Phương pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố sông công (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin sau khi thu thập được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau nhằm phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Thông tin thu thập được xử lý bởi công cụ excel.

Trước tiên, tác giả tiến hành xử lý logic đối với các thông tin về lượng thông tin, độ tin cậy, tính thời sự, tính mới và tính khách quan. Tiếp theo, tác giả xem xét nguồn cung cấp thông tin, lựa chọn nội dung; mô tả tài liệu sơ cấp hay thứ cấp; Mục tiêu của thông tin đó phục vụ cấp quản lý nào, mang tính ngắn hạn hay dài hạn... và tức là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý thông tin theo mục đích yêu cầu của đề tài.

liệu vào phần mềm excel và tính toán các chỉ tiêu cần thiết để làm rõ các mối liên hệ của sự vật.

2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp thống kê mô tả

Dùng các số tuyệt đối, tương đối, bình quân, độ lệch chuẩn, min, max, trung vị,…để mô tả đặc điểm của đối tượng khảo sát và phân tích hiện trạng của vấn đề nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả trong luận văn nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh để làm rõ thực trạng công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên, trên cơ sở đó khái quát được nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, tồn tại trong công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong chương 3.

Phương pháp so sánh, đối chiếu:

- So sánh theo không gian: địa điểm A/ địa điểm B

Tác giả dùng các tốc độ phát triển, tốc độ phát triển bình quân; lượng tăng tuyệt đối từng kỳ, định gốc, bình quân để:

- So sánh theo thời gian: thời gian sau/thời gian trước

- So sánh theo kỳ kế hoạch: kế hoạch/kỳ gốc; thực hiện/kế hoạch

Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích, tính toán để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, qua đó tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong thực trạng công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công.

Phương pháp xử lý bằng công cụ Excel

Sử dụng bộ công cụ trên excel để tổ chức sắp xếp dữ liệu, lập bản, vẽ đồ thị... từ đó thống kê số lượng, tỷ lệ của vấn đề nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực

- Về số lượng:

Tổng số thanh niên trên địa bàn thành phố. Chỉ tiêu này đánh giá quy mô người lao động là thanh niên trên địa bàn thành phố.

- Về chất lượng:

Số lượng và cơ cấu thanh niên theo giới tính, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn. Các chỉ tiêu này đánh giá tình trạng sức khỏe, tính năng động, trình độ, kiến thức, kỹ năng của thanh niên trên địa bàn thành phố.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên niên

- Các chỉ tiêu về công tác hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên. + Số lượng buổi tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm.

+ Số lượng thanh niên tham gia buổi tư vấn, hướng nghiệp.

- Các chỉ tiêu về khuyến khích phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư để tạo việc làm.

+ Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn có lao động là thanh niên thành phố. + Số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính công. - Các chỉ tiêu về hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp + Số lượng thanh niên được hỗ trợ lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp - Các chỉ tiêu về đào tạo, dạy nghề cho thanh niên.

+ Số lượng buổi đào tạo, tập huấn, dạy nghề. + Số lượng thanh niên tham gia.

- Các chỉ tiêu về hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, công tác phổ biến, tuyên truyền của thành phố về chính sách tín dụng cho vay giải quyết việc làm.

+ Số lượng thanh niên được vay vốn. + Số lượng vốn vay được rải ngân.

Chương 3: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG 3.1. Khái quát về thành phố Sông Công

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Sông Công là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, được thành lập theo Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, trên cơ sở địa giới hành chính của Thị xã Sông Công và Phường Lương Sơn.

Nằm ở phía Nam và một trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Sông Công là nơi trung chuyển hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Diện tích đất tự nhiên của thành phố là 9.671,1 ha. Trong đó:

- 5.707,62 ha là diện tích đất nông nghiệp, chiếm 59%. - 1.713,46 ha là diện tích đất lâm nghiệp, chiếm 17,7%. - 116,72 ha là diện tích đất nuôi trồng thủy sản, chiếm 1,2%. - 633,51 ha là diện tích đất ở, chiếm 6,9%.

- 1.484,27 ha là diện tích đất chuyên dùng, chiếm 15,3% - Và 15,83 ha là diện tích đất chưa sử dụng, chiếm 0,02%.

Dòng sông Công chia thành phố làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây và tạo thành 2 nhóm cảnh quan chính:

- Địa hình đồng bằng nằm xen giữa các gò đồi nhỏ và thấp, trung bình cao khoảng 25 - 30 m nằm ở phía Đông, phân bố dọc theo thung lũng sông. Địa hình này nằm trên các xã Tân Quang, Bá Xuyên và các phường Phố Cò, Cải Đan, Thắng Lợi, Bách Quang, Lương Châu.

- Địa hình gò đồi và núi thấp với độ cao trung bình khoảng 80 - 100 m nằm ở phía Tây thành phố. Địa hình này tập trung chủ yếu ở xã

Bình Sơn và Vinh Sơn.

Dòng Sông Công chảy qua địa bàn thành phố theo hướng Bắc - Nam. Đây là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, sông Công bắt nguồn từ khu vực miền núi phía Bắc huyện Định Hóa và phía Đông tỉnh Tuyên Quang.

Trữ lượng khoáng sản của thành phố Sông Công không nhiều như một số nơi khác trong tỉnh. Khoáng sản của thành phố chủ yếu là cát, sỏi dọc 2 bờ Sông Công, các loại đá phiến sét, đất giảu sét và các loại đá xây dựng. Khoáng sản chỉ có thể khai thác với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, thành phố Sông Công lại có tiềm năng về du lịch. Với nhiều khu di tích như Căng Bá Vân, chùa Bá Xuyên và danh lam thắng cảnh như Hồ Ghềnh chè, Hồ Núc Nác, cùng hàng trăm đồi chè, rừng cây, thung lũng... Đây cũng là một trong các cơ hội để phát triển ngành du lịch, nghỉ dưỡng, từ đó góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, đặc biệt là các xã như Bá Xuyên, Bình Sơn, Vinh Sơn….

3.1.2. Đặc điểm kinh tế

Thành phố Sông Công tiếp giáp với Hà Nội ở phía Nam, phía Bắc giáp với thành phố Thái Nguyên. Với vị trí như vậy, cùng với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua, thành phố Sông Công có điểu kiện thuận lợi trong giao thương giữa Thái Nguyên, Hà Nội và các vùng kinh tế của các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên. Điều này thúc đẩy quá trình giải quyết việc làm cho lao động tại thành phố và các vùng lân cận. Phần lớn lao động ở Sông Công làm việc trong các công ty công nghiệp nhẹ như Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG, công ty TNHH Shinwon….hoặc các công ty công nghiệp nặng như công ty TNHH MTV Diesel, công ty Cổ phần phụ tùng máy số 1 hoặc 1 số công ty khác thuộc khu công nghiệp. Hiện nay, thành phố Sông

Công có 2 khu công nghiệp tập trung của tỉnh (khu công nghiệp Sông Công I, II), 3 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, 1/4 diện tích đất trong quy hoạch thuộc Cụm công nghiệp số 5 thành phố Thái Nguyên, với tổng diện tích đất quy hoạch cho phát triển công nghiệp khoảng 600 ha; hệ thống kết cấu hạ tầng đang từng bước được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư.

Trong những năm qua, thành phố đã thu hút đầu tư, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, doanh nghiệp, kết quả là đã có hàng trăm doanh nghiệp và chi nhánh đầu tư trên địa bàn. “Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố khá cao, bình quân là 17% / năm.” (Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2018, 2018).

Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2018 của UBND thành phố: “Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước đạt 6.889 tỷ đồng. Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương ước đạt 3.810 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thủy sản ước đạt 688 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 135 triệu USD, tổng giá trị hàng hóa bán lẻ trên địa bàn ước đạt 1.250 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 24.022 tấn, tổng thu ngân sách ước đạt 326,4 tỷ đồng. Diện tích trồng rừng tập trung trên địa bàn thành phố đạt 71 ha. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 56 triệu đồng/người/năm.” (Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2018, 2018).

3.1.3. Đặc điểm văn hoá - xã hội

Thành phố đã hoàn thành phổ cấp tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2001. Trên địa bàn thành phố có 02 trường Cao đẳng (Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, Cao đẳng Cơ khí Luyện Kim), 02 trường THPT (THPT Sông Công và THPT Lương Thế Vinh) và 01 trung tâm GDNN-GDTX, 06 trường THCS, 12 trường Tiểu học và 01 trường Liên cấp Tiểu học và THCS, 16 trường Mầm non.

trên địa bàn. Ngoài ra, thành phố còn có 01 Trung tâm y tế thành phố 11 Trạm Y tế của các xã, phường. Các cơ sở y tế của thành phố đã xây dựng xã, phường đạt chuẩn về y tế theo Bộ tiêu chí Quốc gia. Từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe cho nhân dân.

Các chính sách xã hội cũng được thành phố chỉ đạo triển khai và thực hiện tốt như chi trả chế độ cho người có công, chế độ của các đối tượng chính sách kịp thời, đúng đối tượng. Công tác QLNN về lao động và việc làm cũng được thành phố triển khai đồng bộ, đồng thời thành phố thực hiện tốt “Chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2016 – 2021”.

3.2. Thực trạng lao động, việc làm của thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công Sông Công

3.2.1. Về số lượng thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công

Bảng 3.1: Số lượng thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn 2015-2019 (Số liệu đến ngày 30/4/2019).

Năm Số lượng thanh niên

(người) Tổng dân số (người) Tỷ lệ (%) 2015 12.849 66.750 19,25 2016 13.084 67.972 19,25 2017 13.378 70.200 19,1 2018 13.450 71.420 18,9 2019 13.540 71.726 18,9

(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Sông Công)

Số lượng lao động thanh niên (16-30 tuổi) có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ thanh niên so với tổng dân số có xu hướng giảm, chứng tỏ tốc độ tăng của thanh niên thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng dân số. Đây là vấn đề đáng quan tâm trong việc tận dụng thời kỳ “dân số vàng” ở thành phố khi tỷ lệ thanh niên (đang là độ tuổi phù hợp nhất để đào tạo, tham gia lao động) giảm

đi, dần đưa đến sự tăng lên của dân số phụ thuộc trong thời gian tới.

3.2.2. Về chất lượng lao động thanh niên thành phố Sông Công

Trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ học vấn phản ánh chất lượng của thanh niên. Đây là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện khả năng cạnh tranh của thanh niên thành phố trên thị trường lao động. Thanh niên có trình độ chuyên môn kỹ thật và học vấn cao sẽ có khả năng tìm việc dễ dàng hơn và ngược lại.

Bảng 3.2. Tỷ lệ về trình độ văn hóa của thanh niên giai đoạn 2015-2018.

Đơn vị tính: %

Năm 2015 2016 2017 2018

Tỷ lệ thanh niên chỉ học hết tiểu học 0,7 0,7 0,6 0,4 Tỷ lệ thanh niên chỉ học hết THCS 10,7 10,3 10,1 9,8 Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp THPT 88,6 89,0 89,3 89,8

(Nguồn: Số liệu của Thành đoàn Sông Công, giai đoạn 2015 – 2018)

Theo kết quả theo dõi của đoàn thanh niên thành phố, năm 2015, tỷ lệ thanh niên chỉ học hết tiểu học là 0,7%, đến năm 2018, tỷ lệ thanh niên chỉ học hết tiểu học giảm còn 0,4%. Nguyên nhân là những người chỉ học hết tiểu học hầu hết sinh những năm 1985 – 1995, bắt đầu qua 30 tuổi, hết độ tuổi thanh niên. Từ năm 2001, thành phố Sông Công đã bắt đầu phổ cập giáo dục THCS, vì vậy, số lượng người trong độ tuổi thanh niên chỉ học hết tiểu học có xu hướng giảm. Số lượng thanh niên tốt nghiệp THPT có xu hướng tăng, năm 2015, đạt tỷ lệ 88,6%, đến năm 2018, tăng lên 1,2%, đạt 89,8%.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại lại là chất lượng thật sự của một bộ phận thanh niên đã qua đào tạo. Tuy đã qua nhiều loại hình đào tạo nhưng thanh niên lại tỏ ra chưa nắm rõ những kiến thức cơ bản và không có nhiều kỹ năng thực hành về chuyên môn được đào tạo.

thành phố cho thấy tình trạng việc làm của thanh niên như sau:

Bảng 3.3: Tình trạng việc làm của thanh niên của Thành phố Sông Công năm 2019

STT Nội dung Số lượng

(người)

Tỉ lệ so với tổng số thanh niên được điều tra

(%)

1 Có việc làm thường xuyên, ổn định ngay

tại địa phương cư trú 60 15,4

2 Có việc làm thường xuyên, ổn định ngoài

nơi cư trú 100 25,9

3 Có việc làm nhưng không thường xuyên 90 23,2 4 Vừa có việc làm tại nơi cư trú vừa phải

kiếm thêm việc làm ngoài nơi cư trú 56 14,5

5 Hoàn toàn chưa có việc làm 82 21,0

Tổng 388 100

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Tỉ lệ số thanh niên đã có việc làm ở các mức độ khác nhau, hiện tại không thấp, chiếm 79% số người được hỏi. Tuy nhiên, tỉ lệ Có việc làm thường xuyên ổn định ngay tại nơi cư trú không cao, chỉ có 15,4%. Trong khi đó số lao động Hoàn toàn chưa có việc làm và các tỉ lệ Có việc làm nhưng không thường xuyên lại cao hơn nhiều, tương ứng là 21% và 23,2%. Đây là những lao động có việc làm nhưng việc làm thất thường, không ổn định. Chính vì vậy, các cấp, các ngành, tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên và bản thân của người lao động cần phải tìm những giải pháp tích cực để tăng cường công tác giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động thất

nghiệp nếu không chính những lao động thất nghiệp sẽ gây nhiều vấn đề về tệ nạn cũng như trật tự, an toàn xã hội.

Bảng 3.4: Trình độ chuyên môn – kỹ thuật của thanh niên trên địa bàn Thành phố Sông Công năm 2019

Trình độ chuyên môn - kỹ thuật Số lượng (người) Tỷ lệ so với tổng số thanh niên được điều tra (%)

Lao động phổ thông 122 31,4

Công nhân kỹ thuật, sơ cấp 86 22,1

Trung cấp chuyên nghiệp 72 18,5

Cao đẳng 56 14,4

Đại học trở lên 52 13,6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố sông công (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)