Lý thuyết tính hợp pháp cho rằng không thể nghiên cứu các vấn đề về kinh tế mà không xem xét đến các yếu tố luật pháp, xã hội. Khái niệm về tính hợp pháp xuất phát từ khái niệm hợp đồng xã hội, nơi mà một tổ chức có nguồn gốc hợp pháp từ các hợp đồng giữa nó và xã hội. Lý thuyết tính hợp pháp giảđịnh rằng một tổ chức cần hoạt động trong định mức, tiêu chuNn đã xác định giữa các tổ chức và xã hội. Do đó, tổ chức này luôn luôn cố gắng để tìm kiếm sự hợp pháp. Khi một tổ chức cảm thấy rằng tính hợp pháp của nó đang bị đe doạ, nó sẽ theo đuổi một số chiến lược để giữ lại tính hợp pháp này. Theo lý thuyết này, các doanh nghiệp lớn có xu hướng CBTT nhiều hơn và xem nó như là công cụ để giảm thiểu những áp lực từ các quy định của chính phủ.
Lý thuyết hợp pháp lý giải vì sao một tổ chức phải CBTT. Sản phNm của quá trình trao đổi của công ty và xã hội là báo cáo của công ty. Vì vậy, công cụđểđối phó với nhu cầu của xã hội là việc CBTT. Các công ty, đặc biệt là các công ty lớn, đang cố gắng đưa các thông điệp đến các bên có liên quan rằng công ty đang phù hợp với mong đợi của họ và thuyết phục họ về hoạt động của công ty để duy trì tính hợp pháp đang có.
Tóm lại, những lý thuyết trên đã giải thích được sựảnh hưởng của các yếu tố: Quy mô doanh nghiệp, Thời gian hoạt động của doanh nghiệp, Thành phần HĐQT, Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài, Chủ thể kiểm toán, Tài sản cố định, Khả năng sinh lời, Khả năng thanh toán đến mức độ CBTT và sự cần thiết phải CBTT. Tuy nhiên, các lý thuyết chỉ giải thích được một cách chung chung. Do đó, để nhận diện chính xác mức độ ảnh hưởng như thế nào của các yếu tố đó thì cần phải có nghiên cứu bằng định lượng.
2.3 Các yếu tốảnh hưởng đến mức độ CBTT
Thông qua việc phân tích các mối quan hệ tương tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp kết hợp với các lý thuyết dựđoán để giải thích về chiều hướng tác động của các yếu tốảnh hưởng, nghiên cứu tập trung vào việc nhận diện các yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ công bố. Quá trình này được thực hiện thông qua việc tổng hợp từ các nghiên cứu trước để xem các yếu tố nào thực sự có ảnh hưởng đến mức độ CBTT, sau đó phân tích các lý thuyết công bố và phán đoán số yếu tố cũng như chiều ảnh hưởng của nó đến mức độ CBTT của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp khi CBTT phải trình bày và công bố những thông tin theo quy định được hướng dẫn trong các văn bản có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật kế toán, ChuNn mực kế toán, Luật chứng khoán và các thông tư văn bản hướng dẫn khác,… Do CBTT là bắt buộc nên doanh nghiệp phải tuân thủ theo cách lập, trình bày và công bố. Tuy vậy, thông tin được công bố của một số doanh nghiệp vẫn chưa đầy đủ, công khai và minh bạch theo yêu cầu. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu xem yếu tố nào đã ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các yếu tố có liên quan đến Quy mô doanh nghiệp, Thời gian hoạt động của doanh nghiệp, Thành phần HĐQT, Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài, Chủ thể kiểm toán, Tài sản cố định, Khả năng sinh lời, Khả năng thanh toán đều có ảnh hưởng đến mức độ CBTT của doanh nghiệp.
2.3.1 Quy mô doanh nghiệp:
Quy mô doanh nghiệp được đánh giá qua các chỉ tiêu như tổng tài sản, tổng nguồn vốn, doanh thu thuần hay tổng số lao động của doanh nghiệp. Theo lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí chính trị, lý thuyết tính hợp pháp và các nghiên cứu trước đây thì Quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Điều này được giải thích như sau: phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp lớn thường đa dạng hơn về sản phNm và phạm vi địa lý so với các doanh nghiệp nhỏ. Do đó, quản trị ở đơn vị trung tâm của công ty cần có một hệ thống thông tin đầy đủ, chi tiết đểđưa ra các quyết định quản lý và kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy các doanh nghiệp lớn thường có đủ nguồn lực và chuyên môn cần thiết để đáp ứng việc CBTT. Theo lý thuyết đại diện thì có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và kiểm soát công ty và các vấn đề bất đối xứng thông tin từ các nhà quản lý và các cổđông đã xảy ra vấn đề chi phí đại diện. Do đó, ở các công ty lớn với số lượng cổđông nhiều, chi phí đại diện sẽ gia tăng vì các công ty có khuynh hướng nỗ lực hơn trong việc giám sát người quản lý. Để làm giảm chi phí này, các công ty có xu hướng CBTT ngày càng nhiều hơn. Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp lớn nhận thức rằng việc phát tín hiệu, công bố nhiều thông tin cho người sử dụng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn do đó sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu hơn. Hơn nữa, việc CBTT chi tiết có thể đưa các công ty nhỏ vào thế bất lợi so với các công ty lớn cùng ngành nghề. Lý thuyết chi phí chính trị chỉ ra rằng các doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ có chi phí chính trị ít hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn. Do đó, doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ càng công bố nhiều thông tin hơn để làm giảm chi phí chính trị và gia tăng sự tin cậy trên thị trường. Còn theo lý thuyết tính hợp pháp, các công ty lớn có xu hướng công bố nhiều thông tin hơn và sử dụng nó như là công cụđể làm giảm áp lực từ những quy định của chính phủ.
Nghiên cứu của Nandi và Ghosh (2012), nghiên cứu của Mohamed Moustafa Soliman (2013) đã cho thấy quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ đáng kể đến mức độ CBTT trong BCTC của các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân
(2013) đo lường Quy mô doanh nghiệp bằng Tổng Tài sản và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) đo lường Quy mô doanh nghiệp bằng cả hai chỉ tiêu là Tổng Tài sản và Tổng Doanh thu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ với mức độ CBTT.
2.3.2 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp:
Theo lý thuyết tín hiệu và các nghiên cứu trước thì thời gian hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Nhiều nghiên cứu trước đã cho rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa thời gian hoạt động của doanh nghiệp với mức độ CBTT. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng lâu thì việc lập và trình bày BCTC càng được cải thiện hơn vì chúng có nhiều điều kiện thực tế hơn cho quá trình báo cáo như bộ máy kế toán, khả năng áp dụng công nghệ thông tin… Các công ty có thời gian hoạt động lâu dài có nhiều thành tựu để báo cáo nhằm tăng danh tiếng của nó, còn các công ty có thời gian hoạt động còn ngắn chưa có nhiều danh tiếng trên thị trường nên việc công bố nhiều thông tin có thểảnh hưởng tiêu cực đến vị thế cạnh tranh của họ.
Owusu – Ansah (1998), Caferman và Cooke (2002) đã cho thấy rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động tích cực đến mức độ CBTT trong các nghiên cứu của mình. Ngược lại, nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013) lại không tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian hoạt động và mức độ CBTT. Hầu hết trong các nghiên cứu này, Thời gian hoạt động đều được tính từ lúc doanh nghiệp bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán đến thời điểm nghiên cứu.
2.3.3 Thành phần Hội đồng quản trị:
Yếu tố quan trọng của quản trị doanh nghiệp là vai trò của HĐQT trong việc giám sát hoạt động của nhà quản lý. Chức năng giám sát của HĐQT là cần thiết vì theo lý thuyết đại diện thì luôn có sự mâu thuẫn về lợi ích giữa một bên là các nhà đầu tư và một bên là các người quản lý. Tránh né, đặc quyền quá mức và các khoản đầu tư không tối ưu là những vấn đề hay gặp trong hành động lạm dụng chức quyền của các nhà
quản lý (Jensen và Meckling, 1976). Để làm giảm mâu thuẫn này, HĐQT sẽ thực hiện quyền lực của mình để theo dõi và kiểm soát quản lý.
Theo Yanesari (2012), nếu các thành viên HĐQT đều giữ quyền quản lý hoặc có mối quan hệ nhân thân, quyền sở hữu với công ty thì vai trò này sẽ bị hạn chế vì có khả năng các thành viên HĐQT sẽ quản lý hoạt động của công ty theo hướng có lợi cho mình mà không có lợi cho các cổđông khác. Do đó, luật về quản trị doanh nghiệp của các quốc gia thường có yêu cầu trong cơ cấu HĐQT công ty phải có ít nhất 1/3 các thành viên HĐQT là độc lập, không tham gia điều hành hoạt động công ty. Các thành viên này sẽ giám sát hoạt động của HĐQT, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn, giúp bảo vệ lợi ích chính đáng của các cổđông. Một công ty có tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập cao sẽ giám sát tốt hơn các hành vi của nhà quản lý và do đó cũng giảm bớt xung đột giữa nhà đầu tư và người quản lý. Để làm được điều này, các thành viên HĐQT độc lập có xu hướng khuyến khích và hỗ trợ CBTT nhiều hơn ra bên ngoài.
Các nghiên cứu trước đo lường yếu tố này bằng cách so sánh tỷ lệ giữa số thành viên HĐQT không điều hành với tổng số thành viên HĐQT. Mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ này được đưa ra bởi Chen và Jaggi (2000), Hanifa và Cooke (2002). Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề này của Barako (2007) lại cho ra kết quả ngược lại. Còn ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) lại cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành có ảnh hưởng không đáng kể đến mức độ CBTT.
2.3.4 Sở hữu cổđông nước ngoài:
Theo lý thuyết đại diện, có sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các cổ đông và nhà quản lý. Các cổ đông tăng cường giám sát các hành vi của người quản lý nhằm đảm bảo lợi ích của mình thông qua việc muốn biết nhiều hơn về thông tin doanh nghiệp. Các nhóm cổđông khác nhau có nhu cầu về các loại thông tin khác nhau như thông tin về dự báo, thông tin về lợi nhuận, thông tin về trách nhiệm xã hội. Do đó, các công ty có số lượng cổ đông lớn thì nhu cầu CBTT sẽ cao hơn. Đặc biệt, nhu cầu về thông tin
cũng sẽ cao hơn từ các cổ đông nước ngoài do sự tách biệt vềđịa lý giữa nhà quản lý và các cổđông nước ngoài.
Theo Sartawi và cộng sự (2012), quyền sở hữu là một biến quan trọng giải thích nhu cầu về thông tin dự kiến sẽ lớn hơn khi một tỷ lệ lớn cổ phiếu được sở hữu bởi các cổđông nước ngoài. Hơn nữa, nó phù hợp với lập luận rằng các công ty có xu hướng công bố thêm thông tin để hạn chế việc bất đối xứng thông tin để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có khả năng sử dụng quyền bỏ phiếu tán thành của mình để tác động đến vấn đề CBTT.
Yếu tố này được xác định trong các nghiên cứu trước bằng cách tính tỷ lệ của cổ đông nước ngoài so với cổ đông toàn doanh nghiệp. Khi nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết tại Malaysia, Hanifa và Cooke (2002) đã tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài và mức độ CBTT. Ngược lại, ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) lại cho ra kết quả là mối quan hệ ngược chiều.
2.3.5 Chủ thể kiểm toán:
Kiểm toán là một phần bắt buộc trong BCTC của các công ty niêm yết. Kiểm toán đảm bảo cho các báo cáo của các doanh nghiệp phù hợp với các quy định của luật pháp. Nó là yếu tố quan trọng đảm bảo tính trung thực và khách quan của các thông tin tài chính, làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư và quản lý kinh doanh. Để giảm thiểu các xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và các nhà đầu tư, lý thuyết đại diện cho rằng kiểm toán độc lập đóng một vai trò rất quan trọng. Công ty kiểm toán lớn hoạt động như một cơ chếđể làm giảm chi phí đại diện và phát huy nhiều hơn vai trò giám sát bằng cách hạn chế hành vi cơ hội của nhà quản lý (Jensen và Meckling, 1976).
Về quy mô, công ty kiểm toán được chia ra làm hai nhóm là nhóm các công ty kiểm toán lớn và nhóm các công ty kiểm toán nhỏ. Nhóm công ty kiểm toán lớn hay còn gọi là nhóm Big Four hiện nay, bao gồm bốn công ty là Deloitte Touche Tohmatsu
(Deloitte), Ernst and Young (E&Y), KPMG và Price Waterhouse Coopers (PWC). Các công ty kiểm toán còn lại được xếp vào các công ty kiểm toán nhỏ.
Thông thường trong các nghiên cứu trước, yếu tố này được xác định thông qua một biến giả. Người ta chia các công ty kiểm toán độc lập ra làm hai nhóm các công ty lớn và nhỏ. Bhayani (2012) cho rằng các công ty kiểm toán lớn quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ danh tiếng của mình do đó nó sẽ đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc kiểm toán báo cáo của các doanh nghiệp. Nếu có rủi ro xảy ra trong việc kiểm toán, các công ty kiểm toán lớn sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn các công ty kiểm toán nhỏ. Mặt khác các công ty kiểm toán nhỏ vì không có sức ảnh hưởng lớn đến mức độ CBTT của doanh nghiệp nên họ có xu hướng làm vừa lòng khách hàng hơn là đặt chất lượng CBTT lên hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp, việc lựa chọn các công ty kiểm toán lớn cũng là một cách để doanh nghiệp phát tín hiệu với các nhà đầu tư rằng nội dung của các thông tin mà họ cung cấp đảm bảo tính minh bạch, khách quan và trung thực. Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013) không tìm thấy mối liên hệ giữa chủ thể kiểm toán và mức độ CBTT.
2.3.6 Tài sản cốđịnh:
Tài sản cố định là tư liệu sản xuất có giá trị lớn và liên quan đến nhiều kỳ sản xuất kinh doanh. Theo thời gian thì giá trị của tài sản cốđịnh sẽ bị giảm dần thông qua việc trích khấu hao. Khấu hao chính xác là cơ sở cho việc tính toán tái sản xuất và tái đầu tư. Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp có giá trị tài sản cốđịnh lớn sẽ công bố nhiều thông tin hơn. Thông tin liên quan đến tài sản cốđịnh và khấu hao là rất cần thiết để các cổ đông phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cũng như phân tích được mức sinh lợi từ tài sản. Các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định lớn và hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao thì mức độ CBTT sẽ nhiều hơn. Do đó, có mối quan hệ cùng chiều giữa giá trị tài sản cốđịnh và mức độ CBTT.
Khi đề cập đến Tài sản cố định, các nghiên cứu trước đo lường theo tỷ suất sử dụng tài sản cốđịnh so với Tổng tài sản. Điều này đã được Phạm Thị Thu Đông (2013)
tìm thấy trong nghiên cứu của mình. Còn theo nghiên cứu của Lê Trường Vinh (2008) lại không tìm thấy mối liên hệ nào giữa yếu tố Tài sản cốđịnh và mức độ CBTT.
2.3.7 Khả năng sinh lời:
Khả năng sinh lời đo lường thành quả hoạt động của một doanh nghiệp. Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ muốn phát đi nhiều tín hiệu thông qua việc CBTT để phân biệt với các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp nhằm giúp gia tăng giá trị cổ phiếu của họ. Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động kém cũng sẽ CBTT