5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Đặc điểm kinh tế
Thành phố Sông Công tiếp giáp với Hà Nội ở phía Nam, phía Bắc giáp với thành phố Thái Nguyên. Với vị trí như vậy, cùng với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua, thành phố Sông Công có điểu kiện thuận lợi trong giao thương giữa Thái Nguyên, Hà Nội và các vùng kinh tế của các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên. Điều này thúc đẩy quá trình giải quyết việc làm cho lao động tại thành phố và các vùng lân cận. Phần lớn lao động ở Sông Công làm việc trong các công ty công nghiệp nhẹ như Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG, công ty TNHH Shinwon….hoặc các công ty công nghiệp nặng như công ty TNHH MTV Diesel, công ty Cổ phần phụ tùng máy số 1 hoặc 1 số công ty khác thuộc khu công nghiệp. Hiện nay, thành phố Sông
Công có 2 khu công nghiệp tập trung của tỉnh (khu công nghiệp Sông Công I, II), 3 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, 1/4 diện tích đất trong quy hoạch thuộc Cụm công nghiệp số 5 thành phố Thái Nguyên, với tổng diện tích đất quy hoạch cho phát triển công nghiệp khoảng 600 ha; hệ thống kết cấu hạ tầng đang từng bước được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư.
Trong những năm qua, thành phố đã thu hút đầu tư, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, doanh nghiệp, kết quả là đã có hàng trăm doanh nghiệp và chi nhánh đầu tư trên địa bàn. “Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố khá cao, bình quân là 17% / năm.” (Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2018, 2018).
Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2018 của UBND thành phố: “Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước đạt 6.889 tỷ đồng. Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương ước đạt 3.810 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thủy sản ước đạt 688 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 135 triệu USD, tổng giá trị hàng hóa bán lẻ trên địa bàn ước đạt 1.250 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 24.022 tấn, tổng thu ngân sách ước đạt 326,4 tỷ đồng. Diện tích trồng rừng tập trung trên địa bàn thành phố đạt 71 ha. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 56 triệu đồng/người/năm.” (Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2018, 2018).