Định hướng SDĐPNN tại địa bàn tỉnh Vĩnh phúc đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 95 - 100)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Định hướng SDĐPNN tại địa bàn tỉnh Vĩnh phúc đến năm 2020

4.1.1.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Nhằm đáp ứng cho việc mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp, đặc biệt là huyện mới tách ra như Sông Lô. và xây dựng các thị trấn huyện lỵ thành các trung tâm hành chính, thương mại của các huyện,… Đồng thời xây dựng các công trình trụ sở các cơ quan tại các thị trấn huyện lỵ, tại các cửa khẩu và xây mới, mở rộng trụ sở HĐND - UBND của các xã, trong đó có các xã mới tách.

Với mục tiêu và định hướng như trên thì diện tích đất đến năm 2020 đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của tỉnh khoảng 343 ha.

4.1.1.2. Đất quốc phòng

Nhằm đáp ứng mục tiêu đảm bảo tốt công tác quốc phòng, xây dựng thế trận khu vực phòng thủ trên địa bàn tỉnh. Trong những năm tới đất quốc phòng trên địa bàn tỉnh cần bổ sung thêm để xây dựng các công công trình phòng thủ, khu căn cứ chiến đấu, thao trường huấn luyện của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Ban chỉ huy quân sự các huyện, thị xã.

Nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai nói chung và đất quốc phòng nói riêng, trong thời gian tới cần tiếp tục rà soát hiện trạng sử dụng các cơ sở do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Ban chỉ huy quân sự các huyện, thị đang quản lý, sử dụng để bàn giao những diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả cho địa phương phục vụ phát triển KT- XH, diện tích đất quốc phòng của tỉnh đến năm 2020 khoảng 2.841 ha.

4.1.1.3. Đất an ninh

Bố trí xây dựng mới trụ sở an ninh tại các huyện, xã, phường, thị trấn mới thành lập; mở rộng và nâng cấp các trụ sở an ninh hiện có, phục vụ mục đích an ninh tại địa phương. Đến năm 2020, đất an ninh khoảng 589 ha.

4.1.1.4. Đất khu công nghiệp

Phương hướng phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới:

- Thực hiện đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp: công nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Khuyến khích phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

- Tập trung phát triển các ngành có thế mạnh ở các địa phương trên địa bàn tỉnh như cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thuỷ sản thực phẩm, dệt may, da giày,...

- Định hướng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn như ngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử, ngành sản xuất vật liệu mới...

- Đối với các doanh nghiệp đã có cần tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức canh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

- Đối với các doanh nghiệp phát triển mới ngay từ đầu phải có quan điểm tiếp nhận công nghệ tiên tiến, đi tắt, đón đầu, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định hướng phát triển và lựa chọn các dự án đầu tư và công nghệ.

- Để có thể phát triển công nghiệp trong bối cảnh thị trường chưa phục hồi cần phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm và tạo cơ sở thu hút các nhà đầu tư.

- Phát triển công nghiệp phải hiệu quả, trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Ưu tiên phát triển các khu công nghiệp và bố trí các dự án công nghiệp vào các khu công nghiệp, hạn chế tối đa phát triển các dự án công nghiệp ngoài các khu công nghiệp.

- Phát triển phải đi đôi với đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lao động trên địa bàn, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển.

- Đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Vĩnh Phúc thời gian qua, cần tăng cường kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài; tham gia vào mạng lưới công nghiệp ASEAN (AICO) và thế giới; tham gia tích cực vào hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

- Ưu tiên các dự án thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; các dự án phục vụ xuất khẩu.

- Khuyến khích ứng dụng các công nghệ sản xuất sạch, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

- Phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp ở phía Tây của tỉnh khi cầu Vĩnh Thịnh được xây dựng.

Trên cơ sở mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh, đến năm 2020 đất khu, cụm công nghiệp khoảng 4.320 ha.

4.1.1.5. Đất khai thác khoáng sản

Chú trọng công tác khảo sát, thăm dò, dự báo đánh giá đúng trữ lượng và khả năng đầu tư khai thác. Phát triển chủ yếu là đầu tư công nghệ và thiết bị, tăng năng suất, giảm chi phí, bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái, phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế cao của các cơ sở hiện có. Diện tích dành cho hoạt động khai thác các mỏ và điểm mỏ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 khoảng 115 ha.

4.1.1.6. Đất di tích danh thắng

Cần giữ gìn nguyên vẹn tất cả các di tích đã được xếp hạng, chống bị xuống cấp, tổn thất hoặc bị hủy hoại. Bảo tồn nguyên vẹn các giá trị của thiên nhiên, giá trị kiến trúc của khu di tích; nghiêm cấm việc khai thác nguyên liệu trong khu vực

di tích. Việc khoanh vùng bảo vệ di tích phải đáp ứng yêu cầu bảo tồn các di tích, môi trường, khung cảnh lịch sử, gắn với việc bảo vệ các khu rừng tự nhiên. Đến năm 2020, diện tích đất di tích danh thắng của tỉnh giữ ổn định khoảng 350 ha.

4.1.1.7. Đất bãi thải, xử lý chất thải

Trước tình hình ô nhiễm môi trường tại tỉnh, đặc biệt là môi trường tại các khu, cụm công nghiệp và đô thị, trong thời gian tới từng bước hình thành một hệ thống đồng bộ về công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện tại hóa. Trong kỳ quy hoạch của tỉnh bố trí quy hoạch các khu thu gom, xử lý, chôn lấp rác thải tập trung với quy mô khoảng 100,0 ha đối với tỉnh, 10 - 20 ha/huyện; 0,1- 0,5 ha/xã. Để đảm bảo nhu cầu đất cho việc thu gom, xử lý và chôn lấp chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh. Dự kiến đến năm 2020 diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải khoảng 300 ha.

4.1.1.8. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Với nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và là sự tôn trọng thực tế khách quan và trách nhiệm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, thỏa mãn nhu cầu của một bộ phận nhân dân có đạo, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đến năm 2020, đất tôn giáo, tín ngưỡng khoảng 235 ha.

4.1.1.9. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Việc bố trí nghĩa trang, nghĩa địa phải đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường, địa điểm bố trí cách xa khu dân cư, không ảnh hưởng vệ sinh nguồn nước, phù hợp với phong tục tập quán của người dân tại địa phương. Đến năm 2020, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của tỉnh khoảng 991 ha.

4.1.1.10. Đất phát triển hạ tầng

Với mục tiêu tăng cường đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao. Tập trung khôi phục và nâng cấp các công trình hiện có; kết hợp xây dựng mới một số công trình phục vụ đắc lực cho phát

triển kinh tế - xã hội. Đến năm 2020 hoàn chỉnh, hiện đại hóa và tiếp tục phát triển hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội đảm bảo phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh. Để đáp ứng mục tiêu phát triển của tỉnh đến năm 2020 và xa hơn, diện tích đất đến năm 2020 khoảng 18.260 ha.

4.1.1.11. Đất ở đô thị

Trong thời gian tới do quá trình đô thị hóa diện ra nhanh chóng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển, hình thành thêm nhiều đô thị mới và số người di dân cơ học ngày càng tăng, sự gia tăng dân số tự nhiên, mở rộng đô thị Vĩnh Phúc đến 2030 và tầm nhìn 2050 thì tỉnh cần bố trí quy hoạch thêm quỹ đất ở tại đô thị để đáp ứng nhu cầu về đất ở cho người dân trong và ngoài tỉnh.

Trên cơ sở hệ thống đô thị hiện có, định hướng phát triển và bố trí sắp sếp mạng lưới đô thị trong tỉnh đến năm 2020 và xa hơn phải bố trí quỹ đất hợp lý.

Về mặt không gian, sẽ phát triển thành thành phố Vĩnh Phúc, và các đô thị vệ tinh tại các huyện, thị.

Như vậy đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc có 3.200 ha.

4.1.1.12. Đất phi nông nghiệp còn lại * Đất ở tại nông thôn

Đến năm 2020 và xa hơn khu dân cư nông thôn của Vĩnh Phúc sẽ phát triển theo hướng sau:

- Các khu dân cư nông thôn trong vùng đô thị hóa của tỉnh được phát triển theo hướng từng bước phát triển các nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giáo dục,... hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

- Đối với các điểm dân cư ven đô, ven trục giao thông lớn, tập trung phát triển hạ tầng nông nông như nước sạch, các công trình công cộng, phúc lợi xã hội. Hình thành các trung tâm cụm xã, sắp xếp lại các điểm dân cư ven quốc lộ, tỉnh lộ, giữ gìn các làng nghề truyền thống.

Như vậy, diện tích đất ở tại nông thôn đến năm 2020 khoảng 7.200 ha, cùng với tốc độ gia tăng dân số, nhu cầu đất ở ngày càng cao.

* Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

Theo quy hoạch phát triển dịch vụ thương mại đến năm 2020. Diện tích đất để phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, đến năm 2020 có khoảng 3.520 ha.

* Đất sản xuất vật liệu xây dựng

Tập trung, khai thác và phát triển các loại vật liệu phục vụ cho yêu cầu xây dựng và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng đến năm 2020 có khoảng 990 ha.

* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần lượng lớn quỹ đất để chuyển đổi mục đích sử dụng. Đến năm 2020 đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn khoảng 5.010 ha.

* Đất phi nông nghiệp khác

Đến năm 2020 diện tích đất phi nông nghiệp còn 31 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)