Điển tích, điển cố trong hát trống quânở HưngYên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ca từ hát trống quân ở hưng yên trong môi trường diễn xướng dân gian (Trang 98 - 103)

7. Đóng góp của luận văn

3.4. Điển tích, điển cố trong hát trống quânở HưngYên

Bên cạnh lời ca mượn từ ca dao, hát đố, hát ví thì giống như những loại hình dân ca khác hát trống quân sử dụng cả điển tích, điển cố.Những điển tích, điển cố làm cho lời ca hát trống quân ở Hưng Yên cô đọng, hàm súc.Đồng thời sử dụng điển tích, điển cố cho thấy tầm hiểu biết sâu rộng của người hát trống quân. Qua khảo sát về việc sử dụng điển tích, điển cố trong hát trống quân của Hưng Yên chúng tôi đã tìm được nhiều câu như:

Châu Trần

“Đôi ta giữ trọn lời nguyền

Trai thanh gái lịch đẹp duyên Châu Trần”[3,tr.50]

“Hôm rày phượng mới gặp loan

Ước gì đây đấy Châu Trần ngân nga”[47,tr.72]

“Ai ngờ giữa hội trống quân

Bỗng đâu xui khiến Châu Trần tự nhiên”[47,tr.75]

Có khi người hát đã đảo ngữ điển tích trên mà thành:

“Ăn mừng sum họp đôi ta

Trần Châu, Hợp Phố một nhà chung vui”[3,tr.55]

Trong ca dao cũng có nhiều câu dùng điển tích Châu Trần và có khi tác giả dân gian cũng đảo hai từ này thật hay như:

“Kể từ khi mới gặp nàng

Cũng mong kết nghĩa đá vàng Trần Châu”

Trong Truyện Kiều có câu:

“Thực là tài tử giai nhân,

Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.”

Điển cố Châu Trần nói về Trung Quốc thời cổ ở huyện Phong thuộc Từ Châu có thôn Châu Trần. Trong thôn chỉ có hai họ Châu Trần đời đời kết hôn với nhau. Vì thế trong văn chương Châu Trần thành điển cố để nói về chuyện hôn nhân gắn bó, bền vững. Như vậy dùng điển cố này trong hát trống quân ở Hưng Yên thể hiện ước mong của người bình dân về cuộc sống lứa đôi thủy chung, bền chặt.

Tấn Tần

Trong trống quân ở Hưng Yên có những câu:

“Xin chàng chớ vội giận hờn

Thách vui nhau để giải cơn Tấn Tần”[3,tr.61]

“Đôi ta kẻ Tấn người Tần

Hẹn hò, hò hẹn mấy lần thấp cao”[60].

“ Trên trời có cả thần tiên

Có dây Tần Tấn xe duyên vợ chồng”[47,tr.171].

“Nữa là ta ở dưới trần

Trong ca dao có nhiều bài sử dụng điển tích này:

“Tình cờ bắt gặp nàng đây, Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần.

Để mà kết nghĩa tương thân,

Mai ngày chỉ Tấn, tơ Tần xe duyên”.

Tấn Tần (Tần Tấn) là hai nước thời Chiến Quốc. Do quan hệ chính trị, hai nước này thường gả con cái qua lại chonhau. Cũng nhờ vậy mà tình nghĩa giữa hai nước luôn hòa hảo trở thành gương sáng cho sự gắn bó của con người. Trong

văn học dân gian, văn học cổ điển hay sử dụng những cụm từ “chỉ Tấn, tơ Tần”

để chỉ mối duyên chồng vợ. Đó cũng là ước mong của trai gái hát trống quân về cái đích của tình yêu tươi đẹp.

Loan phượng

Trong ca dao có nhiều câu sử dụng hình ảnh loan phượng:

Bây giờ ta lại gặp ta,

Sẽ xin Nguyệt Lão, trăng già xe dây. Xe vào như gió, như mây,

Như chim loan phượng đậu cây ngô đồng” [49,tr.175]

Trong hát trống quân ở Hưng Yên chúng tôi sưu tầm được những câu:

“Mừng đàn ta lại mừng dây

Mừng chim loan phượng mừng cây ngô đồng Mừng người xứ bắc xứ đông

Mừng chim loan phượng ngô đồng sánh đôi” “Ước gì anh được vào phòng

“ Người về tôi những ngóng trông

Như loan ngóng phượng như rồng ngóng mây”[60]

Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loài linh vật. Loan là con mái, phượng là con trống. Trong văn thơ cổ và lời hát trống quân hình ảnh loan phụng (phượng) thể hiện rõ nhất cho sự gắn bó, hài hòa cân xứng của đôi lứa. Vì thế nên người ta mới dùng hình ảnh chim loan, chim phượng để chỉ cảnh sum vầy, hoà thuận và hạnh phúc của vợ chồng.

Tri âm

Ca dao có rất nhiều bài thể hiện tình cảm tri âm của con người:

“Hỡi người bạn cũ tri âm Đôi ta thương trộm nhớ thầm đã lâu”

“Ra đường gặp bạn tri âm

Lấy quạt che miệng cười thầm đôi ta”[49,tr.217]

Trong hát trống quân ở Hưng Yên có câu:

“Cùng ai kết tóc xe tơ

Hay còn giữ giá đợi chờ tri âm”[3,tr.54]

“Trầu này trầu quế trầu hồi

Trầu ăn nên nghĩa nên người tri âm”[60]

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, “tri âm” là người hiểu tiếng đàn của người khác, chỉ người bạn thấu hiểu lòng mình. “Tri âm” được rút ra từ ý nghĩa của câu chuyện về tình bạn của Bá Nha và Chung Tử Kỳ. Bá Nha hay Sở Bá Nha, họ Du tên Thụy, người nước Sở nhưng làm quan Thượng Đại Phu nước Tấn. Ông là một khách phong lưu văn mặc, có ngón đàn thất huyền cầm nổi tiếng đương thời. Tử Kỳ hay Chung Tử Kỳ, họ Chung tên Huy, nhà tại Tập Hiền Thôn gần núi Mã Yên cửa sông Hán Giang, là một danh sĩ ẩn dật làm nghề tiều phu để báo hiếu cha mẹ tuổi già nua. Tương truyền Bá Nha chơi đàn tuyệt hay, Chung

Tử Kỳ nghe đàn càng giỏi. Bá Nha chơi đàn, chí tại núi cao, Chung Tử Kỳ nói: “Hay thay! vời vợi tựa Thái Sơn”. Chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ nói: “Hay thay! mênh mang như sông nước”. Mỗi khúc nhạc vừa hoàn thành, Chung Tử Kỳ đều ngay lập tức nói được ý tứ mỗi bài.Từ đó hai người trở thành một cặp nhân sinh tri kỷ mà đời sau vẫn cangợi.Khi Tử Kỳ mất, Bá Nha tìm đến mộ Tử Kỳ, bày đồ tế lễ, sầu thảm khóc, gảy một bản nhạc ai điếu.Đàn xong, ông đập đàn vào đá, thề trọn đời không đàn nữa vì biết mình từ nay vĩnh viễn không còn bạn tri âm.

Từ câu chuyện của người xưa “tri âm” được dùng để chỉ những người bạn thân thiết, thấu hiểu tấm lòng nhau. Trong lời ca hát trống quân ở Hưng Yên và một số nơi khác từ “tri âm” thể hiện tình cảm của trai gái thấu hiểu tâm tình của nhau. Họđồng lòng để đi đếnmối lương duyên tốt đẹp.Đây cũng là quan niệm tình yêu rất bình dị mà sâu sắc của người bình dân.Tình yêu phải được tạo nên từ sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu của hai tâm hồn thì nó mới bền chặt, dài lâu.

Sông Ngân, cầu Ô Thước

Ca dao có nhiều câu nhắc đến hình ảnh cầu Ô Thước:

“Đôi ta tạc lấy chữ đồng

Ngày nào Ô Thước bắt xong nhịp cầu Để mà kết nghĩa Trần Châu

Để mà ăn ở bền lâu một nhà”[49,tr.174]

Trong hát trống quân ở Hưng Yên chúng tôi cũng tìm thấy có những câu:

“Sông Ngân bắc nhịp cầu Ô

Thiên duyên cũng phải xe tơ chỉ hồng”[3,tr.44]

“Sông Ngân Ô Thước bắc cầu

Bàn về điển tích này có câu chuyện kể rằng:Theo sách “Kinh Sở tuế thời ký” của Tống Lẫm thời Nam Bắc Triều (420-589), Chức Nữ (ả Chức) là tiên trên Trời, làm nghề dệt vải rất siêng năng, yêu chàng Khiên Ngưu (chàng Ngâu) làm nghề chăn trâu. Vì vợ chồng quá âu yếm nhau, bỏ bê cả việc làm, không giữ đúng phép Trời, Trời phạt đem đày mỗi người một bên sông Ngân (tức giải Ngân Hà). Mỗi năm Trời chỉ cho phép 2 vợ chồng gặp nhau một lần vào đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch (thất tịch). Để cho hai người được gặp nhau, Trời sai chim quạ (ô) và chim khách (thước) vác đá lấp sông Ngân tạo thành cái cầu gọi là cầu Ô Thước. Điển tích “cầu Ô Thước” tạo nên một biểu tượng của tình yêu. Trong lời hát trống quân ở Hưng Yên cầu Ô Thước dùng để chỉ ước mong lứa đôi đoàn tụ, nhiều câu gợi ra nỗi ai oán xót xa khi phải chia lìa, chưa tìm cách nào nối lại nhịp cầu tình yêu.

Trên đây chúng tôi đi tìm hiểu một số điển tích, điển cố trong lời ca trống quân ở Hưng Yên.Ngoài những điển tích, điển cố trên, hát trống quân ở Hưng Yên còn nhiều điển tích, điển cố khác.Như vậy cùng với thể thơ, ngôn ngữ và kết cấu việc sử dụng điển tích, điển cố góp phần không nhỏ trong việc diễn đạt nội dung của lời ca hát trống quân ở Hưng Yên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ca từ hát trống quân ở hưng yên trong môi trường diễn xướng dân gian (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)