Các đề xuất và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dnch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 80)

5.1.1 Đề xut vi doanh nghip nhm tăng mc độ CBTT

Kết quả nghiên cứu cho thấy năm yếu tố ảnh hưởng đến Mức độ CBTT trong BCTC của các doanh nghiệp là Quy mô doanh nghip, Ch th kim toán, Thành phn HĐQT, Thi gian hot động, Kh năng thanh toán. Dựa vào kết quả này, tác giả đề xuất một số biện pháp sau để tăng cường mức độ CBTT trên BCTC:

5.1.1.1 La chn các công ty kim toán có uy tín để tăng mc độ CBTT

Một trong những chỉ tiêu chủ yếu phản ánh chất lượng kiểm toán là mức độ thỏa mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán. Ý kiến kiểm toán đưa ra không làm tăng thêm lượng thông tin cho người sử dụng kết quả kiểm toán mà chỉ đảm bảo cho họ về tính trung thực hợp lý của các BCTC mà họđược cung cấp. Sựđảm bảo này được chấp nhận và có giá trị bởi ý kiến kiểm toán được đưa ra bởi các chuyên gia kiểm toán có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và tính độc lập khách quan của ý kiến kiểm toán. Những người sử dụng kết quả kiểm toán chỉ thực sự hài lòng và thỏa mãn khi họ tin tưởng rằng ý kiến kiểm toán được đưa ra dựa trên các cơ sở đó. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay có nhiều công ty kiểm toán đang hoạt động và Big Four là nhóm công ty đang có uy tín nhất. Để đánh giá được chỉ tiêu này, người ta xem xét tính tuân thủ các chuNn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên và của công ty kiểm toán. Mặc dù hiện nay, Việt Nam đã có Luật kiểm toán nhưng vẫn chưa xây dựng xong các chuNn mực kiểm toán tiến gần đến chuNn mực quốc tế vì thế nhiều công ty kiểm toán độc lập phải vận dụng các chuNn mực kiểm toán quốc tế dù biết rằng có những điểm không phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Từđó dẫn đến những hệ quả khác nhau như còn thiếu căn cứ chung để làm thước

đo đánh giá chất lượng của báo cáo kiểm toán, hoạt động kiểm toán chưa được chuNn hóa, khi có tranh chấp xảy ra chưa có cơ sở để giải quyết các vấn đề thuộc về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên.

Xuất phát từ những vấn đề trên, việc lựa chọn những công ty kiểm toán lớn thuộc nhóm BigFour nên là một ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp khi lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán BCTC. Công ty kiểm toán lớn hoạt động như một cơ chếđể làm giảm chi phí đại diện và phát huy nhiều hơn vai trò giám sát bằng cách hạn chế hành vi cơ hội của nhà quản lý. Báo cáo kiểm toán do các công ty kiểm toán thuộc nhóm này phát hành sẽ thỏa mãn tính khách quan và làm tăng độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những người sử dụng hơn là báo cáo kiểm toán của các công ty kiểm toán khác. Đối với các doanh nghiệp, đây cũng là cách để doanh nghiệp phát tín hiệu đến các nhà đầu tư rằng nội dung của các thông tin mà mình cung cấp đảm bảo tính minh bạch, khách quan và trung thực.

5.1.1.2 Tăng t l thành viên độc lp trong HĐQT để tăng mc độ CBTT

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa đảm bảo được tính độc lập của HĐQT trong hoạt động của mình. Theo số liệu thu thập từ mẫu nghiên cứu, hầu hết các doanh nghiệp đều không đáp ứng được về tỷ lệ thành viên độc lập theo thông tư 121/2012/TT-BTC yêu cầu tối thiểu 1/3 số thành viên HĐQT phải độc lập. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành càng cao thì mức độ CBTT của doanh nghiệp càng cao. Vì vậy để cải thiện tính minh bạch thông tin, các doanh nghiệp cần thiết phải có sựđộc lập của HĐQT. Để tăng số lượng thành viên HĐQT độc lập, thay đổi cơ cấu của HĐQT trong thời gian ngắn cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khi mà phần lớn các công ty cổ phần trưởng thành từ mô hình công ty gia đình như hiện nay. Một số công ty khác, dù đã cổ phần hóa nhưng có kết cấu cổđông vẫn là những người trong gia đình. Do vậy hình thức quản trị công ty vẫn mang nặng tính gia đình trị. Để làm được điều này, các doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp sau:

• Xây dựng tiêu chí cho thành viên HĐQT hướng tới tương lai gần, thắt chặt các quy định về khái niệm “độc lập” theo thông tư 121/2012/TT-BTC như: độc lập trong quan hệ nhân thân, độc lập trong quan hệ sở hữu và kinh tế.

• Các doanh nghiệp có thể chủđộng thuê những cá nhân bên ngoài làm thành viên HĐQT để tăng tính độc lập, các thành viên này sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động và minh bạch hơn trong CBTT. Các thành viên HĐQT được thuê này phải là người có đủ năng lực, kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

• Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần quy định thời hạn cho việc tham gia HĐQT với tư cách là thành viên HĐQT độc lập. Thuê tư vấn, kiểm toán bên ngoài hàng năm để đánh giá tính độc lập cùa thành viên HĐQT trên những khía cạnh chủ yếu.

5.1.1.3 Tăng kh năng thanh toán để tăng mc độ CBTT

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, mức độ CBTT sẽ tăng khi khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao chứng tỏ doanh nghiệp đó có năng lực tài chính tốt. Theo lý thuyết tín hiệu, đây là môt cách để doanh nghiệp phát đi các tín hiệu tích cực về tình hình tài chính ra bên ngoài thông qua việc CBTT nhiều.

Để làm được điều này, doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính. Cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Quan trọng nhất là là quản trị tốt tiền và khoản phải thu, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm lượng vốn bị ứđọng và giảm nguồn vốn bị chiếm dụng. Mặt khác có thể tận dụng được các khoản vốn này một cách hiệu quả vào sản xuất hoặc dùng để thanh toán cho các khoản nợđến hạn.

Về quản trị khoản phải thu, trước tiên doanh nghiệp phải có chính sách tín dụng tốt, bao gồm các yếu tố: tiêu chuNn và thời hạn bán chịu, thời gian và tỷ lệ chiết khấu. Việc hạ thấp hay mở rộng thời hạn bán chịu hay tăng giảm tỷ lệ chiết khấu đều có thể

làm cho doanh thu hay lợi nhuận tăng theo, đồng thời kéo theo các khoản phải thu cùng với các chi phí đi kèm với các khoản phải thu này tăng theo và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Vì thế, khi doanh nghiệp quyết định thay đổi yếu tố nào cũng cần cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, phân tích uy tín của từng khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu hay không. Thực hiện các biện pháp kiên quyết trong thu hồi các khoản phải thu.

Về quản trị tiền nên đNy mạnh tốc độ thu hồi tiền bằng các chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước và đúng hạn để khuyến khích khách hàng trả nợ. Hoạch định ngân sách tiền, thiết lập mức tồn quỹ tiền. Có thểđầu tư các khoản tiền tạm nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh.

5.1.2 Kiến nghị đối vi nhà đầu tư

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT có mối quan hệ cùng chiều với các yếu tố: Quy mô doanh nghiệp, Thời gian hoạt động, Thành phần HĐQT, Khả năng thanh toán và càng cao hơn khi chủ thể kiểm toán thuộc vào nhóm BigFour. Khi các yếu tốnày càng tăng thì mức độ CBTT càng cao và ngược lại. Do đó, dựa vào các yếu tố này, các nhà đầu tư có thể nhận biết được mức độ trung thực chính xác của các thông tin mà doanh nghiệp công bố để kết hợp với một số thông tin khác nhằm đưa ra các quyết định chính xác của mình.

5.1.3 Kiến nghị đối vi các nhà xây dng chính sách 5.1.3.1 Qun lý và x pht các vi phm v CBTT 5.1.3.1 Qun lý và x pht các vi phm v CBTT

Trong năm 2012, Ủy ban chứng khoán và Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều đề án, nghị định, thông tư nhằm tăng cường tính minh bạch, sự tuân thủ pháp luật và bình đẳng trên thị trường chứng khoán. Vì thế các nhà xây dựng chính sách cần phải tăng cường quản lý Nhà nước về mức độ CBTT và quản trị doanh nghiệp theo hướng: cần quy định cái gì? khi nào và chế tài xử lý vi phạm ra sao?

Về nội dung CBTT, cần xem xét bằng những quy định cụ thể. Các thông tin được công bố phải chính xác đầy đủ theo đúng biểu mẫu quy định. Nội dung CBTT nói chung và thông tin tài chính nói riêng phải đúng theo chuNn mực kế toán và các văn bản hướng dẫn. Các số liệu phải phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nếu có số liệu tổng hợp thì phải thuyết minh chi tiết đầy đủ để người đọc hiểu rõ đúng bản chất của thông tin được công bố. Một trong những chỉ tiêu góp phần nâng cao chất lượng CBTT của các doanh nghiệp niêm yết là mức độ CBTT đầy đủ, trung thực, hợp lý, chính xác. Vì thế các cơ quan có thNm quyền cần phải xem xét xây dựng các chỉ tiêu đánh giá như các thang đo về mức độ CBTT chung để có thể so sánh đánh giá mức độ CBTT của từng doanh nghiệp cụ thể. Hoàn thiện các quy định về công bố thông tin bằng các văn bản hướng dẫn rõ ràng. Các quy định của Luật kế toán, Luật kiểm toán và các văn bản hướng dẫn dưới Luật cần phải được ban hành kịp thời và có hệ thống.

Ngoài ra, cần phải có những quy định chặt chẽ về công tác kiểm tra và xử lý các hành vi sai phạm. Hiện nay, thông tư 52/2012/TT-BTC đã có quy định rõ ràng về CBTT của các doanh nghiệp niêm yết. Nếu doanh nghiệp có vi phạm về CBTT sẽ bị xử lý theo quy định và điều này cũng được quy định rõ trong quyết định 85/2010/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều doanh nghiệp niêm yết hiện nay CBTT chậm hoặc mức độ CBTT còn hạn chế. Nguyên nhân chính về thực trạng này là do công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về CBTT chưa triệt để. Vì vậy các cơ quan quản lý có liên quan cần tăng cường các quy định và thực hiện nghiêm hơn nữa các biện pháp chế tài xử phạt vi phạm CBTT của các doanh nghiệp niêm yết. Đồng thời, các cơ quan này cần tăng cường giám sát chặt chẽ những doanh nghiệp thường xuyên vi phạm về CBTT để đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển một cách lành mạnh, bền vững, đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia.

5.1.3.2 Qun lý vic tuân th các quy định v qun tr công ty

Thông tư 121/2012/TT-BTC về quản trị công ty có quy định về cơ cấu thành viên HĐQT. Theo đó, trong một doanh nghiệp, tối thiểu 1/3 số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập. Tuy nhiên, theo thống kê trong quá trình thu thập thông tin, chỉ có gần 27% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát đạt yêu cầu này. Điều này chứng tỏ việc xử phạt vi phạm về quy định này chưa được thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, các cơ quan nhà nước cần có sự tăng cường và thực hiện nghiêm hơn nữa các biện pháp chế tài xử phạt vi phạm về quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết nhằm tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển tốt hơn.

5.1.3.3 Tăng cường cht lượng kim soát ni b và kim toán độc lp

Theo lý thuyết đại diện, Ban kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý. Tuy nhiên trong doanh nghiệp, vị trí của bộ phận này vẫn chưa cao. Cần có những văn bản quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm soát, về tách biệt giữa thành viên Ban kiểm soát với các thành viên Ban giám đốc, ban hành quy trình điều phối hoạt động và thực hành chức năng của Ban kiểm soát.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chủ thể kiểm toán có ảnh hưởng nhất định đến mức độ CBTT trong BCTC. Đó cũng chính là lời cảnh báo về mặt bằng kiểm toán trong nước còn nhiều vấn đề đáng lưu tâm. Do đó, cần tăng cường và hoàn chỉnh khung pháp lý để kiểm soát công tác kế toán, kiểm toán. Hiện nay, được ủy quyền từ Bộ Tài chính, VACPA thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán hàng năm nhưng phạm vi thanh tra vẫn còn giới hạn. Ngoài ra, cũng cần bổ sung một số quy định để nâng cao chất lượng kiểm toán. Song song với vấn đề này, cần phải có những giải pháp khuyến khích, trợ giúp các công ty kiểm toán như đào tạo con người và xây dựng tài liệu hướng dẫn.

5.2 Hn chế ca đề tài và hướng nghiên cu tiếp theo

Nghiên cứu này có những hạn chế nhất định về phạm vi và thời gian. Mức độ CBTT trong BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM được tác giả nghiên cứu với các dữ liệu thu thập được trong năm tài chính 2013 và chỉ hạn chế trong 100 mẫu. Các nghiên cứu khác có thể nghiên cứu với phạm vi rộng hơn và sử dụng chuỗi thời gian liên tục để đánh giá mức độ CBTT của các doanh nghiệp.

Mẫu trong nghiên cứu không xét đến các công ty tài chính vì những đặc thù riêng của loại hình này. Mẫu nghiên cứu trong các nghiên cứu khác có thể mở rộng thêm đến những công ty tài chính.

Nghiên cứu chỉ tiến hành phân tích mức độ CBTT trong phạm vi số lượng, các nghiên cứu tiếp theo có thểđo lường mức độ CBTT trong phạm vi chất lượng hoặc xét trên nhiều khía cạnh tính chất của thông tin công bố cả về số lượng lẫn chất lượng.

Nghiên cứu chưa tách biệt giữa các thông tin công bố bắt buộc và thông tin công bố tự nguyện. Do đó, người đọc không phân biệt được đâu là tính chất bắt buộc, đâu là tính chất tự nguyện trong các chỉ số CBTT được đưa ra. Nghiên cứu tiếp theo có thể phát triển theo hướng đi sâu vào chỉ số công bố, tách biệt giữa công bố bắt buộc và công bố tự nguyện nhằm làm cho số liệu phân tích rõ ràng hơn.

Hạn chế cuối cùng liên quan đến phạm vi thu thập dữ liệu về chỉ số CBTT. Nghiên cứu này chỉ đánh giá mức độ CBTT trên BCTC mà không thu thập trên các kênh khác như website, ấn phNm của công ty hay thời báo kinh tế … Các nghiên cứu sau có thể mở rộng phạm vi thu thập dữ liệu không chỉ trên BCTC mà còn trên các kênh thông tin khác.

Kết lun chương 5:

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề ra một số kiến nghị với các doanh nghiệp niêm yết, các cơ quan nhà nước và các nhà đầu tư có liên quan nhằm nâng cao mức độ

CBTT của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển một cách lành mạnh, bền vững, đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia.

Các doanh nghiệp có thể cải thiện mức độ CBTT của mình để tăng niềm tin của các nhà đầu tư dựa vào mối quan hệ giữa Mức độ CBTT và các nhân tố Quy mô doanh nghiệp, Chủ thể kiểm toán, Thành phần HĐQT, Thời gian hoạt động, Khả năng thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dnch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)