Sở hữu cổ đông nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dnch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 41 - 42)

Theo lý thuyết đại diện, có sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các cổ đông và nhà quản lý. Các cổ đông tăng cường giám sát các hành vi của người quản lý nhằm đảm bảo lợi ích của mình thông qua việc muốn biết nhiều hơn về thông tin doanh nghiệp. Các nhóm cổđông khác nhau có nhu cầu về các loại thông tin khác nhau như thông tin về dự báo, thông tin về lợi nhuận, thông tin về trách nhiệm xã hội. Do đó, các công ty có số lượng cổ đông lớn thì nhu cầu CBTT sẽ cao hơn. Đặc biệt, nhu cầu về thông tin

cũng sẽ cao hơn từ các cổ đông nước ngoài do sự tách biệt vềđịa lý giữa nhà quản lý và các cổđông nước ngoài.

Theo Sartawi và cộng sự (2012), quyền sở hữu là một biến quan trọng giải thích nhu cầu về thông tin dự kiến sẽ lớn hơn khi một tỷ lệ lớn cổ phiếu được sở hữu bởi các cổđông nước ngoài. Hơn nữa, nó phù hợp với lập luận rằng các công ty có xu hướng công bố thêm thông tin để hạn chế việc bất đối xứng thông tin để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có khả năng sử dụng quyền bỏ phiếu tán thành của mình để tác động đến vấn đề CBTT.

Yếu tố này được xác định trong các nghiên cứu trước bằng cách tính tỷ lệ của cổ đông nước ngoài so với cổ đông toàn doanh nghiệp. Khi nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết tại Malaysia, Hanifa và Cooke (2002) đã tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài và mức độ CBTT. Ngược lại, ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) lại cho ra kết quả là mối quan hệ ngược chiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dnch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 41 - 42)