Một số yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng tới sự phát huy vai trò của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay​ (Trang 25)

KH&CN đối với sự phát triển của LLSX

1.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực KH&CN

Những chủ trƣờng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đã có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình phát triển của KH&CN ở nƣớc ta. Đã làm ảnh hƣởng đến các lĩnh vực nhƣ: nguồn vốn đầu tƣ cho KH&CN, cơ chế quản lý

hay là mức đầu tƣ đóng góp cho nghiên cứu KH&CN,... Trong xu thế toàn cầu hóa của thế giới thì việc giao lƣu chuyển giao công nghệ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển đất nƣớc, do đó đòi hỏi Đảng ta phải có những chính sách nguồn vốn đầu tƣ hỗ trợ cho KH&CN phát triern một cách toàn diện. Nếu muốn phát triển LLSX thì chúng ta không thể không phát triển nghiên cứu KH&CN. Nếu nhƣ không có những chính sách đầu tƣ KH&CN thích hợp, hạn chế ứng dụng KH&CN vào trong nƣớc thì chúng ta sẽ lạc hậu, nghèo nàn tụt xa các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới.

Trong văn kiện Đại hội IX khẳng định “Con đƣờng đi lên của nƣớc ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tƣ bản chủ nghãi tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thƣợng tầng tƣ bản chủ nghãi, nhƣng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đạt đƣợc dƣới chế độ tƣ bản, đặc biệt về KH&CN, để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại” [6, Tr.84].

Do vậy trong Văn kiện đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ “Đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động KH&CN xem đó là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả KH&CN, chuyển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát triển các doanh nghiệp KH&CN, thị trƣờng KH&CN” [7, Tr.123].

Báo cáo về nội dung chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI đã đƣợc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (20-28/01/2016) thông qua và đã có những nhận định, đánh giá về KH&CN nhƣ sau: “Trong những năm qua, khoa học, công nghệ đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Khoa học xã hội và nhân văn góp phần quan trọng trong việc cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc;

khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam. Lĩnh vực khoa học tự nhiên, các ngành khoa học cơ bản, KH&CN liên ngành, khoa học mới tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Một số ngành KH&CN mũi nhọn đã có đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội và tăng cƣờng quốc phòng - an ninh. Hiệu quả hoạt động KH&CN có chuyển biến; tiềm lực khoa học, công nghệ đƣợc nâng lên. Quản lý nhà nƣớc về khoa học, công nghệ có đổi mới. Hợp tác quốc tế về KH&CN có bƣớc tiến bộ. Thị trƣờng khoa học, công nghệ đã hình thành và bƣớc đầu phát huy tác dụng”.

Tuy nhiên thì bên cạnh đó Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm tới việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chính quyền về những vấn đề về vai trò của KH&CN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Từ đó đã xác định việc cần phải phát huy và phát triển KH&CN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp và các chính quyền; là một trong những nội dung lãnh đạo đặc biệt quan trọng của ngƣời đứng đầu cấp ủy đảng và các chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

Chính vì vậy mà ta cần phải đẩy mạnh hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc trong công tác phát triển KH&CN. Nhà nƣớc cần phải tạo điều kiện về môi trƣờng thuận lợi để cho hoạt động nghiên cứu KH&CN và khuyến khích cũng nhƣ động viên các công trình nghiên cứu khoa học. Từ đó đồng thời có những chính sách đầu tƣ và hỗ trợ cho những hoạt động nghiên cứu khoa học thúc đẩy nhanh, mạnh KH&CN phát triển.

1.4.2. Chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng KH&CN

Đối với một nền kinh tế - xã hội, thì bất kì một phƣơng thức nào cũng vậy, nếu nhƣ muốn tồn tại và phát triển thì đều phải dựa trên những nền tảng

cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định. Chính vì thế mà Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đã khẳng định: “muốn chuyển một nền kinh tế từ nền sản xuất nhỏ sang một nền sản xuất lớn, đòi hỏi phải có một cơ sở vật chất – kỹ thuật đủ mạnh”.

Nƣớc ta quá độ đi lên từ CNXH từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất – kỹ thuật thấp kém, do đó muốn đẩy mạnh kinh tế - xã hội phát triển nhanh theo hƣớng hiện đại, chỉ có duy nhất một cách đó là áp dụng tiến bộ KH&CN tiên tiến, hiện đại vào sản xuất. “Tuy nhiên, thì để KH&CN có thể phát triển đƣợc cần phải tạo dựng đƣợc những tiền đề cần thiết cho KH&CN phát triển, KH&CN chỉ có thể phát triển đƣợc khi đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu và ứng dụng KH&CN. Chúng ta phải xây dựng đƣợc hệ thống nhà xƣởng, máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình nghiên cứu và ứng dụng KH&CN. Bởi lẽ, nếu muốn nghiên cứu khoa học mà những điều kiện vật chất thiếu thốn máy móc, trang thiết bị lạc hậu hoặc không có thì không thể nghiên cứu khoa học đƣợc, mặt khác nghiên cứu phải đi đôi với ứng dụng, nếu nghiên cứu mà không ứng dụng thì chỉ là thí nghiệm lý thuyết suông không có ích lợi và kết quả gì. Ngƣợc lại nếu trang thiết bị cơ sở vật chất – kỹ thuật tiên tiến đáp ứng đầy đủ cho việc nghiên cứu nó sẽ phục vụ đắc lực cho quá trình nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, thúc đẩy KH&CN phát triển đi nhanh vào phục vụ kinh tế”. Do đó phải chú trọng đầu tƣ vào chất lƣợng cơ sở vật chất – kỹ thuật, các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng KH&CN.

Để làm đƣợc điều đó, đòi hỏi Nhà nƣớc ta cần đầu tƣ nguồn vốn cho xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, xây dựng các khu trung tâm nghiên cứu khoa học nhằm tạo điều kiện cho vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra cần phải hiện đại hóa các trang thiết bị, máy móc cũ, lạc hậu thay thế cái mới. Cơ sở vật chất và trang thiết bị đƣợc xem nhƣ là yếu tố động lực để tiến hành thực hiện đề tài và dự án của KH&CN. Cơ sở vật chất đầy đủ (đáp ứng cho các nhà

nghiên cứu về tài liệu, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị và phòng thí nghiệm, phòng làm việc,...) và có sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp của các bên liên quan, bao gồm các cấp lãnh đạo, đơn vị chủ quản, những ngƣời cộng tác nghiên cứu và ngƣời dân sẽ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN một cách nhanh chóng.

1.4.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ KH&CN là nhân tố quyết định trong việc thu dần khoảng cách phát triển giữa nƣớc ta với các nƣớc khác. Chính nhờ có nguồn nhân lực khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học mà công nghệ đƣợc đổi mới, sản xuất phát triển kéo theo sự phát triển của xã hội. Sự chênh lệch giữa các nƣớc ngày nay chủ yếu do sự chênh lệch của tri thức, của trình độ KH&CN đƣa lại, muốn rút ngắn khoảng cách chênh lệch này phải do chính những ngƣời thuộc nguồn nhân lực KH&CN thực hiện. Nếu nhà nƣớc không tự tạo ra cho mình một đội ngũ chất lƣợng cán bộ KH&CN thì sẽ không bao giờ đuổi kịp các nƣớc đi trƣớc.

Nhân tố con ngƣời đã và đang là một trong những điều kiện quyết định trong sự nghiệp phát triển của KH&CN ở nƣớc ta. Chính vì vậy, ta có thể thấy rõ đƣợc vai trò của chất lƣợng đội ngũ cán bộ KH&CN là hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố quan trọng có tầm ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Bởi lẽ, do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đến nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, LLSX của xã hội loài ngƣời đang chuyển từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài ngƣời chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ, KH&CN đã trở thành LLSX trực tiếp. Do vậy mà chất lƣợng cán bộ, đội ngũ hoạt động nghiên cứu KH&CN đƣợc đặt lên hàng đầu, đƣợc coi là nền tảng, là cái gốc của sự phát triển.

KH&CN hiện đại vào trong nƣớc. Đội ngũ cán bộ giỏi thì các công nghệ hiện đại tiên tiến ngày càng đƣợc đƣa vào sản xuất và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, KH&CN cũng ngày càng đƣợc củng cố và đƣợc phát triển. Và ngƣợc lại, nếu không chú trọng vào đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và ứng dụng KH&CN thì công nghệ không ứng dụng đƣợc vào sản xuất, công nghệ lạc hậu, kinh tế suy thoái,... Do đó cần phải chú trọng tới chất lƣợng của đội ngũ cán bộ để thực hiện việc nghiên cứu và ứng dụng KH&CN vào sản xuất.

1.4.4. Nhận thức của xã hội và các tầng lớp dân cư về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX

“Nhờ có sự quan tâm của tổ chức Đảng và của chính quyền các cấp, thì hoạt động tích cực của các tổ chức KH&CN, các tổ chức khuyến nông và các công tác phổ biến đã tuyên truyền rộng rãi về tác động của KH&CN đến sản xuất và đời sống, nhận thức và các khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức KH&CN của ngƣời dân trong thời gian qua đã tăng lên rõ rệt. Hoạt động về KH&CN ngày càng đƣợc xã hội hóa trên phạm vi cả nƣớc”.

“Sự nhận thức các toàn thể xã hội và các tầng lớp dân cƣ đã đƣợc coi là chủ thể sáng tạo ra KH&CN, đến lƣợt KH&CN lại trở thành phƣơng tiện công cụ và đồng thời cũng là cơ sở để từ đó con ngƣời vƣơn lên hoàn thiện mình về mọi mặt, đặc biệt là mặt năng lực trí tuệ”

Bằng nhiều hình thức khác nhau, Nhà nƣớc ta đã và đang thực hiện các trang bị cho công nghệ một cách hiện đại, nó có thể đƣợc coi là sự chuyển giao về công nghệ. Nếu vậy chúng ta có thể đƣa công nghệ vào sử dụng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên thì khi ta thực hiện bằng bất cứ cách thức nhƣ thế nào thì điều quan trọng nhất đó là phải có đƣợc sự nhận thức của toàn xã hội và về các tầng lớp dân cƣ về vai trò của KH&CN.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG 2.1. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Thuận lợi

* Điều kiện tự nhiên:

Trên đất liền, điểm cực Bắc của Việt Nam nằm vĩ độ 23ᵒ23’B, điểm cực Nam nằm ở vĩ độ 8ᵒ34’B, điểm cực Tây ở kinh độ 102ᵒ09’Đ và kinh độ 109ᵒ24’Đ. Biên giới nƣớc ta giáp với các vịnh: vịnh Thái Lan ở phía Nam với Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía Đông, với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía tây.

Nƣớc ta địa hình thì chủ yếu là đồi núi, đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, trong đó đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích, còn núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích đất nƣớc với hai đồng bằng lớn là: Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sống Cửu Long. Ngoài ra còn có đồng bằng duyên hải ven biển.

“Ngoài ra, nƣớc ta còn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình trên 20ᵒC, lƣợng mƣa trung bình là 1500 – 2000 mm/năm, độ ẩm trung bình trên 80% thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp”.

Từ đó ta có thể thấy đƣợc sự tác động của điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến sự phát triển của KH&CN đó là:

Việt Nam tiếp giáp với nhiều quốc gia lớn, tiêu biểu nhƣ Trung Quốc và các nƣớc khác. Từ đó chúng ta hình thành nên mối quan hệ hữu hảo thân tình, có thể học hỏi trình độ KH&CN phát triển của Trung Quốc và các nƣớc phát triển khác.

Đặc điểm và điều kiện tự nhiên của Việt Nam khá giống với những quốc gia phía Đông Nam Á, Châu Á cho nên có thể học và ứng dụng đƣợc các thành tựu KH&CN từ các nƣớc đó vào điều kiện địa hình của Việt Nam.

Việt Nam có một nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú và hệ sinh thái vô cùng đa dạng (rừng, biển). Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nghiên cứu khoa học liên quan đến sinh vật và hệ sinh thái.

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

Theo thống kê Việt Nam năm 2019 dân số nƣớc ta hơn 97 triệu ngƣời, đứng thứ 13 trên thế giới, mật độ dân số trung bình cả nƣớc khoảng 313 ngƣời/km2. Việt Nam có 54 dân tộc anh em trong đó dân tộc Kinh chiếm phần lớn.

Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội thời ký 2001 – 2010 đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Cơ cấu chuyển dịch đang phát triển theo hƣớng tích cực, trong đó thì tỷ trọng ngành công nghiệp và ngành xây dựng, ngành dịch vụ trong cơ cấu của GDP tăng, còn tỷ trọng ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp giảm cùng với tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm.

Tác động của kinh tế - xã hội đến việc phát triển của KH&CN đó là: Do sự tác động của lịch sử Việt Nam là một nƣớc đi sau trong cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới. "Từ đó, nƣớc ta có thể đi tắt, đón đầu và tận dụng các thành tựu KH&CN trƣớc đó để tiếp tục xây dựng và nghiên cứu KH&CN cho nƣớc nhà".

Con ngƣời Việt Nam với tinh thần ham học hỏi, chăm chỉ, cần cù và dễ thích nghi đƣợc với những điều kiện mới, do vậy mà có thể nhanh chóng nắm bắt đƣợc các thành tựu KH&CN trên toàn thế giới.

Nƣớc ta đã và đang thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, định hƣớng xã hội chủ nghĩa dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng và Nhà nƣớc không ngững đƣa ra những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho KH&CN ngày càng đi lên.

Nền kinh tế nƣớc ta không những phát triển trong thời gian qua. “Phát triển kinh tế là nguồn vốn mạnh mẽ để đầu tƣ cho KH&CN, giúp cho việc nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất để phục vụ cho việc ứng dụng và đào tạo về KH&CN. Ngoài ra còn có điều kiện đầu tƣ vào giáo dục để từ đó giáo dục phát triển thì cán bộ, đội ngũ lao động sẽ có khả năng nghiên cứu sâu vào KH&CN hơn nữa”.

Khi kinh tế phát triển, đời sống của con ngƣời ổn định hơn, không phải lo cơm áo, gạo tiền mà chỉ tập chung vào những đƣờng lối sẽ tiến tới chiều sâu, đi xa hơn nhằm cải thiện khoa học đời sống, phục vụ cho sau này.

Khi xã hội phát triển, đời sống dân trí cao nên đa số con ngƣời sẽ có hƣớng tƣ duy cao và chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về KH&CN.

Từ đó ta có thể thấy đƣợc, khi một nền kinh tế - xã hội phát triển thì sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay​ (Trang 25)