2013, 2014
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và tính giá thành sản phẩm tạ
công ty TNHH SXTM Uyên Phát
- Về nhân sự: công ty nên tuyển thêm nhân sự, đào tạo thêm trình độ chuyên môn cho nhân viên mới để đảm bảo công tác quản lý được tốt hơn.
- Về luân chuyển chứng từ: công ty nên xây dựng hệ thống mạng Wan kết nối giữa hai cơ sở sản xuất để thông tin được cập nhật kịp thời, giúp kế toán thanh toán và bộ phận kế hoạch nắm được số lượng hàng tồn kho để kịp thời trong hoạt động SXKD.
- Về CPSX và giá thành sản phẩm:
Công ty nên xây dựng định mức sản phẩm cho CPNCTT và CPSXC, phân bổ chi phí cho các bán thành phẩm để xác định được lượng bán thành phẩm cuối kỳ.
Bất kỳ một đơn vị sản xuất nào cũng đều phát sinh những khoản thiệt hại trong sản xuất như: SPH, l i trong sản xuất. Tất cả những SPH và cho do các sự cố sản xuất gây ra đều được phản ánh vào CPSX trong kỳ sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường của người có trách nhiệm. Công ty chưa phân biệt SPH trong định mức và ngoài định mức, mà toàn bộ SPH đều coi là phế liệu. Vì thế giá thành SPHT phải chịu toàn bộ chi phí về SPH hay sự cố sản xuất ngoài kế hoạch.
Vì vậy công ty nên hạch toán riêng chi phí SPH trong đó quy định rõ mức độ hỏng cho phép dựa vào tính chất công việc do phòng kỹ thuật đề ra. Cách hạch toán chi phí này theo đúng như chế độ kế toán hiện hành của Bộ tài chính.
Kế toán chi phí SPH
- Nếu chi phí bỏ ra để sữa chữa SPH nhỏ hơn mức thu vào ước tính của SPH đó bán ra thì có thể sửa chữa được, tính đến hiệu quả kinh tế.
- Nếu chi phí bỏ ra để sữa chữa SPH cao hơn ước tính mua về thì không sửa chữa. SPH có thể sửa chữa được
Tùy từng SPH nằm trong định mức hay ngoài định mức mà chi phí sửa chữa được hạch toán vào những khoản mục CPSX sản phẩm phù hợp với nội dung của từng khoản chi phí sửa chữa để cuối kỳ kết chuyển vào giá thành của SPHT trong kỳ, hoặc theo dõi chi tiết chi phí sửa chữa để tổng hợp toàn bộ chi phí sửa chữa phát sinh, sau đó kết chuyển vào các đối tượng có liên quan. Nội dung và trình tự hạch toán được thực hiện như sau:
Tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh Nợ TK 621, 622
Có TK liên quan
Kết chuyển để tổng hợp chi phí sửa chữa thực tế phát sinh Nợ TK 154 (SPH)
Có TK 621 Có TK 622
Có TK 627 (nếu có phân bổ CPSXC) Căn cứ vào kết quả xử lý để phản ánh
Nợ TK 154 (SP đang chế tạo) tính vào ∑giá thành Nợ TK 1388 bắt bồi thường
Nợ TK 811 tính vào chi phí khác Có TK 154(SPH) chi phí sửa chữa SPH không sửa chữa được
Căn cứ vào giá của SPH không sửa chữa được để ghi: Nợ TK 154 (SPH)
Có TK 154 (SPH đang chế tạo) phát hiện trong quá trình sản xuất Có TK 155 phát hiện trong kho thành phẩm
Có TK 632 hàng bán bị trả lại Căn cứ vào phế liệu thu hồi để ghi: Nợ TK 152 (phế liệu)
Có TK 154 (SPH)
Nợ TK 154 (SP đang chế tạo) tính vào ∑giá thành Nợ TK 1388 bắt bồi thường
Nợ TK 811 tính vào chi phí khác
Có TK 154 (SPH) khoản thiệt hại về SPH
Công ty đã không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Khi có công nhân nghỉ phép thì kế toán mới hạch toán trực tiếp khoản tiền chi trả cho công nhân nghỉ phép đó vào CPNCTT trong kỳ. Với lực lượng công nhân sản xuất ngày càng tăng thì việc nghỉ phép sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất. Điều đó đã làm giá thành kém chính xác bởi vì chi phí tiền lương nghỉ phép phát sinh không đều đặn qua các tháng. Vì vậy công ty nên có kế hoạch trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số liệu thực tế tiền lương nghỉ phép để phản ánh chi phí tiền lương vào CPSX. Công ty phải căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép hàng năm của công nhân để tính ra được số tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch năm.
Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép
cho công nhân sản xuất
=
Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch hàng năm Tổng số tiền lương chính phải trả cho công nhân
sản xuất theo kế hoạch hàng năm
Số trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép
cho công nhân sản xuất
=
Số tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất
theo kế hoạch trong tháng x
Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép cho công
nhân sản xuất
Công ty tập hợp hết chi phí tiền điện phát sinh trong kỳ vào CPSXC là không hợp lý, vì như vậy giá thành sẽ kém chính xác. Công ty nên xem xét hạch toán riêng khoản tiền điện của bộ phận quản lý và phân xưởng sản xuất, để tập hợp đúng khoản CPSXC cho phân xưởng. Đảm bảo tính hợp lý của giá thành sản phẩm.
KẾT LUẬN
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ quá trình hạch toán kế toán của m i doanh nghiệp. Những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện cho tính hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của thông tin kế toán đòi hỏi công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải được bổ sung và hoàn thiện thường xuyên.
Trong quá trình thực tập em đã đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SXTM Uyên Phát. Vận dụng những lý luận đã được học tại trường và trên cơ sở thực tế tại công ty TNHH SXTM Uyên Phát em đã mạnh dạn trình bày một số kiến nghị trong việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SXTM Uyên Phát.
Mặc d có nhiều cố gắng nhưng do trình độ cũng như nhận thức còn hạn chế cho nên trong khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các Thầy cô, an lãnh đạo cũng như các anh chị trong phòng Kế toán – Tài chính của công ty TNHH SXTM Uyên Phát để nhận thức của em về vấn đề này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô và các anh chị trong phòng Kế toán – Tài chính của công ty TNHH SXTM Uyên Phát đã giúp em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT TC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.
PHỤ LỤC 1
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 Bảng chấm công bộ phận kỹ thuật
Bảng tính lương bộ phận kỹ thuật Bảng tính tổng giá thành sản phẩm
Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
PHỤ LỤC 2 Hóa đơn GTGT số 0000149 Hóa đơn GTGT số 0000839 Hóa đơn GTGT số 0001432 Hóa đơn GTGT số 0002794 Hóa đơn GTGT số 2477584 PHỤ LỤC 3 Sổ cái TK 621 Sổ cái TK 622 Sổ cái TK 627 Sổ cái TK 154
Sổ chi tiết nhập xuất tồn (Nguyên liệu: Inox)
Sổ chi tiết nhập xuất tồn (Nguyên liệu: Thép lá loại 1) Sổ chi tiết nhập xuất tồn (Nguyên liệu: Thép ống) Sổ chi tiết nhập xuất tồn (Phụ liệu: Bột men h n hợp)
PHỤ LỤC 4
Phiếu nhập kho số NM005/01/15 Phiếu nhập kho số NM008/01/15 Phiếu nhập kho số NX055/01/15 Phiếu nhập kho số NX056/01/15 Phiếu xuất kho số NX055/01/15 Phiếu xuất kho số NX056/01/15 Phiếu xuất kho số SX001/01/15