5. Bố cục của luận văn
1.7. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luật thuế SDĐPNN là một Luật thuế mới được triển khai do đó chưa thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý. Qua tìm hiểu tác giả được biết có rất ít các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
- Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của Lưu Thị Thúy Vy về “Nghiên cứu Luật thuế SDĐPNN”. Luận văn đã nghiên cứu các quy định của Luật thuế
SDĐPNN từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần áp dụng thành công Luật SDĐPNN ở Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của Trần Thị Thanh Hảo về “Giải pháp nâng cao số thu về thuế SDĐPNN ở Việt Nam”. luận văn tập trung vào việc phân tích ba yếu tố quyết định số thu thuế của Thuế SDĐPNN là cơ sở thuế, thuế suất và công tác hành thu từ đó tìm ra các điểm chưa hợp lý của Luật và đề ra các giải pháp nâng cao số thu thuế SDĐPNN.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của Đào Ngọc Sơn về “ Hoàn thiện quản lý Nhà nước về thuế SDĐPNN trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Luận văn đã tập trung vào đánh giá 20 năm thực hiện chính sách thuế SDĐPNN trên cơ sở nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hà Nội, qua đó tìm ra những điểm chưa hợp lý trong chính sách này và đề ra giải pháp để hoàn thiện.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của Phạm Văn Đức về “Quản lý thuế SDĐPNN tại Chi cục thuế huyện Cẩm Giàng Hải Dương” Luận văn đã tập trung vào đánh giá những khó khăn, bất cập, vướng mắc từ khi bắt đầu triển khai Luật thuế SDĐPNN, từ đó bổ sung, rút ra bài học kinh nghiệm. Qua đó nghiên cứu, đánh giá để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp để nâng cao hiệu quả.
Nhận xét chung: Qua nghiên cứu các công trình khoa học trên, sau khi tham khảo các chỉ tiêu tác giả nhận thấy: Các tác giả cũng đã đề cập đến cả về lý luận và thực tiễn công tác quản lý thuế SDĐPNN. Tuy nhiên, mỗi đề tài có nội dung, địa bàn nghiên cứu khác nhau và do Luật thuế SDĐPNN mới bắt đầu có hiệu lực từ năm 2012 nên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của Luật thuế này, đặc biệt trên địa bàn một địa phương.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU