Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH phụ tùng xe máy thanh hà​ (Trang 79)

4.5.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

 Chứng từ sử dụng:

- Bảng tổng hợp chi tiết thu chi, - Sổ cái TK 911

 Quá trình luân chuyển chứng từ

Sơ đồ 4.7: Trình tự luân chuyển chứng từ TK 911, năm 2017 (Nguồn: Phòng kế toán)

 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Hóa đơn, chứng từ gốc Sổ nhật ký chung, sổ cái TK911 Phần mềm kế Toán TriSoft Báo cáo KQHĐKD

- Nghiệp vụ 1: Kết chuyển doanh thu bán hàng trong tháng 12/2016 Nợ TK 511: 867.550.000

Có TK 911: 867.550.000

- Nghiệp vụ 2: Ngày 31/12/2016, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 515: 1.834.765

Có TK 911: 1.834.765

- Nghiệp vụ 3: 31/12/2016, kết chuyển giá vốn hàng bán tháng 12/2016 Nợ TK 911: 722.007.882

Có TK 632: 722.007.882 - Nghiệp vụ 4: Ngày 31/12/2016 kết chuyển chi phí tài chính

Nợ TK 911: 847.000 Có TK 635: 847.000

- Nghiệp vụ 5: Ngày 31/12/2016 kết chuyển chi phí lương nhân viên bán hàng tháng 12/2016

Nợ TK 911: 41.104.593 Có TK 6411: 41.104.593

-Nghiệp vụ 6: 31/12/2016 kết chuyển chi phí đồ dùng tháng 12/2016 Nợ TK 911: 2.675.833

Có TK 6413: 2.675.833

- Nghiệp vụ 7: 31/12/2016 kết chuyển chi phí khấu hao TSCĐ tháng 12/2016 Nợ TK 911: 7.538.690

Có TK 6414: 7.538.690

Nợ TK 911: 492.000 Có TK 6418: 492.000 -Nghiệp vụ 9: Kết chuyển chi phí lương nhân viên quản lý

Nợ TK 911: 52.421.444 Có TK 6421: 52.421.444 - Nghiệp vụ 10: Kết chuyển chi phí đồ dùng văn phòng

Nợ TK 911: 854.139 Có TK 6423: 854.139 - Nghiệp vụ 11: Kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài

Nợ TK 911: 3.478.949 Có TK 6427: 3.478.949

Nghiệp vụ 12: Ngày 31/12/2016 kết chuyển chi phí tài chính Nợ TK 911: 847.000 Có TK 635: 847.000

Nghiệp vụ 13: Kết chuyển chi phí thuế TNDN

Nợ TK 911: 50.452.636 Có TK 8211: 50.452.636 - Nghiệp vụ 14: Kết chuyển chi phí thuế năm

Nợ TK 4212: 50.452.636 Có TK 911: 50.452.636 - Nghiệp vụ 15: Kết quả kinh doanh thánh 12/2016

Nợ TK 911: 35.406.235 Có TK 4211: 35.406.235

Hình 4.9: Sổ cái TK 911, tháng 12/2016

4.5.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh tháng 12/2016

Hình 4.10: Kết quả hoạt động kinh doanh tháng 12, năm 2016

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét:

- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tháng 12: 867.550.000 - Tổng các khoản giảm trừ doanh thu tháng 12: 1.925.000

- Tổng doanh thu hoạt động tài chính tháng 12: 1.834.765

- Tổng chi phí tài chính: 847.000

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: 35.406.235 ( DT bán hàng + DT hoạt động tài chính – Các khoản giảm trừ DT – CP SXKD - CP tài chính)

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh quí 4/2016

Hình 4.11: Kết quả hoạt động kinh doanh quý 4, năm 2016

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét:

- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 4/2016: 2.452.815.000 - Tổng các khoản giảm trừ doanh thu quý 4/2016: 5.125.000

- Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: 2.368.951.457 - Tổng chi phí tài chính: 847.000

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: 82.033.138 ( DT bán hàng + DT hoạt động tài chính – Các khoản giảm trừ DT – CP SXKD - CP tài chính)

4.6 Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

 Hệ thống BCTC (Components of financial statements) của doanh nghiệp bao gồm: - Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flows)

- Bản thuyết minh BCTC ( Notes to Financial Statement)  Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

Việc lập và trình báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải tuân thủ theo các yêu cầu được quy định tạiChuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính gồm:

Đảm bảo được những yêu cầu với báo cáo tài chính việc lập hệ thống báo cáo tài chính cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

– Kinh doanh liên tục:

Báo cáo tài chính phải được lập trên giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục, sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường ở tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định hay buộc phải ngừng hoạt động, hay phải thu hẹp đáng kể quy mô của mình.

– Nguyên tắc cơ sở dồn tích:

Các giao dịch, sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ thời điểm thực thu, thực chi, được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán có liên quan.

– Nguyên tắc nhất quán:

Việc trình bày, phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác

– Tính trọng yếu và tập hợp:

Từng khoản mục trọng yếu được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Những khoản mục không trọng yếu thì không cần phải trình bày riêng rẽ.

Thông tin trọng yếu là thông tin nếu như không được trình bày thì có thể gây ảnh hưởng tới việc quyết định kinh tế của đối tượng sử dụng thông tin dựa trên báo cáo tài chính.

– Nguyên tắc bù trừ:

Không được bù trừ tài sản và nợ phải trả, phải ghi riêng biệt các khoản

Được bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí theo quy định chuẩn mực kế toán

– Nguyên tắc có thể so sánh

Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước.

Để trình bày báo cáo tài chính nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu các quyết định kinh tế người sử dụng và cung cấp các thông tin đáng tin cậy khi:  Trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính. Tình hình, kết quả kinh doanh cả

doanh nghiệp

 Phản ánh đúng bản chất kinh tế các giao dịch, sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng.

 Trình bày khách quan và không thiên vị.  Tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng  Trình bày đầy đủ các khía cạnh trọng yếu

4.7 So sánh lý thuyết và thực tế công tác kế toán tại công ty

Điểm giống nhau:

- Cách sử dụng excel như môn tin học đại cương

- Cách ứng dụng excel vào công tác kế toán như môn hệ thống thông tin kế toán.

- Có sử dụng các quy định về thuế như môn thuế 1, 2

- Cách lập phiếu thu/ chi, hóa đơn như môn mô phỏng nghiệp vụ kế toán Việt Nam. Điểm khác nhau:

- Phải làm việc với phần mềm TriSoft, khá khác với phần mềm Misa được học tại trường nên em đã gặp phải khá nhiều khó khăn.

- Ở trường em chưa từng được tiếp xúc với hóa đơn, chứng từ thực tế.

- Trường học thiên hơn về lý thuyết, nghe giảng thụ động, trong khi đi làm lại thiên hơn về thực hành, nên có thể hiểu sâu sắc hơn, lý giải được tại sao mình phải làm như vậy từ đó có thể nhớ lâu hơn.

- Kiến thức ở trường sẽ trải đều cho tất cả các lĩnh vực kế toán, trong khi đi làm thì chỉ chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định, bản than người kế toán viên phải tự cập nhật, bổ sung thêm kiến thức cho lĩnh vực chuyên của mình.

CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

5.1Nhận xét

5.1.1 Về công tác quản lý

Công tác quản lý tại Công ty tương đối chặt chẽ, có sự phân chia công việc rõ ràng và đều dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc. Điều này sẽ làm cho các nhân viên trong công ty bắt buộc phải thực hiện tốt công việc của mình.

Các công việc phát sinh và hoàn thành đều được thể hiện trên văn bản rõ ràng và minh bạch. Điều này sẽ tránh việc gian lận cũng như chứng minh được mức độ hoàn thành công việc của các nhân viên.

Công ty thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn và đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể nhân viên trong công ty nhằm kịp thời hướng dẫn cũng như giúp họ nắm bắt với tình hình thay đổi của thị trường.

5.1.2 Về công tác kế toán

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán rõ ràng và ghi nhận, nhập liệu theo trình tự thời gian.

Các máy tính trong Công ty được liên kết với nhau nhằm đảm bảo tính minh bạch cũng như tính chính xác của thông tin.

Hiện tại công ty đang sử dụng công cụ kế toán Excel do chính công ty đặt viết. Sổ sách kế toán được cập nhật hàng ngày và hệ thống lưu trữ tài liệu trên máy vi tính có nhiều ưu điểm như: tiện ích nhập liệu, tiện ích khi xem báo cáo, kết xuất dữ liệu…

Kết hợp với việc vận dụng tính năng, ưu điểm của phần mềm kế toán cùng với tổ chức nhân sự khoa học, phù hợp về tính năng và khối lượng công việc, hệ thống sổ sách chứng từ được lưu trữ khoa học, tiện lợi cho quá trình kiểm tra báo cáo, góp phần giảm nhẹ khối lượng công việc cho kế toán viên, giúp cho các nhà quản trị dễ dàng theo dõi và kiểm tra, đánh giá.

5.2 Kiến nghị

Qua những nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH phụ tùng xe máy Thanh Hà em thấy công tác kế toán và quản lý của công ty tương đối hiệu quả, góp phần quản lý tốt doanh thu và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện tốt cho công tác hạch toán doanh thu và kết quả, chưa tạo ra sự thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận…

Trên cơ sở nghiên cứu về công tác kế toán và thông tư 200 cũng như việc xem xét những mặt tồn tại của công ty, mặc dù thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức còn hạn chế nhưng em vẫn xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty như sau:

5.2.1 Về bộ máy kế toán

Công ty nên tạo điều kiện cho nhân viên kế toán được đào tạo thêm về nghiệp vụ về thuế, tài chính, nâng cao kiến thức về tin học và máy tính để dễ dàng quản lý, sử dụng máy tính chủ động khắc phục một số hạn chế về trục trặc về một số phần mềm, chương trình trong máy vi tính.

Nhân viên kế toán trong công ty tuổi nghề còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, công ty nên khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên tự học hỏi thêm những người đi trước, tổ chức những buổi nói chuyện, học thêm kinh nghiệm ngoài giờ làm việc giữa các nhân viên và giữa kế toán trưởng với các nhân viên…

5.2.2 Về công tác kế toán

-Công ty không trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và các khoản nợ phải thu khó đòi. Việc trích lập dự phòng đồng nghĩa với việc dự kiến trước các tổn thất, để khi những rủi ro kinh tế bất ngờ xảy ra, công ty có nguồn kinh phí xử lý kịp thời những rủi ro này, hoạt động kinh doanh sẽ không phải chịu ảnh hưởng nặng nề và những tổn thất không đáng có. Vì vậy, công ty nên trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Mục đích của việc lập dự phòng nhằm đưa phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán của hàng tồn kho vào chi phí, để bù bắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng tồn kho bị giảm giá, đồng thời phản ánh đúng giá trị thuần của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính cuối kỳ.

 Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

a) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294).

b) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294) Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

c) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng) Có các TK 152, 153, 155, 156.

d) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294) Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Lập dự phòng khoản phải thu khó đòi:

Do phương thức bán hàng thực tế tại công có nhiều trường hợp bán chịu với các đơn hàng bán sỉ, cùng với việc thu tiền hàng gặp khó khăn gây ảnh hưởng không ít

đến việc giảm doanh thu của công ty. Vì vậy, công ty nên tính toán các khoản nợ khó đòi nhằm lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.

 Phương pháp kế toán dự phòng phải thu khó đòi:

a) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

b) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

c) Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334....(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường) Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí) Có các TK 131, 138, 128, 244...

d) Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,....

Có TK 711 - Thu nhập khác.

đ) Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

- Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi: Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH phụ tùng xe máy thanh hà​ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)