Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh phú việt​ (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ VIỆT

3.2 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Phú Việt

3.2.2 Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty

Công tác tuyển dụng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp sau này, là yếu tố tạo nên sự thành công của công ty. Tuy nhiên, công tác tuyển dụng của công ty còn tồn tại một số hạn chế như: Kênh tìm kiếm ứng viên bên ngoài của công ty còn chưa đa dạng. Công ty chỉ sử dụng cách thông báo tuyển dụng phổ thông nhất là treo bảng thông báo mà chưa tận dụng những hình thức khác để giúp thu hút được nhiều ứng viên hơn. Đồng thời, công tác chuẩn bị cho phỏng vấn vẫn chưa được công ty thực hiện tốt. Vì vậy, cần có giải pháp để đa dạng hóa nguồn ứng viên cho doanh nghiệp và hoàn thiện công tác chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn.

3.2.2.2 Điều kiện thực hiện giải pháp

Để hoàn thiện công tác tuyển dụng, công ty cần thực hiện những nội dung sau:

Thứ nhất, đa dạng kênh tuyển dụng.

Để thu hút được đội ngũ nhân viên lành nghề, có chuyên môn và kỹ năng cao, công ty cần gây sự chú ý đối với người lao động bằng nhiều hình thức và thông qua nhiều nguồn khác nhau. Việc mở rộng kênh tuyển dụng sẽ giúp cho công ty thu hút được nhiều ứng viên, đặc biệt là những ứng giỏi, có năng lực. Ngoài việc đặt thông báo tuyển dụng bên ngoài cơ quan, công ty có thể thông qua các kênh báo chí, đài phát thanh, truyền hình Tỉnh Ninh Thuận...

Công ty có thể liên hệ với các trường cao đẳng, đại học, trường đào tạo nghề… để tìm kiếm thêm nhân tài cho công ty. Đây là nguồn cung cấp các nhà quản lý, nhân viên đầy tiềm năng trong tương lai. Mặc dù những sinh viên mới tốt nghiệp

chưa có nhiều kinh nghiệm tuy nhiên họ là những người đã được trang bị đầy đủ kiến thức; họ là những người trẻ tuổi nhiệt huyết, năng động, sáng tạo. Nếu được đào tạo, hướng dẫn công việc, họ sẽ tiếp thu một cách dễ dàng.

Hoặc có thể thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, hội trợ việc làm để lựa chọn ứng viên một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian tìm kiếm, phỏng vấn và tìm hiểu, phân tích nhu cầu hiện tại và tương lai của người lao động.

Một hình thức tuyển dụng khá phổ biến hiện nay được nhiều công ty sử dụng đó là thông qua các website tìm kiếm việc làm như: www.vietnamworks.com, www.timviecnhanh.com, www.careerlink.com... Đây là kênh tuyển dụng được đánh giá cao, giúp công ty tiết kiệm được thời gian, chi phí và tìm kiếm được nhiều nhân sự chất lượng. Ta không thể đăng nhiều thông tin cùng một lúc trong một bảng thông báo thông thường nhưng thông qua website ta có thể đưa đầy đủ thông tin cần thiết mà không bị hạn chế về không gian.

Thứ hai, hoàn thiện công tác chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn.

Công ty cần phải chú trọng xây dựng các công cụ hổ trợ cho quá trình phỏng vấn mà công ty hiện chưa có là bảng câu hỏi phỏng vấn cho các vị trí công việc cần tuyển để tạo điều kiện thuận lợi cho phỏng vấn viên khai thác đầy đủ thông tin từ ứng viên nhằm đánh giá đúng thực lực của ứng viên và tuyển chọn được những ứng viên giỏi.

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, luận văn xin đề xuất bảng câu hỏi phỏng vấn cho hai vị trí công việc là Quản lý nhà hàng và Nhân viên Bếp.

Nhân viên phỏng vấn cần lưu ý một số điều trước khi thực hiện phỏng vấn là: Những câu hỏi dưới đây được sử dụng trong cuộc phỏng vấn cho từng vị trí và có thể linh động thay đổi trong cách hỏi nhưng đảm bảo đúng nội dung yêu cầu. Hỏi ứng viên khách quan, không khơi gợi cách trả lời cho ứng viên.

1) Vị trí nhân viên: thời gian phỏng vấn 20 phút (Nếu trong 5 - 10 phút đầu tiên phỏng vấn đánh giá không đạt, có thể ngừng cuộc phỏng vấn để tiết kiệm thời gian).

2) Vị trí Trợ lý/ Quản lý: thời gian phỏng vấn trong khoảng 30 - 45 phút tùy thuộc vào từng ứng viên.

3) Tùy theo tính chất công việc, yêu cầu Tiếng Anh nhiều hay ít.

4) Nên thực hiện phỏng vấn bằng Tiếng Anh 5 - 10 phút đối với vị trí cần Tiếng Anh giao tiếp.

Bảng 3.1: Bảng câu hỏi phỏng vấn Quản lý nhà hàng (đề xuất) BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

CHỨC VỤ: QUẢN LÝ YÊU CẦU:

- Kỹ năng giao tiếp tốt.

- Có thái độ tốt.

- Có tinh thần phục vụ.

- Ngoại hình dễ nhìn.

- Nhanh nhẹn, cẩn trọng, trung thực, nhiệt tình, chăm chỉ.

- Kinh nghiệm quản lý 2 năm trở lên trong ngành Nhà hàng – Khách sạn.

- Kỹ năng quản lý con người (huấn luyện và hướng dẫn nhân viên).

- Kỹ năng quản lý công việc (lên kế hoạch làm việc, quản lý doanh thu, ngân sách…).

- Kỹ năng bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị.

- Kỹ năng kiểm tra hàng tồn kho, đặt hàng.

- Kinh nghiệm triển khai các chương trình Marketing của công ty.

CÂU HỎI:

1. Anh/ Chị vui lòng giới thiệu về kinh nghiệm làm việc của mình?

2. Anh/ Chị có thể chia sẻ những thông tin hiểu biết về Phú Việt? Anh/ Chị đã vào Phú Việt chưa? Nếu có, Anh/ Chị hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về cách phục vụ tại Phú Việt?

3. Anh/ Chị sử dụng những kỹ năng/ phương pháp nào để thuyết phục một người nghe theo mình?

4. Anh/ Chị có thể chia sẻ một trường hợp thực tế khi gặp rắc rối khi trao đổi sai thông tin với bạn/ cấp trên của mình? Anh/ Chị làm gì để giải thích chuyện này?

5. Anh/ Chị chia sẻ 03 điều cần có trong khi giao tiếp và 03 điều không nên sử dụng trong giao tiếp?

6. Khi gặp một vấn đề khó khăn, Anh/ Chị nghĩ mình nên giải quyết như thế nào?

7. Khi một khách hàng phàn nàn về cách phục vụ, Anh/ Chị nên xử xự như thế nào? Chia sẻ một trường hợp thực tế Anh/ Chị đã gặp.

8. Khi xảy ra mâu thuẩn với đồng nghiệp/ cấp dưới, Anh/ Chị xử lý như thế nào?

Chia sẻ một trường hợp thực tế Anh/ Chị đã gặp.

9. Anh/ Chị đã từng quản lý bao nhiêu người? Anh/ Chị chia sẻ cách phân chia công việc cho nhân viên của mình tại Công ty cũ?

10. Anh/ Chị chia sẻ 03 điểm mạnh và 03 điểm yếu của mình khi ở vai trò quản lý/

trợ lý?

11. Để đảm bảo chất lượng phục vụ trong khu vực mình quản lý, Anh/ Chị nghĩ những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến?

12. Điều gì làm Anh/ Chị hài lòng nhất và không hài lòng nhất trong công việc vừa qua (có thể liệt kê theo từng Công ty)?

13. Nhân viên cũ đánh giá Anh/ Chị là một quản lý như thế nào?

14. Theo Anh/ Chị, những chương trình nào nên đào tạo cho nhân viên phục vụ?

15. Anh/ Chị hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc quản lý doanh thu như thế nào?

16. Theo Anh/ Chị việc bảo dưỡng trang thiết bị một tuần bao nhiêu lần? Điều gì là quan trọng nhất để trang thiết bị được bảo dưỡng tốt?

17. Anh/ Chị chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý hàng tồn và đặt hàng như thế nào? Làm gì để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm?

18. Có bao giờ Anh/ Chị triển khai các chương trình Marketing cho quán mình quản lý chưa? Nếu có, hãy chia sẻ nội dung và hiệu quả chương trình đó như thế nào?

19. Anh/ Chị có thể làm bao nhiêu tiếng trong một ngày?

20. Anh/ Chị có thể nêu những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo nhóm của mình làm việc tốt?

21. Anh/ Chị có thể chia sẻ kế hoạch làm việc 01 ngày tại Công ty cũ?

22. Định hướng công việc của Anh/ Chị theo ngành nào? Trong 3 năm nữa Anh/

Chị có vị trí nào trong công việc?

23. Anh/ Chị có được đào tạo những khóa học về chuyên môn không? Chia sẻ tên khóa học? Hiện tại, Anh/ Chị có đang theo học một khóa học nào không? Nếu có đó là khóa học gì?

24. Sở thích Anh/ Chị là gì? Nếu có thời gian rảnh Anh/ Chị thường làm gì?

25. Anh/ Chị có thể chia sẻ một vài thông tin về gia đình mình?

26. Khi nào Anh/ Chị có thể bắt đầu được công việc mới?

27. Mức lương Anh/ Chị mong muốn như thế nào? Anh/ Chị có thể chia sẻ mức lương cũ của mình?

Lưu ý: Chọn lọc vài câu hỏi chuyên môn về Bếp/ Thu ngân trong bảng câu hỏi trên để kiểm tra về chuyên môn.

Bảng 3.2: Bảng câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Bếp (đề xuất) BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

CHỨC VỤ: NHÂN VIÊN BẾP YÊU CẦU:

- Kỹ năng giao tiếp tốt.

- Có thái độ tốt.

- Có tinh thần phục vụ.

- Sạch sẽ, ngăn nắp, nhanh nhẹn, cẩn trọng.

- Trung thực, nhiệt tình, chăm chỉ.

- Có khả năng chế biến món ăn.

- Ưu tiên kinh nghiệm (6 tháng trở lên).

CÂU HỎI:

1. Anh/ Chị vui lòng giới thiệu về bản thân và kinh nghiệm làm việc của mình?

2. Anh/ Chị chia sẻ 03 điều cần có trong khi giao tiếp và 03 điều không nên sử dụng trong giao tiếp?

3. Khi gặp 1 vấn đề khó khăn, Anh/ Chị nghĩ mình nên làm gì?

4. Khi một người bạn thân nói xấu Anh/ Chị với một người khác, Anh/ Chị thường phản ứng như thế nào?

5. Anh/ Chị hiểu như thế nào là một người có thái độ tốt?

nào? Chia sẻ một trường hợp thực tế Anh/ Chị đã gặp?

7. Khi xảy ra mâu thuẩn với đồng nghiệp, Anh/ Chị xử lý như thế nào? Chia sẻ một trường hợp thực tế Anh/ Chị đã gặp?

8. Anh/ Chị có phải là một người trung thực không? Anh/ Chị đã nghĩ như thế nào về việc nói dối? Anh/ Chị hãy chia sẻ một trường hợp đã nói dối với người thân/

bạn bè của mình. Việc nói dối này ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ sau đó?

9. Theo Anh/ Chị ở vị trí Nhân viên Bếp cần yêu cầu những kỹ năng gì?

10. Anh/ Chị thích món ăn Âu/ Á? Anh/ Chị hãy kể những món ăn được biết?

Những món ăn nào Anh/ Chị nấu ăn ngon? Anh/ Chị có thể nêu công thức nấu vài món Anh/ Chị biết và thích?

11. Anh/ Chị có thể làm bao nhiêu tiếng trong một ngày?

12. Anh/ Chị phân biệt 3 điểm khác nhau giữa món ăn Âu và Á?

13. Trong khu vực Bếp, khu vực nào là khu vực “nóng”, khu vực nào là khu vực

“nguội”?

14. Anh/ Chị hãy cho biết 03 tiêu chuẩn trong chế biến thức ăn? (Tươi mới, ổn định, chất lượng)

15. Định hướng công việc của Anh/ Chị theo ngành nào?

16. Hiện tại Anh/ Chị có đang theo học một khóa học nào không? Nếu có đó là khóa học gì?

17. Sở thích Anh/ Chị là gì? Nếu có thời gian rảnh Anh/ Chị thường làm gì?

18. Khi nào Anh/ Chị có thể bắt đầu công việc mới?

19. Mức lương Anh/ Chị mong muốn như thế nào? Anh/ Chị có thể chia sẻ mức lương cũ của mình?

3.2.2.3 Kết quả đạt được từ giải pháp - Thu hút được nhiều ứng viên giỏi.

- Đánh giá đúng năng lực của ứng viên.

- Tuyển được những nhân viên mới với chất lượng cao phù hợp với vị trí công việc tại công ty, gắn bó lâu dài với công ty.

- Tiết kiệm thời gian, chi phí cho công tác tuyển dụng.

- Bổ sung nhân sự kịp thời cho các phòng ban, bộ phận trong công ty.

- Giảm được những chi phí lao động không cần thiết để tạo điều kiện đầu tư cho những hoạt động lợi ích khác của công ty.

3.2.3 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh phú việt​ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)