Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay​ (Trang 41 - 45)

2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến thành tựu đạt được của KH&CN ở Việt Nam

Sau hơn 10 năm Nghị quyết Trung ƣơng 2 đƣợc thực hiện, KH&CN nƣớc ta đã có bƣớc phát triển, việc ứng dụng KH&CN trong sản xuất đã đạt đƣợc nhiều những thành tựu quan trọng, tạo ra bƣớc đột phá trong sự phát triển của LLSX. Chúng ta có đƣợc những thành tựu đó là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Đảng và nhà nƣớc ta “luôn luôn coi vấn đề về phát triển và ứng dụng KH&CN vào trong phát triển LLSX là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc. Vì vậy mà trong những năm

qua, Đảng đã đề ra nhiều chủ trƣơng, những chính sách kinh tế: chính sách về thuế, tài chính,... từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tổ chức đầu tƣ và ứng dụng KH&CN vào trong sản xuất.

“Hệ thống pháp luật về KH&CN đã đƣợc hoàn thiện nhƣ: Luật sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao công nghệ... đã tạo thành hành trang pháp lý đồng bộ, môi trƣờng, khoa học minh bạch và thuận lợi thúc đẩy KH&CN phát triển, nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng vào phát triển LLSX”.

Thứ hai, thị trƣờng về KH&CN của nƣớc ta đã ngày càng phát triển.

"Cơ chế quản lý kinh tế ở nƣớc ta đã tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho hoạt

động KH&CN nói chung và chuyển giao công nghệ nói riêng. Nhà nƣớc ta đã hỗ trợ việc nhập khẩu những công nghệ mới, mũi nhọn cho các doanh nghiệp.

Thứ ba, đối với đội ngũ cán bộ KH&CN đông đảo, trình độ ngày càng

đƣợc nâng cao. Nhà nƣớc ta đã đƣa ra những chính sách nhằm sử dụng, ƣu đãi đối với đội ngũ cán bộ KH&CN, từ đó tạo điều kiện cho họ thực hiện các công tác nghiên cứu và thúc đẩy KH&CN ngày một phát triển.

Thứ tư, “nguồn chi ngân sách của nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển KH&CN ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà việc ứng dụng những công nghệ mới nhƣ công nghê sinh học, công nghệ tin học... vào sản xuất đã làm tăng năng suất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm đáng kể”.

Thứ năm, “do việc đẩy mạnh các công tác tuyên truyền nên nhận thức của các lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp và ngƣời dân về việc ứng dụng KH&CN để phát triển LLSX ngày càng đƣợc nâng cao. Chính vì vậy mà đã nâng cao đƣợc hiệu quả của việc ứng dụng KH&CN vào trong sản xuất và từ đó đã thúc đẩy LLSX phát triển”.

2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về khoa học và công nghệ ở Việt Nam

Ngoài những thành tựu đã đạt đƣợc trong lĩnh vực về KH&CN thì vẫn còn khá nhiều những tồn tại cũng nhƣ hạn chế. "Điều này đã chứng tỏ rằng,

KH&CN ở nƣớc ta vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với những tiềm năng và là quốc sách hàng đầu, chƣa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy LLSX và kinh tế - xã hội phát triển. Những hạn chế đó là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, về các hoạt động nghiên cứu và triển khai tuy đã đạt đƣợc

những bƣớc tiến đáng kể trong thời gian gần đây nhƣng chất lƣợng thì vẫn còn ở mức khiêm tốn, khả năng ứng dụng vào thực tế vẫn còn khá thấp.

“Còn tồn tại những khoảng cách đáng kể giữa nghiên cứu và triển khai với nhu cầu thực tế, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, công tác nghiên cứu KH&CN mới chỉ tập trung vào một số chủ lực mà chƣa quan tâm đến sản phẩm công nghệ ứng dụng cho những nơi nhƣ”: vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, thị trƣờng của KH&CN chƣa phát triển do trình độ công nghệ

quốc gia còn thấp nên nguồn cung cấp cho KH&CN còn rất hạn chế.

Chúng ta thiếu các chính sách, đầu tƣ và các biện pháp hữu hiệu khuyến khích nhằm phát triển của các tổ chức dịch vụ trung gian để thúc đẩy, gắn kết giữa cung và cầu trên thị trƣờng KH&CN.

Quan hệ hợp tác giữa nƣớc ta với các nƣớc quốc tế về KH&CN còn ít nên thị trƣờng KH&CN không phong phú, đa dạng. Trong nhiều năm qua, chúng ta chủ yếu thƣờng nhập khẩu những công nghệ lạc hậu cho nên việc ứng dụng là không cao, đạt hiệu quả thấp.

Thứ ba, đối với việc thực hiện các chủ trƣơng, những chính sách của

Đảng và Nhà nƣớc thì ta còn thiếu chủ động, thiếu tính quyết liệt, chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp đông bộ và các cơ chế để kiểm tra, giám sát hiệu quả. Sự phối hợp giữa các bộ phận từ trung ƣơng đến địa phƣơng còn gặp rất nhiều khó khăn và có nhiều những vƣớng mắc trong việc ứng dụng KH&CN.

Hiện tại thì chúng ta vẫn còn phải “duy trì sự bao cấp gián tiếp của nhà nƣớc, sự độc quyền của các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực kinh doanh, làm cho nhiều doanh nghiệp có ý tƣởng ỷ lại, chƣa có đƣợc quan tâm đến việc

Thứ tư, đầu tƣ của Nhà nƣớc cho KH&CN còn rất ít và dàn trải. Việc

đầu tƣ cho nguồn lực KH&CN còn chƣa đƣợc tƣơng xứng. Vì vậy mà dẫn đến sự thiếu đồng bộ giữa các ban ngành, các viện nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong thời gian dài chƣa đƣợc chú trọng đúng mực.

Hiện nay chúng ta chủ yếu đầu tƣ cho KH&CN vào những ngành mũi nhọn mà không chú trọng vào việc ứng dụng KH&CN vào phát triển các ngành nghề ở các vùng nông thôn, miền núi.

Chƣơng 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ

CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay​ (Trang 41 - 45)