5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty
2.2.1.Thực trạng hoạt động của ngành
Theo đánh giá của VCCI, tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu các mặt hàng cơ khí của doanh nghiệp Việt Nam trong 10 năm qua có những bước đột phá và phát triển, từng bước hội nhập với ngành cơ khí thế giới. Nếu như năm 2005, con số này là 201.859 tỷ và năm 2013 đạt khoảng 772.216 tỷ đồng và năm 2014 con số này tăng ở mức trên 10%. Báo cáo của Cục Đầu tư Việt Nam cũng cho thấy, Nhật Bản hiện đang là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 40 tỉ USD, trải đều hơn 2.400 dự án trong các ngành công nghiệp như chế biến và sản xuất ...
Môi trường hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang lại cho ngành cơ khí những cơ hội phát triển, mở ra khả năng lựa chọn công nghệ, sản phẩm. Ngành cơ khí có điều kiện tiếp cận các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại để đi tắt, đón đầu trong một số lĩnh vực. Các doanh nghiệp cơ khí đã có nhiều đổi mới, đầu tư phát triển năng lực công nghệ, thiết bị và từng bước nâng cao năng lực thiết kế, trình độ quản lý, điều hành … Vì vậy các Công ty nổi bậc trong ngành cơ khí chủ yếu là các Công ty Nhật Bản điển hình như Công ty TNHH Pegasus - Shimamoto Auto Parts Việt Nam (Nhật Bản) với tổng mức đầu tư 20 triệu USD, Công ty TNHH Osaka Fuji Việt Nam (Nhật Bản) với vốn đầu tư 3 triệu USD, Công ty TNHH STK Việt Nam với vốn đầu tư 1,2 triệu USD … Bên cạnh đó Công ty TNHH Công nghệ Cơ khí Trúc Lâm là một trong những Công ty với 100% vốn Việt Nam nhưng đã mang lại
Nói riêng về Công ty TNHH Công nghệ Cơ khí Trúc Lâm:
Ngày 24/05/1995 được thành lập với tên gọi Xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm và đặt trụ sở kinh doanh tại số 67 – Phó Đức Chính - Quận Ba Đình – Hà Nội.
Ngày 01/10/2009 Xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm đổi tên thành Công ty TNHH công nghệ cơ khí Trúc Lâm tại Lô 01/CN8 Vừa và nhỏ huyện Từ Liêm – Hà Nội.
Công ty hoạt động với 100% vốn Việt Nam với tổng vốn kinh doanh là 7.947.300.000 đồng với tất cả 86 lao động bao gồm lao động quản lí, lao động trực tiếp và gián tiếp. Trình độ tay nghề của công nhân cao, dây chuyền sản xuất công nghệ luôn được cải tiến liên tục, tuy vẫn còn sử dụng một số máy móc thiết bị chưa tối tân nhưng Công ty luôn chú trọng các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng kip thời để tránh tình trạng thiết bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. So với những Công ty cơ khí có sự đầu tư từ nước ngoài thì Trúc Lâm có thể xem là một Công ty vừa và nhỏ nhưng với nỗ lực không ngừng từ khi thành lập đến nay, Trúc Lâm đã gặt hái được những thành quả to lớn và luôn vượt chỉ tiêu đề ra, luôn đạt lợi nhuận cao ngay cả trong thời kì khó khăn chung của kinh tế trong nước và thế giới, không doanh nghiệp nào có thể nằm ngoài vòng xoáy suy thoái kinh tế này nhưng ban giám đốc Công ty và toàn thể người lao động đã chung sức vượt qua thời kì khó khăn đó và đưa Trúc Lâm đến với những thành công sau này.
Qua đây cho chúng ta một cái nhìn tổng quát, so với Trúc Lâm thì Vida được xem là một Công ty mới thành lập với quy mô nhỏ. Tuy nguồn vốn hạn hẹp song Vida cũng đã gặt hái được không ít thành công so với những gì họ đã bỏ công sức đầu tư. Bên cạnh đó, đi sâu vào phân tích đánh giá, chúng ta sẽ thấy rõ những ưu và nhược điểm mà Vida còn vướng phải.
2.2.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Vida
Bộ máy nhân sự được chia làm ba cấp độ đã giúp cho Công ty phản ứng nhanh với môi trường bên ngoài cũng như việc dễ dàng hòa nhập trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Tuy lao động trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhưng chủ yếu là lao động chưa có kinh nghiệm và Vida vẫn chưa có những bộ phận marketing, bộ phận KCS, … đã làm cho quá trình hoạt động của Công ty đôi khi
cũng gặp không ít khó khăn. Điển hình là năm 2012 Công ty đã phải chịu lỗ 154.499.006 đồng tương ứng với 5,29% tổng số vốn, nhưng với sự nổ lực và cố gắng của đội ngũ nhân sự cộng với sự huy động tốt nguồn vốn vào năm 2013 đã giúp Công ty vực dậy khó khăn và đạt lợi nhuận trong những năm gần đây.
2.2.2.1. Tình hình nhân sự
Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên lớn nhất. Vì vậy, công tác nhân sự của Công ty TNHH Vida luôn được chú trọng thường xuyên. Cơ cấu nhân sự luôn được thay đổi cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh nên Công ty luôn có hướng sắp xếp và phân bố nhân sự phù hợp.
Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng – cơ cấu nguồn nhân lực Công ty (2012 – 2014) Đơn vị tính: Ngƣời (Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính) Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2012 / 2013 2014/2013 ∆ % ∆ % Tổng số lao động 30 35 39 5 16,67 4 11,43
1. Cơ cấu theo giới tính
Nam 25 30 33 5 20,00 3 10,00
Nữ 5 5 6 0 0,00 1 20,00
2. Cơ cấu theo độ tuổi
Dưới 30 tuổi 10 14 17 4 40,00 3 21,43
Từ 31 đến 40 tuổi 12 16 18 4 33,33 2 12,50
Từ 41 đến 50 tuổi 4 3 3 -1 -25,00 0 0,00
Từ 51 tuổi trở lên 4 2 1 -2 -50,00 -1 -50,00
3. Cơ cấu theo trình độ
Đại học 18 20 23 2 11,11 3 15,00
Cao đẳng, Trung
học 9 10 11 1 11,11 1 10,00
Tổng số lao động bình quân trong Công ty năm 2013 tăng lên 5 người, chiếm tỷ lệ 16,67% so với năm 2012, năm 2014 tăng lên 4 người, chiếm tỷ lệ 11,43% so với năm 2013.
Về cơ cấu lao động theo giới tính:
- Lao động nam năm 2013 tăng lên 5 người, chiếm tỷ lệ 20% so với năm 2012, đến năm 2014 tiếp tục tăng lên 3 người chiếm tỉ lệ 10% so với năm 2013.
- Lao động nữ năm 2013 không thay đổi so với năm 2012, đến năm 2014 tăng 1 người chiếm tỉ lệ 20% so với năm 2013.
Biểu đồ 2.1. Phân chia lao động theo giới tính giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính)
Về cơ cấu lao động theo độ tuổi:
- Lao động có độ tuổi dưới 30 tuổi: Năm 2013 tăng 4 người, chiếm tỉ lệ 40% so với năm 2012, năm 2014 tăng 3 người, chiếm tỉ lệ 21,43% so với năm 2013. 83.33 85.71 84.62 16.67 14.29 15.38 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 2012 2013 2014 % Năm Nam Nữ
- Lao động có độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi: Năm 2013 tăng 4 người, chiếm tỉ lệ 33,33% so với năm 2012, năm 2014 tăng 2 người, chiếm tỉ lệ 12,50% so với năm 2013.
- Lao động có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi: Năm 2013 giảm 1 người, chiếm tỉ lệ 25% so với năm 2012, năm 2014 thì không thay đổi.
- Lao động có độ tuổi trên 51 tuổi: Năm 2013 giảm 2 người, chiếm tỉ lệ 50% so với năm 2012, năm 2014 tiếp tục giảm 1 người, chiếm tỉ lệ 50% so với năm 2013.
Về cơ cấu lao động theo trình độ
- Trình độ đại học: Năm 2013 số lao động tăng 2 người, chiếm tỉ lệ 11,11% so với năm 2012, năm 2014 tiếp tục tăng 3 người chiếm tỉ lệ 15% so với năm 2013.
- Trình độ cao đẳng, trung học: Năm 2013 số lao động tăng 1 người, chiếm tỉ lệ 11,11% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 1 người, chiếm tỉ lệ 10% so với năm 2013.
- Số công nhân kỹ thuật: Năm 2013 số lao động tăng 2 người, chiếm tỉ lệ 66,67% so với năm 2012, năm 2014 không thay đổi.
So sánh về tình hình nhân sự giữa Công ty TNHH Vida và Công ty TNHH Công nghệ Cơ khí Trúc Lâm:
Về cơ cấu lao động theo giới tính
Cơ cấu lao động theo giới tính của Vida không đồng đều, ta có thể thấy tỉ lệ lao động nam tăng đều qua các năm và chiếm tỉ lệ cao hơn lao động nữ, lao động nam chiếm tỉ lệ khá cao là 84,62%, nữ chỉ chiếm 15,38% (theo số liệu năm 2014). Lao động nam của Công ty Trúc Lâm cũng chiếm tỉ lệ lớn, chiếm 92% tổng lao động và nữ chỉ chiếm 8% (năm 2014). Đặc điểm về cơ cấu lao động theo giới tính của Vida khá giống Trúc Lâm. Điều này là khá tốt vì do đặc điểm kinh doanh về lĩnh vực cơ khí nên cơ cấu này có thể coi là hợp lý, điều này tạo điều kiện cho công tác quản lý của Công ty trở nên dễ dàng, ít ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của Công ty.
Về cơ cấu lao động theo độ tuổi
Từ năm 2012 tới năm 2014 có thể thấy sự thay đổi lao động trong các nhóm tuổi. Do công việc yêu cầu tính chính xác cao cũng như yêu cầu về sức khỏe và sự nhanh nhẹn nên số lao động trong độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi và số lao động ở độ tuổi 51 tuổi trở lên giảm dần và số lao động trong độ tuổi dưới 30 tuổi và từ 31 đến 40 tuổi đã tăng dần lên.
Tính chất công việc đòi hỏi chủ yếu là lao động có trình độ và tay nghề cao, vì thế phần lớn nguồn nhân sự của Công ty đều được sàn lọc kỹ và được bồi dưỡng thường xuyên bằng các lớp học nhằm nâng cao tay nghề do chính Công ty tổ chức. Nếu phân chia theo trình độ thì số lượng lao động có bằng đại học cũng chiếm khoảng 58,97% (năm 2014) so với tổng số lao động, tỷ lệ này là khá cao. Bộ phận lao động này được đào tạo kĩ lưỡng về chuyên môn để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trình độ nguồn nhân lực:
Đầu tiên cần kể đến là nguồn nhân lực. Từ thực tiễn trong nước và kinh nghiệm của thế giới cho thấy rằng việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng và cũng là yêu cầu bức thiết của Công ty. Do đó, Vida đã xây dựng được đội ngũ nhân lực với chất lượng cao. Tuy số nhân viên ít nhưng chất lượng khá cao. Ta có thể thấy cụ thể năm 2013, tổng số nhân viên là 35 người, trong đó có 20 người trình độ đại học chiếm 57,14%, năm 2014 tổng số nhân viên là 39 người trong đó có 23 người trình độ đại học chiếm 58,97% (Phòng Tổ chức – Hành chính). Trong khi đó, số lượng nhân viên tại Công ty Trúc Lâm không có sự thay đổi từ năm 2013 và năm 2014, với tổng số nhân viên là 86 người trong đó có 22 người trình độ đại học chiếm 25,58%.
Kinh nghiệm:
“Trăm hay không bằng tay quen” được người xưa đúc kết trong quá trình lao động và đến nay ý nghĩa của câu nói này vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nguồn nhân lực của Công ty Vida có trình độ cao, xét về tỷ lệ, với con số 58,97% lao động trình độ đại học (năm 2014) so với Trúc Lâm là 25,58% (năm 2014) thì cao hơn nhưng mức độ chuẩn và lành nghề của lao động tại Vida vẫn thấp hơn.
Nhận xét:
Tình hình nhân sự của Công ty Vida so với Công ty Trúc Lâm là khá tốt. Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tương đối ổn định, không thiếu sót. Đa số các bộ phận chức năng thực hiện tốt công việc của mình. Nguồn nhân sự chủ yếu là trình độ cao, điều này có thể coi là một điều kiện thuận lợi và điểm mạnh của Công ty Vida trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến và trong cải tiến kỹ thuật, có nhiều ưu thế trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và hoàn thành kế hoạch sản xuất đúng hạn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, năng suất lao động tạo ra sản phẩm sẽ nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ lao động của Công ty còn tuân thủ kỉ luật rất nghiêm ngặt, luôn sử dụng nguyên liệu đúng mục đích, tận dụng tối đa phế liệu và giảm phế phẩm giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đạt hiệu quả cao, đây cũng là một lợi thế lớn cho Vida. Để có nguồn nhân lực có trình độ cao như vậy cũng nhờ vào chính sách phát triển của lãnh đạo Công ty Vida, luôn đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên đều được đào tạo chuyên môn phù hợp, có kỹ năng và kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu công việc. Hàng năm Vida xác định nhu cầu về nhân lực, tổ chức tuyển dụng và thực hiện các khóa đào tạo cần thiết, đánh giá hiệu quả của các hoạt động và đảm bảo mọi cán bộ công nhân viên nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của các chức danh và làm thế nào để đóng góp vào việc đạt mục tiêu chất lượng nhằm nâng trình độ của nguồn nhân lực. Vì vậy đây cũng được xem là một trong những vấn đề cần lưu ý trong hiện tại và tương lai.
Mặc dù Vida có sự quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực nhưng mức độ đầu tư còn chưa cao, vì các khóa đào của Vida còn ít hoặc chưa đạt hiệu quả cáo và chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, có những chương trình đào tạo đạt hiệu quả cao thì chính sách giữ chân nhân viên của Vida con khá lỏng lẻo khó có thể giữ nhân viên ở lại Công ty lâu hơn nên có một số trường hợp nhân viên sau khi được đào tạo xong không tiếp tục gắn bó với Công ty. Do đó Công ty Vida cần học tập theo Công ty Trúc Lâm để có chính sách nhân sự hợp lí về lương bổng và các chính sách đãi ngộ nên đã giữ chân được các cán bộ kinh nghiệm lâu năm, có trình độ giúp cho nhân viên mới luôn được nhân viên lâu năm truyền đạt kinh nghiệm quý báo giúp thực hiện công việc dễ dàng, nhanh chóng và ít sai sót hơn.
2.2.2.2. Quá trình hoạt động của Công ty
Trong giai đoạn 2011 – 2014 Công ty đã thực hiện những hoạt động sau: - Lắp đặt các hệ thống sản xuất thực phẩm như: Nước mắm Hưng Thịnh,
nước tương, tương ớt, hệ thống nấu bánh chưng cho Công ty Trần Gia… - Lắp đặt hệ thống sản xuất thực phẩm cho gia súc, gia cầm như: Hệ thống
đông lạnh và xuất khẩu cá da trơn, hệ thống sản xuất thức ăn cho cá tại Công ty Vĩnh Hoàn - Đồng Tháp, hay hệ thống sản xuất cám thực phẩm cho gia súc…
- Liên tục cung cấp linh kiện, thiết bị nghiên cứu, thiết bị điện cho các trường đại học như trường đại học Bách khoa, trường đại học Sư phạm kỹ thuật, trường đại học Tôn Đức Thắng…
- Sửa chữa và buôn bán các thiết bị máy móc, linh kiện điện tử cho các Công ty chuyên lĩnh vực cơ khí tại các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh như khu công nghiệp Tân Tạo, khu công nghiệp Vĩnh Lộc …
2.2.2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012 – 2014 2012 – 2014
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2012 – 2014) Đơn vị tính: VNĐ
(Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán)
Vida là một trong những Công ty mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và đang trong quá trình xây dựng thương hiệu trong ngành. Do đó, kết quả hoạt động kinh doanh không khỏi có những biến động mạnh. Để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, chúng ta phân tích bảng 2.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012-2014
CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Doanh thu bán hàng
và CCDV 3.326.639.089 3.808.350.000 4.548.350.685
2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ