5. Bố cục của luận văn
3.4.1. Kết quả đạt được
Chính sách thuế nhà, đất đang được thực hiện theo Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 31/7/1992 và Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 19/5/1994. Đến nay công tác quản lý thuế SDĐPNN đã góp phần ổn định nguồn thu cho NSNN, số thu hàng năm có chiều hướng tăng lên và nâng dần tỷ trọng số thu trong tổng thu NSNN. Quản lý khai thác và sử dụng hiệu quả đất đai, nâng cao ý thức của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng đất và việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Chính sách thuế SDĐPNN ngày càng được hoàn thiện theo hướng đơn giản, minh bạch dễ hiểu, dễ thực hiện.
Về chính sách thuế SDĐPNN đã đảm bảo công bằng có mức thu phù hợp đối với điều kiện của từng vùng do đó được sự đồng thuận phần lớn của người dân như:
Về đối tượng chịu thuế đã đảm bảo phù hợp với việc phân loại đất theo quy định của Luật đất đai 2003, đồng thời việc bổ sung quy định đánh thuế lũy tiến đối với trường hợp có quyền sử dụng nhiều diện tích đất ở đã góp phần hạn chế đầu cơ về đất.
Về căn cứ tính thuế: việc quy định căn cứ tính thuế đã đồng bộ với các chính sách thu về đất khác như tiền sử dụng đất, thuê đất, lệ phí trước bạ… thêm vào đó cũng góp phần đảm bảo công bằng giữa các vùng, đô thị với nông thôn, giữa đồng bằng, trung du và miền núi.
Về chính sách miễn thuế, giảm thuế cũng đã bổ sung thêm một số đối tượng thuộc diện miễn, giảm thuế như thương binh hạng 3/4, bệnh binh, con liệt sỹ… điều này thể hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người có công với cách mạng và đảm bảo công bằng với các đối tượng khác như thương binh 1/4, 2/4, con liệt sỹ được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Theo Luật Ngân sách năm 2012 thì thuế SDĐPNN được để lại 100% cho địa phương sử dụng, do đó trong quá trình triển khai thực hiện luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương và các ban ngành trong công tác chỉ đạo triển khai Luật thuế.
Sau hơn 15 năm thực hiện Pháp lệnh thuế nhà, đất (thuế SDĐPNN từ năm 2012), công tác quản lý thuế SDĐPNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, công tác quản lý thu thuế SDĐPNN đã thực hiện tốt, hệ thống chính sách pháp luật được áp dụng đồng bộ và thống nhất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Cục Thuế Vĩnh Phúc xác định cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc hiện đại hóa ngành thuế và để hoàn thành nhiệm
vụ thu NSNN vì vậy đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ đối tượng nộp thuế, đồng thời kiện toàn bộ máy và đào tạo chuyên sâu cho cán bộ công chức, đặc biệt là công chức làm công tác tuyên truyền về thuế SDĐPNN.
Thực hiện công khai mức thuế, các thủ tục hành chính, từ việc đăng ký kê khai đến việc mua hóa đơn và các thủ tục khác. Tổ chức đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân nộp thuế SDĐPNN để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tiếp nhận và trả lời đơn khiếu nại của người nộp thuế kịp thời, đúng quy định.
Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng công tác thuế theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trên toàn ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Từng bước thực hiện cải cách các thủ tục hành chính đơn giản, giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện chi phí hành chính thuế cho người nộp thuế và cơ quan thuế.
Thứ hai, về công tác kế hoạch và dự toán thu thuế SDĐPNN cho NSNN. Công tác lập kế hoạch và dự toán thu được xây dựng theo đúng quy định của Luật thuế SDĐPNN và quy trình của Luật Ngân sách Nhà nước. Dự toán thu dựa trên những định hướng cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, các chỉ tiêu phát triển kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ trượt giá, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của cả nước, từng ngành, địa phương, khu vực kinh tế.
Thứ ba về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về thuế SDĐPNN được tăng cường.
Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Đài Truyền thanh tỉnh, thành phố và Báo Vĩnh Phúc để tuyên truyền về chính sách với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết về chính sách pháp luật về thuế SDĐPNN cho người dân và đối tượng nộp thuế nhằm nâng cao tính chủ động, tự kê khai, tự nộp của người nộp thuế. Phát, cung cấp tài liệu miễn phí cho đối tượng nộp thuế. Thực hiện tốt việc trả lời chính sách thuế SDĐPNN và hỗ trợ người nộp thuế dưới các
hình thức như trả lời bằng văn bản, trả lời qua điện thoại và trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế.
Thứ tư về công tác thanh tra, kiểm tra thuế và công tác quản lý thu nợ thuế SDĐPNN.
Công tác kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ của người nộp thuế được quan tâm ngay từ đầu năm của mỗi năm. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng kế hoạch kiểm tra theo đúng quy định của Luật quản lý thuế. Tổ chức thanh tra, kiểm tra theo đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế việc kiểm tra thực hiện trên cơ sở phân tích tờ khai, qua đó đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật về thuế SDĐPNN của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn quản lý.
Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc luôn đi sâu sát, chỉ đạo từ cấp Cục đến Chi cục Thuế về công tác quản lý thu nợ. Hàng tháng, hàng quý rà soát, xác minh, phân loại các khoản nợ (trong đó: nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, nợ chờ xử lý, nợ của các đơn vị, cá nhân bỏ trốn, mất tích, nợ chây ỳ…)
báo cáo Lãnh đạo kịp thời để có hướng giải quyết và xử lý.
Thứ năm về công tác kê khai thuế SDĐPNN
Ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm đến công tác kê khai, đôn đốc các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai thuế SDĐPNN theo đúng thời gian quy định, tổ chức kiểm tra tại cơ quan thuế về quyết toán thuế và số tiền thuế nợ đọng. Xử lý nghiêm đối với những trường hợp không nộp tờ khai, kê khai chậm, kê khai thiếu số tiền làm giảm số thuế SDĐPNN phải nộp. Báo cáo kịp thời Ban Lãnh đạo cho việc chỉ đạo điều hành thu NSNN của ngành thuế Vĩnh Phúc.