Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 hiện nay​ (Trang 47 - 50)

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan khiến sinh viên chƣa ý thức trong việc tự học:

Thứ nhất, mục tiêu môn học, nội dung chƣơng trình, sách giáo trình: độ khó của chƣơng trình, khối lƣợng tri thức bộ môn nhiều đòi hỏi sinh viên phải nỗ lực tự học, tự tham khảo các tài liệu liên quan để bổ sung vào vốn tri thức của bản thân.

Thứ hai, Các nguồn tài liệu học tập: thông tin sinh viên khai thác trên mạng, trên sách báo trong và ngoài nƣớc ít hay nhiều, có phong phú đa dạng hay không sẽ ảnh hƣởng đến kết quả tự học của sinh viên.

Thứ ba, gia đình với các điều kiện gia đình cũng ảnh hƣởng đến việc tự học sinh viên: điều kiện sống của gia đình tốt hay không sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động tự học của sinh viên. Tuy nhiên cũng có những sinh viên đạt kết quả học tập cao trong điều kiện gia đình hết sức khó khăn.

Thứ tư, phƣơng pháp dạy của thầy ảnh hƣởng lớn đến hoạt động tự học của sinh viên. Cách dạy của thầy phải phát huy đƣợc tính tự giác, tích cực, tìm tòi, sáng tạo, tạo hứng thú của sinh viên. Nhân cách ngƣời thầy cũng ảnh hƣởng đến hoạt động tự học của sinh viên. Thầy nhiệt tình, hòa nhã, công bằng, là tấm gƣơng sáng về tự học, tự nghiên cứu sẽ kích thích sinh viên noi theo. Có thể nói, giáo viên và phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên có tầm ảnh hƣởng lớn đến việc tự học của sinh viên.

Thứ năm, bầu không khí tâm lý trong tập thể lớp cũng góp phần lôi cuốn sinh viên vào hoạt động tự học. Tập thể lớp có tinh thần đoàn kết, hợp tác, thi đua phấn đấu học tập sẽ kích thích sinh viên tự học có hiệu quả

Thứ sáu, thời gian dành cho tự học cũng ảnh hƣởng đến hoạt động tự học của sinh viên. Hoạt động tự học đòi hỏi rất nhiều thời gian và căng thẳng. Bởi vậy, thời gian tự học của sinh viên nhiều hay ít sẽ ảnh hƣởng đến kết quả học tập của họ.

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những yếu tố khách quan thì yếu tố chủ quan là nguyên nhân chính dẫn đến việc tự học của sinh viên không đƣợc tốt.

Thứ nhất, nhiều sinh viên chƣa“ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc tự học, coi đại học là bến đỗ xả hơi, điểm nghỉ ngơi sau 12 năm phổ thông miệt mài cố gắng để thi đỗ đại học. Nhiều bạn đỗ vào trƣờng đại học với điểm số khá cao, nhƣng sau một thời gian học đại học lại tụt dốc bởi sự chủ quan và lơi là trong việc tự học.”

Họ cho rằng những“kiến thức có đƣợc đã đủ, nhƣng đang quên mất rằng xã hội luôn phát triển, những kiến thức mà họ có chỉ nhƣ một giọt nƣớc giữa biển khơi tri thức mênh mông, phải luôn trau đồi, vận dụng kiến thức vào thực tế để rút ra cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm sống.”

Thứ hai, do đầu óc con ngƣời, thói quen. Một số sinh viên do có những vấn đề ảnh hƣởng tới đầu óc nhƣ từng bị tổn thƣơng do tai nạn, do tác dụng phụ của thuốc gây nên tình trạng là hay bị lú lẫn, nhanh quên hay những ý nghĩ tƣ tƣởng của cuộc sống lẫn gia đình cũng ảnh hƣởng trong việc học tập, làm cho sinh viên trở nên chán nản lƣời học dần sẽ tạo thành thói quen lƣời học. Từ đó dẫn đến việc chểnh mảnh trong học tập, không chú ý tới việc tự học của bản thân nữa.

Thứ ba, yêu cầu môn học, nghề nghiệp. Trong quá trình học tập có nhiều môn học khó gây áp lực cho sinh viên, dẫn đến chán nản vì học mà không hiểu, khó hiểu. Hoặc“một bộ phận sinh viên chỉ học đối phó, sức học có thể rất tốt nhƣng không nỗ lực, tập trung vào học tập, coi chuyện học lại, thi lại là điều bình thƣờng, thậm chí là tất yếu của sinh viên. Từ”đó các bạn sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, lấy lí do tự cho bản thân nghỉ ngơi. Ban đầu là hơi khó bạn đã chán nản rồi bỏ một, bỏ hai bỏ ba… nhiều lần liên tiếp đã tạo thành thói quen lƣời học tự học trong học tập.

“Không tự“học, lƣời vận động làm cho sinh viên dần trở nên chây ì, dậm chân tại chỗ. Nhƣng sự phát triển của xã hội, của thế giới lại không ngừng vận động, thậm chí là với tốc độ chóng mặt. Nếu sinh viên Việt Nam chúng ta cứ mãi chậm chạp, cứ mãi thụ động, cứ mãi đứng yên một chỗ thì sẽ bị thụt lùi, bị bỏ lại sau lƣng, mãi mãi không theo kịp sự phát triển của thế giới. Vì vậy, “không tự học” đang trở thành một vật cản, làm cho chúng ta thụt hậu, thua trong cuộc chạy đua của tri thức, nhất là khi lớp trẻ là thế hệ tƣơng lai, quyết định vận mệnh, sự phát triển của đất nƣớc.””

Vậy để việc tự học trở thành thói quen, quen thuộc với mỗi sinh viên thì yêu cầu cần đổi mới.

Đổi mới tƣ duy, phƣơng pháp tự học. Mỗi cá nhân sinh viên cần tự tìm cho mình những phƣơng pháp tự học tích cực nhất, phù hợp với bản thân để có một tƣ duy logic giúp cho việc tự học trở nên dễ dàng hơn.

Đổi mới cách thức tự học, tạo nhiều không gian khác nhau để gây hứng thú cho việc tự học của bản thân.

“Cần cù bù thông minh” không có ai tự giỏi, thành công trong học tập nhờ trí thông minh chỉ chiếm 10%, còn lại 90% là nhờ chăm chỉ cần cù trong việc tự học tìm hiểu tri thức.

Chƣơng 3

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƢỠNG Ý THỨC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 HIỆN NAY”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 hiện nay​ (Trang 47 - 50)