản phẩm chuẩn.

- Tính giá thành sản xuất của 1 sản phẩm chuẩn.

- Tính giá thành sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm.

Số lượng sản phẩm chuẩn = Số lượng sản phẩm quy đổi x Tỉ lệ hoàn thành x Hệ số quy đổi

1.4.2.3. Kế toán tính giá thành theo phƣơng pháp tỉ lệ (định mức)

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp trên cùng quy trình sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại SPHT. Ví dụ như sản xuất giày dép, quần áo, linh kiện điện tử,…

Tính giá thành SXSP theo phương pháp tỉ lệ ta phải:

- Tính tổng giá thành sản xuất thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục CPSX. - Tính tổng giá thành sản xuất định mức theo sản lượng thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục CPSX.

- Xác định tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục CPSX.

- Tính giá thành sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm và từng đơn vị sản phẩm.

1.4.2.4. Kế toán tính giá thành theo phƣơng pháp đơn đặt hàng

Áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm phương pháp này là tính giá theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng.

Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng cũng là đối tượng tính giá thành. Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộ cho CPSX phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách hàng. Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kì thì toàn bộ các CPSX đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó được coi là giá trị của những SPDDCK chuyển sang kỳ sau.

1.4.2.5. Kế toán tính giá thành theo phƣơng pháp phân bƣớc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Áp dụng ở các doanh nghiệp có quá trình sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau.Sản phẩm của GĐ trước là nguyên liệu của GĐ sau. SPHT ở GĐ cuối cùng kiểm nghiệm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật là thành phẩm. Đối tượng tập hợp CPSX là từng giai đoạn của quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là SPHT của từng giai đoạn công nghệ hoặc cả quy trình công nghệ.

Có 2 phương pháp tính giá thành phân bước đó là:

- Phương pháp kết chuyển song song (không tính giá thành bán thành phẩm) phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.5. Sơ đồ phƣơng pháp kết chuyển song song

- Phương pháp kết chuyển tuần tự (có tính giá thành các bán thành phẩm) phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ sau:

CPSX P/S GĐ1 CPSX P/S GĐ2 CPSX P/S GĐn CPSX GĐ1 trong ZSP CPSX GĐ2 trong ZSP CPSX GĐn trong ZSP ZSP

CPNVLTT Chi phí chế biến GĐ1 Giá thành TP GĐ1 Giá thành TP GĐ1 Giá thành TP GĐ2 Giá thành TP GĐn-1 ZSP Chi phí chế biến GĐ2 Chi phí chế biến GĐn + + + = = =

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SXTM UYÊN PHÁT

2.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1.1. Thông tin tổng quan về công ty 2.1.1.1. Thông tin tổng quan về công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH SXTM UYÊN PHÁT - Tên viết tắt: UFA

- Tên giao dịch: UP INDUSTRIA CO.,LTD - Mã số thuế: 0302941483

- Địa chỉ: D9/262, Xã Đa Phước, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh - Email: up@uyenphat.com.vn

- Wedside: http://ufa.com.vn

- Đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Cẩm

- Ngày cấp giấy phép: 07/05/2003 với giấy phép kinh doanh số 4102015560 của Sở Kế hoạch đầu tư TP.HCM cấp.

- Vốn điều lệ: 150.000.000.000 đồng

Công ty TNHH SXTM UYÊN PHÁT là công ty chuyên sản xuất và mua bán linh kiện bếp ga. Sản phẩm chính của công ty là các loại vỏ bếp ga (bếp đôi, bếp đơn, bếp mặt kiếng, bếp âm,…), ngoài ra công ty còn cung cấp các mặt hàng gia dụng khác bằng sắt tráng men… Công ty còn gia công tráng men trên các vật kim loại bằng sắt. Với dây chuyền hiện đại được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,…

Khách hàng chính của công ty chủ yếu là các công ty lắp ráp bếp gas có nhãn hiệu được đánh giá là sản phẩm chất lượng cao, uy tín trên thị trường được nhiều người tin tưởng biết đến như: Công ty TNHH SXTM Ngôi Sao Xanh (BLUESTAR), Công ty Cổ Phần SUNHOME, Công ty TNHH SXTM Nam Quốc HL, Công ty Cổ Phần Mặt Trời Vàng (GO DSUN),… Những công ty này rất tín nhiệm sản phẩm của công ty và chọn công ty là nhà cung cấp chính.

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH SXTM U ÊN PHÁT được thành lập vào năm 2003 nhưng công ty đã đi vàohoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1997 được hình thành và phát triển từ Cơ sở Văn Nam.

Công ty nằm trong vùng ngoại ô thành phố thuộc Huyện Bình Chánh giáp ranh với Huyện Cần Giuộc Tỉnh Long An. Trải qua bao năm phát triển công ty đã không ngừng thay đổi mẫu mã để đáp ứng yêu cầu khách hàng. Công ty đã và không ngừng cải tiến mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm của mình. Hiện nay, công ty còn mở thêm một chi nhánh ở khu công nghiệp Tân Tạo – Quận Bình Tân.

2.1.1.3. Chức năng nhiệm vụ

Chức năng của công ty là hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đồ gia dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại uyên phát​ (Trang 32)